Nội dung cơ bản của quản lý lễ hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý lễ hội truyền thống ở thành phố cao lãnh đồng tháp (Trang 30 - 32)

8. Cấu trúc đề tài

1.1.4.2. Nội dung cơ bản của quản lý lễ hội

Quản lý lễ hội truyền thống trong giai đoạn hiện nay là một yêu cầu mang tính tất yếu khách quan. Cùng với việc ban hành các văn bản pháp luật, Nhà nước tạo ra một hành lang pháp lý an toàn, mở rộng cho việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Tại Điều 25 Luật DSVH đã ghi rõ: “Nhà nước tạo điều kiện duy trì và phát huy giá trị văn hóa của lễ hội truyền thống; bài trừ các hủ tục và chống các biểu hiện tiêu cực, thương mại hóa trong tổ chức và hoạt động lễ hội. Việc tổ chức lễ hội truyền thống phải theo quy định của pháp luật” [42, tr. 44].

Lễ hội truyền thống là một bộ phận quan trọng cấu thành DSVH, chính vì vậy việc quản lý lễ hội cũng cần tiến hành theo nội dung quản lý Nhà nước về di sản văn hóa được ghi rõ trong Luật DSVH. Nội dung quản lý Nhà nước về DSVH bao gồm:

1. Xây dựng và chỉđạo thực hiện chiến lược quy hoạch, chính sách cho sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa;

2. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về di sản văn hóa; 3. Tổ chức, chỉđạo các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa: tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về di sản văn hóa;

4. Tổ chức, quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học, đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chuyên môn về di sản văn hóa;

5. Huy động quản lý, sử dụng các nguồn lực để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa;

6. Tổ chức chỉđạo, khen thưởng trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; 7. Tổ chức và quản lý hợp tác quốc tế về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; 8. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật, giải quyết khiếu nại tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về di sản văn hóa [42, tr. 65-66].

Tuy nhiên, lễ hội là một loại hình DSVH phi vật thể tiêu biểu, do đó, việc quản lý lễ hội sẽ khác so với các lĩnh vực quản lý nhà nước khác, cũng như khác với

21

việc quản lý các loại hình DSVH khác. Để quản lý tốt lễ hội đòi hỏi phải có sự phối hợp các ngành chức năng và đi kèm với nó bao gồm những công cụ hữu hiệu có tác dụng trợ giúp khác để thực hiện các hoạt động quản lý như:

- Công tác tuyên truyền, giáo dục và quảng bá: Đó là Nhà nước mong muốn tác động đến việc tổ chức lễ hội của quần chúng nhân dân thông qua công tác tuyên truyền, vận động và quảng bá về lễ hội chứ không phải chỉ bằng những mệnh lệnh hành chính, văn bản hành chính.

- Quản lý đất đai nơi diễn ra lễ hội: Nhằm đo đạc, xác định địa giới hành chính và lập bản đồ của Di tích LSVH nơi diễn ra lễ hội theo Luật đất đai năm 2003, qua đó, nắm được hiện trạng sử dụng đất mà quy hoạch sử dụng đất Di tích LSVH nơi có lễ hội một cách hiệu quả.

- Quản lý Di tích LSVH nơi diễn ra lễ hội: Mỗi lễ hội luôn gắn liền với một di tích, hay nói cách khác là được tổ chức tại một di tích cụ thể. Di tích là do nhân dân sáng tạo ra, là tài sản của nhân dân đồng thời là tài sản quốc gia cần được giữ gìn, bảo vệ. Ngày 31/3/1984, Nhà nước ta đã ban hành Pháp lệnh Bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử, đây là cơ sở pháp lý nhằm bảo vệ, giữ gìn các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể.

- Quản lý tài chính trong tổ chức lễ hội: gồm quản lý thu, chi những gì? bao nhiêu? như thế nào? số còn dư ai quản lý và quản lý như thế nào?... trong việc tổ

chức lễ hội.

- Quản lý công tác vệ sinh môi trường nơi diễn ra lễ hội: bao gồm việc quản lý nguồn nước, quản lý rác thải, cảnh quan... tại địa điểm tổ chức lễ hội trước, trong và sau những ngày lễ hội. Trong đó, tình trạng rác thải do người dân thiếu ý thức xả ra tại các điểm lễ hội là rất đáng lưu ý. Vì vậy, phải có những biện pháp quản lý hiệu quả nhằm ngăn chặn tình trạng này như tuyên truyền dưới nhiều hình thức, nhắc nhở

nhân dân và khách thập phương không vứt rác bừa bãi, đặt các thùng rác ở nhiều địa

22

sóc bồn hoa, cây xanh xung quanh khu vực tổ chức lễ hội, nhằm đảm bảo môi trường xanh – sạch – đẹp.

- Quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm: bao gồm công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại các quầy bán hàng ăn, uống phục vụ nhân dân và việc nấu nướng, phục vụăn, uống do Ban tổ chức lễ hội.

- Quản lý tốt an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ tại lễ hội: nhằm đảm bảo an toàn của người dân và tài sản trong thời gian tổ chức lễ hội; tránh những hoạt

động và biểu hiện tiêu cực, tệ nạn xã hội dưới nhiều hình thức trong lễ hội.

Và một điều không thể thiếu trong quản lý lễ hội là phải có những chế tài cụ

thể, có hình thức thi đua khen thưởng, xử phạt nghiêm minh.

Tóm lại, quản lý lễ hội gồm quản lý Nhà nước và các hình thức quản lý ở

nhiều lĩnh vực khác nhau đối với hoạt động lễ hội, thông qua các công cụ quản lý như: hệ thống các chính sách, các văn bản pháp luật, các nghị định, các chế tài và các văn bản có liên quan đến lễ hội của nhà nước đã ban hành để tổ chức, quản lý lễ

hội được tốt hơn. Đồng thời, bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa cổ truyền của lễ hội, nhằm góp phần phát triển đất nước và xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý lễ hội truyền thống ở thành phố cao lãnh đồng tháp (Trang 30 - 32)