Cơ chế quản lý nhàn ướ c

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý lễ hội truyền thống ở thành phố cao lãnh đồng tháp (Trang 59 - 61)

8. Cấu trúc đề tài

2.1.3.1. Cơ chế quản lý nhàn ướ c

Quản lý và tổ chức lễ hội truyền thống ở thành phố Cao Lãnh được thực hiện theo Quy định của UBND tỉnh về phân cấp quản lý nhà nước một số lĩnh vực kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2011 – 2015; Quy chế tổ chức lễ

hội năm 2001 [10] và Quyết định 22/2007/QĐ-UBND ngày 29/3/2007 của UBND tỉnh Đồng Tháp về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và

50

lễ hội trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp [81], cùng các thông tư, nghị định, quyết định khác liên quan đến lĩnh vực văn hóa và quản lý lễ hội. Theo đó, Cấp tỉnh giao cho Sở VHTTDL; cấp Thành phố giao cho Phòng VHTT và cấp xã/phường giao công chức VHTT.

Đối với việc quản lý và tổ chức các lễ hội truyền thống, Phòng VHTT Thành phố đã hướng dẫn rõ theo tinh thần quy chế tổ chức lễ hội: các lễ hội truyền thống trên địa bàn Thành phố được tổ chức thường xuyên, liên tục, định kỳ, do cấp xã/phường quản lý. Hàng năm, UBND các xã/phường xây dựng kế hoạch tổ chức, chương trình tổ chức lễ hội trong đó nêu rõ: thời gian, địa điểm, nội dung, kịch bản (nếu có) và Quyết định thành lập Ban Tổ chức lễ hội gửi Phòng VHTT Thành phố

trước thời gian tổ chức 20 ngày đúng theo quy định của quy chế tổ chức lễ hội. Đối với các lễ hội được tổ chức lần đầu; lễ hội lần đầu được khôi phục sau nhiều năm gián đoạn; lễ hội đã được tổ chức định kỳ nhưng có thay đổi nội dung, thời gian, địa

điểm so với truyền thống; lễ hội kéo dài quá 3 ngày; lễ hội tôn giáo vượt ra ngoài khuôn viên di tích là cơ sở tôn giáo; lễ hội tôn giáo ở trong khuôn viên di tích là cơ

sở tôn giáo nhưng chưa đăng ký tổ chức hàng năm theo quy định khi tổ chức phải lập hồ sơ đề nghị UBND Tỉnh xét duyệt, cho phép đúng theo quy trình, quy định.

Đối với các lễ hội tôn giáo được tổ chức hàng năm tại các di tích là cơ sở tôn giáo như: Vu Lan, Phật đản, Nô-en, Phục sinh... các chức sắc tôn giáo phải báo cáo chính quyền địa phương và thực hiện theo quy định của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo ngày 18/6/2004 [10] và Nghị định số 22/2005/NĐ-CP ngày 01 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ.

Về công tác tổ chức, quản lý UBND Thành phố ban hành Quyết định thành lập Ban quản lý Di tích LSVH xã/phường; chỉđạo UBND các xã/phường thành lập Ban Tổ chức lễ hội truyền thống phù hợp với đặc điểm của từng địa phương. Hoạt

động của các Ban này đều là tự nguyện, không có kinh phí. Trong trường hợp di tích có nguồn thu nhất định từ việc công đức hay sản xuất thì UBND xã/phường có quyết định trích một khoản kinh phí nhỏ cho những người trực tiếp tham gia công tác giữ gìn, bảo vệ di tích, công tác tổ chức, điều hành lễ hội. Tuy nhiên, chỉ mang

51

tính động viên để công tác quản lý Di tích LSVH và lễ hội truyền thống của địa phương được hiệu quả hơn.

Ông Lê Tuấn Kiệt – Phó Trưởng phòng VHTT thành phố Cao Lãnh cho biết công tác quản lý và tổ chức lễ hội trên địa bàn trong thời gian qua như sau:

Việc quản lý và tổ chức lễ hội trong những năm vừa qua đã thật sựđi vào đời sống, phù hợp với tâm tư, nguyện vọng của đông đảo quần chúng nhân dân, giải quyết được những bức xúc đang diễn ra trong đời sống xã hội nên đã

được đông đảo nhân dân đồng tình hưởng ứng, khơi dậy và phát huy những giá trị văn hoá tốt đẹp, loại bỏ mê tín dịđoan và các tập tục cũ, lạc hậu không phù hợp, tạo sự chuyển biến tích cực về mặt nhận thức và hành động trong việc tổ chức lễ hội trên địa bàn Thành phố [PL2, tr.17].

Về cơ chế quản lý ngân sách thu chi: Lễ hội do cấp nào tổ chức, quản lý thì cấp đó chi ngân sách. Đối với nguồn kinh phí thu được từ việc công đức, sau khi lễ

hội kết thúc giao cho Ban quản lý di tích LSVH xã/phường (thường giao cho người trực tiếp trông nôm di tích giữ), sau đó chi cho các hoạt động tổ chức lễ hội lần sau và cho việc bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị của di tích và lễ hội. Sau mỗi lần lễ

hội hay các hoạt động thu chi gắn với di tích và lễ hội phải họp công khai báo cáo tài chính cho các thành viên và UBND xã/phường biết để nắm tình hình tài chính của di tích.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý lễ hội truyền thống ở thành phố cao lãnh đồng tháp (Trang 59 - 61)