Định hướng các sản phẩm thuyết minh cho lễ hộ i

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý lễ hội truyền thống ở thành phố cao lãnh đồng tháp (Trang 102 - 103)

8. Cấu trúc đề tài

3.1.5. Định hướng các sản phẩm thuyết minh cho lễ hộ i

Quản lý lễ hội nhất định phải định hướng đến sản phẩm thuyết minh cho lễ

hội. Đó là ý nghĩa, nội dung và linh hồn sống của các lễ hội. Chúng ta đã không ít lần được nghe những than phiền rằng, người dân đi lễ hội mà không hiểu lễ hội đó có nội dung hay ý nghĩa gì. Quan điểm quản lý di sản nhấn mạnh rằng: Nội dung của các lễ hội truyền thống mang tính đa nghĩa, nhiều mục đích và không ổn định qua thời gian. Sản phẩm thuyết minh cho di sản phải phù hợp với những trải nghiệm và nhu cầu của du khách. Điều này đã được thấy trong nhiều lễ hội truyền thống ở

thành phố Cao Lãnh – Đồng Tháp. Chẳng hạn như ngoài truyền thuyết giả tích về

công đức hi sinh cho dân làng của ông bà Đỗ Công Tường được ghi chép lại thì ngày nay cũng có nhiều truyền miệng dân gian về sự linh ứng của ông bà trong nhiều hình thức ban phước khiến nhiều thành phần người dân đến với đền thờ và lễ

hội hơn, đặc biệt là đối với các trẻ nhỏ khó nuôi cha mẹ chúng thường có tục “ký bán” cho ông bà hay đi lễ hội thường dẫn theo trẻ em chui qua chui lại dưới bàn thờ

ông bà họ tin tưởng làm như thế trẻ con mau lớn, mạnh khỏe, học hành sáng suốt… Quan điểm quản lý di sản giúp chúng ta nhìn vào hiện tượng này một cách khách quan hơn bằng việc các di sản là những sản phẩm của quá khứđược lựa chọn qua lăng kính xã hội hiện tại, thậm chí được bồi đấp thêm đểđáp ứng nhu cầu của người dân hiện nay. Chính vì vậy việc thuyết minh di sản đôi khi sẽ thay đổi theo thời gian. Một sự tích khác sẽ được sáng tạo ra để đáp ứng với nhu cầu của xã hội hiện tại (có thể là do người dân hoặc những nhà lãnh đạo chính trị, văn hóa - xã hội). Ở

phương diện quản lý văn hóa, ngành VHTT cần chấp nhận những sự thay đổi này và coi đó như một lôgíc tất yếu của việc bảo tồn và phát huy giá trị DSVH.

Chúng ta thấy rằng, lễ hội truyền thống ở thành phố Cao Lãnh là nét sinh hoạt tâm linh; là dịp biểu dương sức mạnh của cộng đồng địa phương, đoàn kết cộng

đồng; là các sinh hoạt nghệ thuật, giải trí, thể thao; địa điểm hành hương, du lịch; là hội chợ trưng bày các sản phẩm địa phương và các vùng khác... Chính vì vậy, định hướng các sản phẩm thuyết minh cần phải thể hiện rõ những đặc điểm trên của lễ

93

phải gắn với các hoạt động tâm linh như những vật cầu may, xin lộc; là một địa

điểm hành hương, du lịch, lễ hội truyền thống phải chú trọng đến nhu cầu của người dân và du khách; là điểm sinh hoạt nghệ thuật, giải trí lễ hội truyền thống trú trọng loại hình và sự tham gia trải nghiệm của người dân, du khách; với tư cách là hội chợ

trưng bày các đặc sản địa phương, các sản phẩm địa phương phải được chọn lựa mang đặc trưng quê hương xứ sởđể giới thiệu với du khách….

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý lễ hội truyền thống ở thành phố cao lãnh đồng tháp (Trang 102 - 103)