Thống kê lễ hội truyền thống ở thành phố Cao Lãnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý lễ hội truyền thống ở thành phố cao lãnh đồng tháp (Trang 38 - 41)

8. Cấu trúc đề tài

1.2.2.1. Thống kê lễ hội truyền thống ở thành phố Cao Lãnh

Thành phố Cao Lãnh là vùng đất hình thành trong quá trình Nam tiến của Chúa Nguyễn, trong công cuộc khai phá hình thành xóm làng, thích nghi với thiên nhiên vừa hào sản “trên cơm dưới cá”; vừa khắc nghiệt “muỗi kêu như sáo thổi, đĩa lội tựa bánh canh; cỏ mọc thành tinh, rắn đồng biết gáy” và chống giặc ngoại xâm đã sản sinh và gìn giữ nhiều Di tích LSVH mà gắn liền là các lễ hội truyền thống.

Như phần đối tượng nghiên cứu đã nói trong chuyên luận này chỉ tập trung thống kê nghiên cứu các lễ hội truyền thống của người Việt (Kinh) ở thành phố Cao Lãnh (vì thành phần người Hoa ở thành phố Cao Lãnh rất ít và cũng không có cơ sở

thờ tự nào tổ chức lễ hội). Theo số liệu thống kê từ công trình nghiên cứu về lễ hội truyền thống người Việt của tác giả Nguyễn Xuân Hồng ởĐBSCL thì Đồng Tháp có 72 lễ hội truyền thống [30, tr.65], còn theo danh mục thống kê của Phòng Quản lý DSVH văn hóa năm 2014 thì toàn tỉnh Đồng Tháp có 117 lễ hội (2 cấp Tỉnh, 7 cấp huyện, thị xã, thành phố và 108 cấp xã/phường) diễn ra tại đình, đền, miếu, gò… Trong đó ở thành phố Cao Lãnh có 11 lễ hội (2 lễ hội truyền thống lịch sử cách

29

mạng, 9 lễ hội dân gian/lễ hội truyền thống), một con số khá khiêm tốn so với tổng số

lễ hội ở toàn Tỉnh. Tuy nhiên đó là một phần tài sản vô giá gắn với những trang sử

oai hùng, cũng như những sắc thái văn hoá độc đáo của vùng đất và con người Cao Lãnh, Đồng Tháp nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung. Trải qua biết bao thăng trầm của lịch sử, những giá trị cao quý, tinh hoa văn hoá của “đất sen hồng”đã trao truyền và tồn tại cho đến ngày nay.

Để có được những số liệu thống kê về lễ hội dân gian/lễ hội truyền thống

được đầy đủ, tác giảđã dựa vào nhiều nguồn tài liệu như: công trình nghiên cứu của tác giả Nguyễn Xuân Hồng “Lễ hội truyền thống của người Việt ởĐồng bằng sông Cửu Long vấn đề bảo tồn và phát huy”; thống kê lễ hội của Phòng Quản lý DSVH (Sở VHTTDL Đồng Tháp), Phòng VHTT thành phố Cao Lãnh và các số liệu thống kê qua quá trình khảo sát, điền dã của tác giả.

Qua quá trình nghiên cứu, phân tích các tài liệu liên quan đến đề tài cho thấy việc thống kê lễ hội dân gian/lễ hội truyền thống cũng hết sức phức tạp bởi số lần tổ

chức định kỳ tùy theo kinh phí của địa phương; cách gọi đối tượng thờ tự trong đình,

đền, miếu… là không nhất quán; quy mô của các cơ sở thờ tự cũng khác nhau có cái thuộc về cộng đồng cũng có cái thuộc cá nhân, gia đình, dòng họ hay cách gọi tên lễ

hội khác nhau của người dân và người quản lý… Vì vậy tôi chọn thống kê lễ hội dân gian/lễ hội truyền thống ở thành phố Cao Lãnh theo các tiêu chí cơ sở thờ tự (cái bất biến), theo tên gọi của đối tượng thờ tự, đặc biệt theo cơ sở thờ tự có diễn ra lễ hội

tức là có những nghi thức cúng, tế, hát bội… và các hoạt động trò chơi dân gian trong lễ hội, các cơ sở thờ tự khác không hội đủ hai yếu tố trên thì không nằm trong phạm vi nghiên cứu của luận văn này. Bên cạnh đó, theo tinh thần Luật di sản văn hóa và Quy chế tổ chức lễ hội thì lễ hội truyền thống phải do cộng đồng làm chủ thể vận hành, trao truyền qua các thế hệ tồn tại đến ngày nay, cho nên có khi lễ hội ngày trước bản chất là lễ hội truyền thống nhưng sau thời gian vận động phát triển theo ý muốn của các nhà quản lý Nhà nước về văn hóa trở thành loại hình lễ hội khác (lễ

30

giỗ Cụ Nguyễn Quang Diêu ở thành phố Cao Lãnh những lễ hội này cũng không nằm trong sự thống kê và phạm vi nghiên cứu của tác giả.

Qua các nguồn tài liệu và kết quả khảo sát hiện nay, ở thành phố Cao Lãnh còn lưu giữđược 9 lễ hội truyền thống được duy trì tổ chức hàng năm tại các cơ sở đình, đền như sau:

- Lễ hội tại Đình: Do điều kiện lịch sử hình thành, đình làng ở thành phố Cao Lãnh cũng giống như hầu hết đình làng ở Nam bộ có nội dung thờ thần Thành Hoàng bổn cảnh, thường không có tên thần cụ thể mà chỉ thờ với chữ Thần (Hán tự)

ở chính điện và chủ yếu là nam thần, ngoài đối tượng thờ chính Thần Hoàng các ngôi đình có thờ nhiều thần phối tự và thần trong tín ngưỡng dân gian. Lễ hội đình là văn hóa dân gian thuộc nét đẹp văn hóa dân tộc là di sản quý của dân tộc cần

được giữ gìn và phát huy. Phần lớn các lễ hội ở thành phố Cao Lãnh được tổ chức tại

Đình như (7 lễ hội):lễ hội đình Tân An (phường 11), lễ hội đình Tân Tịch (phường 6), lễ hội đình Mỹ Ngãi (xã Mỹ Tân), lễ hội đình Bằng Lăng (xã Tân Thuận Tây), lễ

hội đình Tịnh Mỹ (xã Tịnh Thới), Lễ hội đình An Nhơn (phường 6), lễ hội đình Mỹ

Thạnh (xã Mỹ Trà).

- Lễ hội tại Đền: Tưởng nhớ các nhân vật lịch sử có công giúp dân khai hoang lập làng, cứu giúp dân làng thoát nạn tai, cùng dân làng chống giặc ngoại xâm, tất cả các vị thần được tôn thờ trong đền ở đây điều là nhân thần. Đại bộ phận các cơ

sở thờ tự này thường tổ chức lễ hội vào ngày giỗ của các vị ấy, nghi thức cúng tế

cũng tương tự như ởđình làng. Ở thành phố Cao Lãnh có 2 lễ hội, đó là lễ hội đền thờ Ông Bà Đỗ Công Tường (phường 2) lễ hội đền thờ Tam vịđại thần hay còn gọi là

đền thờ Thống Linh (xã Mỹ Tân).

- Lễ hội tại miếu: Ở thành phố Cao Lãnh cũng có khá nhiều miếu ven sông, ven đường thờ Ngũ Hành nương nương, Cửu Thiên huyền nữ, bà Thủy Long…; ở

vùng chuyên làm ruộng, vườn có miếu thờ thần Nông, Ngũ Hổ, Bà Chúa Xứ…; ở

gần chợ, ven đường thì có miếu cô hồn… nhưng chủ yếu là các ngôi miếu nhỏ và không tổ chức lễ hội.

31

- Lễ hội tại lăng, dinh, miếu, đình…thờ cá voi/cá ông: do loại hình lễ hội này tập trung ở các vùng ven biển cho nên thành phố Cao Lãnh nói riêng và toàn tỉnh

Đồng Thápkhông có loại hình lễ hội này.

- Lễ hội tại dinh, lăng mộ, gò: loại hình lễ hội này ở các huyện thị khác có như

dinh Đốc Binh Vàng – Trần Văn Năng (huyện Thanh Bình – Đồng Tháp), lễ hội Gò Tháp (huyện Tháp Mười – Đồng Tháp) nhưng ở thành phố Cao Lãnh cũng không có loại hình này.

Theo Nguyễn Xuân Hồng thì tín ngưỡng và lễ hội của người Việt ởĐBSCL rất

đa dạng và có thể chia làm ba nhóm: Tín ngưỡng thành hoàng, phú thần, nhân vật lịch sử/ lễ hội đình; Tín ngưỡng thờ Mẫu – nữ thần/Lễ hội tại miếu; Tín ngưỡng thờ

thần biển/ Lễ hội tại lăng thờ cá voi/ cá Ông dinh, miếu,…[30, tr.71]. Như vậy, ở

thành phố Cao Lãnh hiện nay chỉ có loại hình lễ hội truyền thống ở nhóm thứ nhất đó là tín ngưỡng thành hoàng, phúc thần và các nhân vật lịch sử diễn ra tại đình, đền.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý lễ hội truyền thống ở thành phố cao lãnh đồng tháp (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)