Quản lý các hoạt động dịch vụ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý lễ hội truyền thống ở thành phố cao lãnh đồng tháp (Trang 74)

8. Cấu trúc đề tài

2.2.4.1. Quản lý các hoạt động dịch vụ

Trong công tác tổ chức lễ hộihoạt động dịch vụ phục vụ lễ hội là hoạt động không thể thiếu tại các lễ hội, bao gồm: các nhà hàng, quầy hàng kinh doanh dịch vụăn uống, các quầy hàng phục vụăn uống miễn phí, nhà hàng đặc sản địa phương, quầy bán hàng lưu niệm, phục vụ sắm lễ, khu vui chơi giải trí, chụp ảnh, trông giữ

phương tiện giao thông… Chính vì vậy, quản lý hoạt động dịch vụ phục vụ du khách tại các lễ hội truyền thống trên địa bàn luôn được các cấp xã/phường và Thành phố quan tâm, đặc biệt là tại những lễ hội quy mô lớn như: lễ hội đền thờ

Nguyễn Văn Linh, lễ hội đền thờ ông bà Đỗ Công Tường…

Để đảm bảo việc quản lý hoạt động dịch vụ hiệu quả, phù hợp với đặc điểm tình hình của mỗi địa phương, Thành phố giao UBND xã/phường hoàn toàn trách

65

nhiệm việc giải tỏa mặt bằng, phân bố vị trí các hoạt động dịch vụ phù hợp các khu vực tại di tích; trước khi bàn giao lại cho các cá nhân/đơn vị tổ chức hoạt động dịch vụ thực hiện ký cam kết về việc thực hiện các hoạt động dịch vụ theo quy định Nhà nước và các quy định do Ban tổ chức lễ hội ban hành.

Đối với các cơ sở kinh doanh nhà hàng đặc sản, dịch vụ ăn uống gần khu di tích đều phải có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, tiến hành chỉnh trang đảm bảo tính mỹ quan đô thị, các chổ nấu ăn và khu vực phục vụ ăn uống miễn phí của Ban tổ chức lễ hội phải được bố trí khu vực riêng, rọn ràng sạch sẽ, đồng thời nhờ

các ngành chức năng phối hợp kiểm tra các nguồn thực phẩm do người dân hiến tặng phục vụ lễ hội để đảm bảo vệ sinh an toàn thực thẩm và sức khỏe cho người tham gia lễ hội.

Do tới dịp lễ hội lượng khách thập phương đến lễ hội rất đông nên việc tổ

chức trông giữ các phương tiện giao thông được giao cho đội tự quản dân phòng của xã/phường hoặc các tổ dân phố tuỳ theo từng lễ hội (hoặc cá nhân, tổ chức bên ngoài có nhu cầu đấu thầu nhưng phải niêm yết giá và thực hiện các quy định của

địa phương và Ban tổ chức lễ hội). Các bãi trông giữ phương tiện đều được bố trí theo chỉđạo của UBND xã/phường, không để các hộ dân mở các điểm trông xe tự

phát; phải công khai giá và thu tiền theo đúng giá niêm yết được UBND Thành phố

quy định về giá cả các phương tiện giao thông. Đối với một số lễ hội, Ban tổ chức lại không thu tiền trông giữ phương tiện giao thông, mà trích một phần kinh phí thu

được từ nguồn công đức để bồi dưỡng cho những người tham gia trông giữ phương tiện giao thông, nhằm tránh tình trạng thu tiền không đúng giá quy định, đây có thể

cũng là cách làm hợp lý nhưng chỉ phù hợp với các di tích lớn có nguồn thu ổn định. Bên cạnh đó, UBND Thành phố khuyến khích việc trưng bày, bán các sản phẩm địa phương nhằm quảng bá hình ảnh, con người Đồng Tháp với nhân dân và khách thập phương: Xoài (Thành phố Cao Lãnh), Mận Hòa An (xã Hòa An, thành phố Cao lãnh), Nhãn IDOR (xã Tân Thuận Đông, thành phố Cao Lãnh), các sản phẩm đặc sản của Đồng Tháp như: Mắm Gáo Giồng, các loại khô cá, đặc biệt là khô

66

nháy (vũ nữ chân dài), Bánh phồng tôm Sa Giang… Đây là những sản phẩm mang

đậm nét truyền thống kết tinh từ bàn tay khéo léo của người dân địa phương. 2.2.4.2. Công tác đảm bảo vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm Như phần trên đã nói vấn đề vệ sinh môi trường, cảnh quan đô thị, an toàn vệ

sinh thực phẩm luôn được các ngành chức năng quan tâm quản lý. Thực hiện chỉ đạo của Thành uỷ, UBND thành phố Cao Lãnh, công tác đảm bảo vệ sinh an toàn trên địa bàn thành phố được triển khai thống nhất từ việc tổ chức tuyên truyền, tập huấn nghiệp vụ, cấp phép, kiểm tra, ký kết đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm… cho các hộ kinh doanh, các tiểu ban hậu cần phục vụ ăn uống miễn phí của lễ hội.

Đặc biệt, việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong tổ chức lễ hội là vấn đề nổi cộm, được ngành y tế hết sức chú trọng.

Hàng năm, trước mùa lễ hội, phòng y tế và trung tâm y tế dự phòng Thành phố đều có văn bản chỉ đạo công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; trong mùa lễ

hội, phối hợp với UBND các xã/phường và một số đơn vị chức năng nhưđội quản lý thị trường, công an tiến hành kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm tại các nhà hàng xung quanh di tích có lễ hội, kiểm tra các quầy hàng kinh doanh dịch vụăn uống tại khu vực di tích, tổ chức ký cam kết về nguồn gốc chất lượng, quy trình chế biến

đảm bảo quy định về y tế.

Đối với việc tổ chức phục vụăn uống trong di tích vào dịp lễ hội Ban Tổ chức lễ hội và những người tham gia lễ hội, UBND Thành phố yêu cầu Ban tổ chức lễ

hội báo cáo bộ phận hậu cần phục vụ ăn uống phải có kế hoạch cụ thể về số lượng bàn, các món ăn, thời gian ăn uống, nguồn gốc mua bán thực phẩm nhằm đảm bảo không ăn uống tràn lan và mất vệ sinh an toàn thực phẩm.

Về công tác đảm bảo vệ sinh môi trường, UBND Thành phố chỉđạo phòng Tài nguyên và môi trường, Phòng VHTT phối hợp với Ban quản lý công trình công cộng thành lập tổ công tác và chủđộng phối hợp với các di tích có lễ hội tăng cường ánh sáng công cộng phục vụ lễ hội, bố trí thêm thùng rác tại các di tích trong những ngày diễn ra lễ hội nhưng có khi không đáp ứng đủ vào giờ cao điểm nhất là sau các

67

chương trình văn nghệ lượng rác thác thải túi nilon, ly nhựa do nhân dân địa phương và du khách bỏ lại rất nhiều nên thường tăng cường công nhân phục vụ việc thu gom, quét rửa đường và vận chuyển rác vào ban đêm, không để tình trạng rác thải tồn đọng gây ô nhiễm và mất mỹ quan tại di tích, lễ hội. Đối với một số lễ hội lớn (Đỗ Công Tường, Nguyễn Văn Linh), bố trí một số điểm nhà vệ sinh công cộng để phục vụ

khách thập phương. Đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền trên hệ thống đài truyền thanh xã/phường và tại nội quy tham quan di tích về việc thực hiện nếp sống văn hoá – văn minh đô thị, trong đó chú trọng hành vi ứng xử văn hoá, không xả rác thải bừa bãi, ăn mặc trang phục lịch sự phù hợp khi đến các Di tích LSVH, thực hiện các quy định của Ban quản lý di tích, ban tổ chức lễ hội về việc thắp hương, bày lễ…

2.2.4.3. Đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông, phòng chống cháy nổ

Công tác đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông và phòng chống cháy nổ

trong các lễ hội truyền thống được giao trách nhiệm chủ yếu cho Công an và Ban chỉ huy quân sự các xã/phường, nếu một số lễ hội được tổ chức quy mô Thành phố

thì giao cho Công an và Quân sự Thành phố phối hợp các ngành liên quan xây dựng phương án đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông, phòng chống cháy nổ khi diễn ra lễ hội. Nếu tính riêng lễ hội truyền thống cấp Thành phốđền thờ ông bà Đỗ

Công Tường năm 2014 số lượng cán bộ chiến sĩ, dân quân tham gia bảo vệ có đến 310 đồng chí.

Để đảm bảo an toàn, an ninh trật tự, hàng năm trước, trong và sau mùa lễ hội, Công an và Quân sự xã/phường tăng cường, đẩy mạnh các biện pháp kiểm soát nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn các hoạt động gây mất an ninh trật tự như: trộm cắp, cướp giật, say sỉn, đánh nhau, tổ chức các trò chơi trá hình mang tính cờ bạc, mê tín dị đoan… Đồng thời, tổ chức lực lượng giám sát, hướng dẫn các hoạt động tôn giáo thực hiện theo đúng quy định.

Vềđảm bảo an toàn giao thông, Công an Thành phố bố trí cán bộ trực chốt, tổ

chức phân luồng, hạn chế ùn tắc giao thông các tuyến giao thông xung quanh khu vực di tích có lễ hội, tổ chức tuần tra, kiểm soát tại các nút giao thông trọng điểm.

68

Đồng thời, đặt các biển chỉ dẫn, biển báo tại các nút giao thông, các biển báo khu vực hành lễ, nhất là trong các lễ hội truyền thống có chương trình Nghi sắc Thần quanh các đường phố luôn đảm bảo nghi thức được diễn ra tự nhiên lại vừa không

ảnh hưởng tới giao thông trên các tuyến đường đoàn Nghinh sắc đi qua… để tạo

điều kiện thuận lợi cho Ban tổ chức lễ hội và đông đảo mọi tầng lớp người dân tham dự lễ hội. Thực hiện sắp xếp, trông giữ các phương tiện giao thông đảm bảo an toàn tránh thất thoát về tài sản của người dân tham dự lễ hội.

Về phòng chống chảy nổ, ngay từđầu năm Phòng Cảnh sát PCCC đã phối hợp Phòng VHTT triển khai kế hoạch đảm bảo phòng cháy chữa cháy tại các di tích tổ

chức lễ hội, trong đó đặc biệt nhắc nhở việc thắp hương; vận động, hướng dẫn nhân dân phát hiện và thu hồi vũ khí, vật liệu có khả năng gây nổ nhằm ngăn ngừa tội phạm và các vụ nổ xảy ra; chủđộng xây dựng phương án khi xảy ra cháy, nổ. Đồng thời, tại các lễ hội, UBND xã/phường, Thành phố đều giao nhiệm vụ cho Trạm y tế

bố trí lực lượng y tế, xe cứu thương để kịp thời cấp cứu khi xảy ra sự cố thương tích trong thời gian diễn ra lễ hội. Nhìn chung trong những năm vừa qua tình hình an ninh trật tự, an toàn giao thông, phòng chống cháy nổ trong các dịp lễ hội trên địa bàn thành phố Cao Lãnh thực hiện tốt không có tình huống nào vi phạm quá mức diễn ra.

2.2.5. Công tác thanh tra, kim tra, x lý vi phm và khen thưởng

Bất cứ hoạt động văn hóa xã hội nào không chỉ riêng vì lễ hội kết quả sẽ rất thấp thậm chí đi ngược lại mong đợi nếu việc triển khai thực hiện mà thiếu khâu kiểm tra đánh giá. Vì vậy hàng năm, UBND thành phố Cao Lãnh thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành thành phố gồm: Phòng VHTT làm trưởng đoàn, thành viên là các đại diện các đơn vị: phòng Kinh tế, Y tế, Nội vụ, Công an, Quân sự, Cảnh sát PCCC, Ban quản lý công trình công cộng, Đội quản lý thị trường… tổ chức thanh tra, kiểm tra thường xuyên theo định kỳ theo kế hoạch vào các dịp diễn ra lễ hội,

đồng thời đột xuất kiểm tra các di tích các lễ hội để kịp thời phát hiện để chấn chỉnh, xử lý vi phạm theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các sai phạm trong tổ chức, hoạt động trong lễ hội theo quy định của pháp luật.

69

Quá trình kiểm tra, các hiện tượng tiêu cực chủ yếu tập trung tại một số đối tượng có hành vi trộm cắp, tổ chức cờ bạc trá hình bằng các trò vui chơi có thưởng, các đồ chơi bạo lực cho trẻ em, việc bán các ấn phẩm đòi trụy, phản động hay các hoạt động có tính chất mê tín dị đoan… Hầu hết các hiện tượng tiêu cực này đã

được kịp thời phát hiện và xử lý, có thể nói trong những năm gần đây đã giảm hẳn,

đặc biệt tình trạng trộm cắp, cướp giật hầu nhưđược đảm bảo, không còn phổ biến người ăn xin, lang thang tại di tích, không có các cơ sở bày bán đồ chơi trẻ em bạo lực, nguy hiểm… Đồng thời, qua kiểm tra, đã kịp thời phát hiện và xử phạt vi phạm bằng cách tịch thu hoặc không cho bày bán đối với nhiều gian hàng kinh doanh dịch vụ ăn uống. Theo báo cáo của Phòng VHTT về lễ hội ông bà Đỗ Công Tường thì nhờ làm tốt công tác này năm 2014 ở lễ hội ông bà Đỗ Công Tường công tác kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm kiểm tra các bếp ăn của đền thờ và các quán ăn xung quanh đền thờ phát hiện một số sản phẩm thực phẩm hết hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc và yêu cầu hủy không được sử dụng như: 07 thùng Mirinda mỗi thùng 24 lon (HSD: 04/11/2013), 10 thùng 7up mỗi thùng 12 lon (HSD: 05/12/2013), 02 thùng Pepsi mỗi thùng 12 lon (HSD: 10/12/2013), khoảng 15 kg bánh ngọt không có nguồn gốc rõ ràng, 04 lốc nước uống đóng chai MIDO mỗi lốc 12 chai 330 ml, hạn sử dụng ngày 28/12/2013, khoảng 05 kg bánh ngọt không rõ nguồn gốc ngày sản xuất, hạn sử dụng…

Về xử lý vi phạm, căn cứ Điều 18 Chương III Quy chế tổ chức lễ hội năm 2001 quy định, tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính hoặc bị

truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. Các vi phạm hành chính về hoạt động văn hoá, sẽ bị xử phạt theo Nghị định số 75/2010/NĐ-CP ngày 12/7/2010 của Chính phủ (từ Điều 18 - Điều 20) về quy định xử phạt hành chính trong hoạt động văn hóa. Các lĩnh vực vi phạm khác liên quan sẽ bị xử lý theo luật chuyên ngành.

Cùng với công tác kiểm tra xử lý nghiêm các vụ việc, hình thức vi phạm như

trên thì công tác khen thưởng những các nhân, tập thể có thành tích tốt trong công tác bảo vệ di tích, đảm bảo an ninh trật tự, phát huy giá trị lễ hội truyền thống ở

70

thành phố Cao Lãnh cũng được trú trọng thực hiện Quy chế thi đua, khen thưởng do UBND Thành phố ban hành và quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thi

đua khen thưởng.

2.2.6. Cng đồng trong t chc và qun lý l hi

2.2.6.1. Sự tham gia của cộng đồng trong tổ chức lễ hội

Như phần trên đã đề cập đến trong cơ chế quản lý lễ hội có sự tham gia của cộng đồng thì việc tổ chức lễ hội truyền thống có được thuận lợi hay không là nhờ

vào vai trò rất quan trọng của sự tham gia của cộng đồng nơi diễn ra lễ hội vào việc tổ

chức lễ hội truyền thống hàng năm. Sự tham gia tổ chức lễ hội của cộng đồng thể

hiện ở tất cả các khâu, các hoạt động. Có thể nói đây là một mô hình quản lý thuần túy do cộng đồng đảm trách rất thành công với mọi hoạt động lễ hội vận hành quy củ, hiệu quả, tạo được uy tín đối với chính quyền địa phương và khách hành hương.

Tiêu biểu nhất là các lễ hội cúng đình ở các xã/phường ở thành phố Cao Lãnh qua đi thực tế tác giả nhận thấy hầu hết các lễ hội điều có sự tham gia của các thành viên của cộng đồng một cách nhiệt tình, tự nguyện ngay từ những ngày trước khi diễn ra lễ hội những người đại diện sẽ họp bàn, phân công các công việc cần làm và từ những người này sẽ “rủ rê” thêm những người khác cùng tham gia một các vui vẻ, tự nguyện tạo nên hiệu ứng lan tỏa cả một vùng xung quanh di tích. Dễ dàng nhận thấy ở lễ hội truyền thống ai cũng có thể tham gia nếu có tinh thần không phân biệt già trẻ, trai gái, thành phần xã hội… Những bậc cao tuổi thì hướng dẫn các em, các cháu làm các công việc chuẩn bị cho đến chủ trì nghi lễ, các thanh niên trai tráng thì làm các công việc khuynh vác, leo trèo trang trí cho lễ hội, hỗ trợ các công việc nặng trong lễ hội; các bà, các chị thì cùng nhau đi chợ mua hoặc tiếp nhận các vật phẩm của mọi người mang lại hiến tặng để chuẩn bị thức cúng, chuẩn bị nấu ăn

để phục vụ người đi lễ hội... Các công việc trên hầu như không ai ra lệnh ai họ cùng nhau làm, ai thấy mình hỗ trợ khâu nào thì cứ làm và từđó có sự trao truyền giá trị

71

Theo ông thông tin Phạm Văn Thuận cung cấp: …Còn về chuyện ăn uống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý lễ hội truyền thống ở thành phố cao lãnh đồng tháp (Trang 74)