Đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông, phòng chống cháy nổ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý lễ hội truyền thống ở thành phố cao lãnh đồng tháp (Trang 77 - 80)

8. Cấu trúc đề tài

2.2.4.3. Đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông, phòng chống cháy nổ

Công tác đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông và phòng chống cháy nổ

trong các lễ hội truyền thống được giao trách nhiệm chủ yếu cho Công an và Ban chỉ huy quân sự các xã/phường, nếu một số lễ hội được tổ chức quy mô Thành phố

thì giao cho Công an và Quân sự Thành phố phối hợp các ngành liên quan xây dựng phương án đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông, phòng chống cháy nổ khi diễn ra lễ hội. Nếu tính riêng lễ hội truyền thống cấp Thành phốđền thờ ông bà Đỗ

Công Tường năm 2014 số lượng cán bộ chiến sĩ, dân quân tham gia bảo vệ có đến 310 đồng chí.

Để đảm bảo an toàn, an ninh trật tự, hàng năm trước, trong và sau mùa lễ hội, Công an và Quân sự xã/phường tăng cường, đẩy mạnh các biện pháp kiểm soát nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn các hoạt động gây mất an ninh trật tự như: trộm cắp, cướp giật, say sỉn, đánh nhau, tổ chức các trò chơi trá hình mang tính cờ bạc, mê tín dị đoan… Đồng thời, tổ chức lực lượng giám sát, hướng dẫn các hoạt động tôn giáo thực hiện theo đúng quy định.

Vềđảm bảo an toàn giao thông, Công an Thành phố bố trí cán bộ trực chốt, tổ

chức phân luồng, hạn chế ùn tắc giao thông các tuyến giao thông xung quanh khu vực di tích có lễ hội, tổ chức tuần tra, kiểm soát tại các nút giao thông trọng điểm.

68

Đồng thời, đặt các biển chỉ dẫn, biển báo tại các nút giao thông, các biển báo khu vực hành lễ, nhất là trong các lễ hội truyền thống có chương trình Nghi sắc Thần quanh các đường phố luôn đảm bảo nghi thức được diễn ra tự nhiên lại vừa không

ảnh hưởng tới giao thông trên các tuyến đường đoàn Nghinh sắc đi qua… để tạo

điều kiện thuận lợi cho Ban tổ chức lễ hội và đông đảo mọi tầng lớp người dân tham dự lễ hội. Thực hiện sắp xếp, trông giữ các phương tiện giao thông đảm bảo an toàn tránh thất thoát về tài sản của người dân tham dự lễ hội.

Về phòng chống chảy nổ, ngay từđầu năm Phòng Cảnh sát PCCC đã phối hợp Phòng VHTT triển khai kế hoạch đảm bảo phòng cháy chữa cháy tại các di tích tổ

chức lễ hội, trong đó đặc biệt nhắc nhở việc thắp hương; vận động, hướng dẫn nhân dân phát hiện và thu hồi vũ khí, vật liệu có khả năng gây nổ nhằm ngăn ngừa tội phạm và các vụ nổ xảy ra; chủđộng xây dựng phương án khi xảy ra cháy, nổ. Đồng thời, tại các lễ hội, UBND xã/phường, Thành phố đều giao nhiệm vụ cho Trạm y tế

bố trí lực lượng y tế, xe cứu thương để kịp thời cấp cứu khi xảy ra sự cố thương tích trong thời gian diễn ra lễ hội. Nhìn chung trong những năm vừa qua tình hình an ninh trật tự, an toàn giao thông, phòng chống cháy nổ trong các dịp lễ hội trên địa bàn thành phố Cao Lãnh thực hiện tốt không có tình huống nào vi phạm quá mức diễn ra.

2.2.5. Công tác thanh tra, kim tra, x lý vi phm và khen thưởng

Bất cứ hoạt động văn hóa xã hội nào không chỉ riêng vì lễ hội kết quả sẽ rất thấp thậm chí đi ngược lại mong đợi nếu việc triển khai thực hiện mà thiếu khâu kiểm tra đánh giá. Vì vậy hàng năm, UBND thành phố Cao Lãnh thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành thành phố gồm: Phòng VHTT làm trưởng đoàn, thành viên là các đại diện các đơn vị: phòng Kinh tế, Y tế, Nội vụ, Công an, Quân sự, Cảnh sát PCCC, Ban quản lý công trình công cộng, Đội quản lý thị trường… tổ chức thanh tra, kiểm tra thường xuyên theo định kỳ theo kế hoạch vào các dịp diễn ra lễ hội,

đồng thời đột xuất kiểm tra các di tích các lễ hội để kịp thời phát hiện để chấn chỉnh, xử lý vi phạm theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các sai phạm trong tổ chức, hoạt động trong lễ hội theo quy định của pháp luật.

69

Quá trình kiểm tra, các hiện tượng tiêu cực chủ yếu tập trung tại một số đối tượng có hành vi trộm cắp, tổ chức cờ bạc trá hình bằng các trò vui chơi có thưởng, các đồ chơi bạo lực cho trẻ em, việc bán các ấn phẩm đòi trụy, phản động hay các hoạt động có tính chất mê tín dị đoan… Hầu hết các hiện tượng tiêu cực này đã

được kịp thời phát hiện và xử lý, có thể nói trong những năm gần đây đã giảm hẳn,

đặc biệt tình trạng trộm cắp, cướp giật hầu nhưđược đảm bảo, không còn phổ biến người ăn xin, lang thang tại di tích, không có các cơ sở bày bán đồ chơi trẻ em bạo lực, nguy hiểm… Đồng thời, qua kiểm tra, đã kịp thời phát hiện và xử phạt vi phạm bằng cách tịch thu hoặc không cho bày bán đối với nhiều gian hàng kinh doanh dịch vụ ăn uống. Theo báo cáo của Phòng VHTT về lễ hội ông bà Đỗ Công Tường thì nhờ làm tốt công tác này năm 2014 ở lễ hội ông bà Đỗ Công Tường công tác kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm kiểm tra các bếp ăn của đền thờ và các quán ăn xung quanh đền thờ phát hiện một số sản phẩm thực phẩm hết hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc và yêu cầu hủy không được sử dụng như: 07 thùng Mirinda mỗi thùng 24 lon (HSD: 04/11/2013), 10 thùng 7up mỗi thùng 12 lon (HSD: 05/12/2013), 02 thùng Pepsi mỗi thùng 12 lon (HSD: 10/12/2013), khoảng 15 kg bánh ngọt không có nguồn gốc rõ ràng, 04 lốc nước uống đóng chai MIDO mỗi lốc 12 chai 330 ml, hạn sử dụng ngày 28/12/2013, khoảng 05 kg bánh ngọt không rõ nguồn gốc ngày sản xuất, hạn sử dụng…

Về xử lý vi phạm, căn cứ Điều 18 Chương III Quy chế tổ chức lễ hội năm 2001 quy định, tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính hoặc bị

truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. Các vi phạm hành chính về hoạt động văn hoá, sẽ bị xử phạt theo Nghị định số 75/2010/NĐ-CP ngày 12/7/2010 của Chính phủ (từ Điều 18 - Điều 20) về quy định xử phạt hành chính trong hoạt động văn hóa. Các lĩnh vực vi phạm khác liên quan sẽ bị xử lý theo luật chuyên ngành.

Cùng với công tác kiểm tra xử lý nghiêm các vụ việc, hình thức vi phạm như

trên thì công tác khen thưởng những các nhân, tập thể có thành tích tốt trong công tác bảo vệ di tích, đảm bảo an ninh trật tự, phát huy giá trị lễ hội truyền thống ở

70

thành phố Cao Lãnh cũng được trú trọng thực hiện Quy chế thi đua, khen thưởng do UBND Thành phố ban hành và quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thi

đua khen thưởng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý lễ hội truyền thống ở thành phố cao lãnh đồng tháp (Trang 77 - 80)