Hoạt động tự quản của cộng đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý lễ hội truyền thống ở thành phố cao lãnh đồng tháp (Trang 61 - 63)

8. Cấu trúc đề tài

2.1.3.2. Hoạt động tự quản của cộng đồng

Việc tổ chức lễ hội truyền thống có được tốt đẹp hay không là nhờ một phần quan trọng của các hoạt động tự quản của cộng đồng nhân dân nơi diễn ra lễ hội. Vai trò tự quản của cộng đồng được hiện diện ở tất cả các khâu, các hoạt động chính của việc tổ chức và quản lý lễ hội: trong việc lên kế hoạch, lập nội dung và tiến hành lễ hội; trong việc thực hành lễ, tổ chức các hoạt động hội; trong quản lý các nguồn thu, chi; trong việc trùng tu, tôn tạo di tích; trong bảo vệ cảnh quan môi trường, giữ gìn an ninh trật tự (từ quản lý hàng quán, theo dõi trật tự trị an cho đến những công việc nhỏ như trông giữ xe...). Qua quá trình tác giả đi thực tế tìm hiểu

52

thì biết rằng hầu hết các lễ hội ởđình, đền ở thành phố Cao Lãnh, Ban tổ chức lễ hội

được thành lập dựa theo quy định nhà nước và trên cơ sở lựa chọn những người đại diện có đức, có tài từ các tổ dân phố thuộc làng và lễ hội cũng là dịp trao truyền, lưu giữ và phát huy nhiều giá trị truyền thống của địa phương.

Từđội ngũ ấy, Ban tổ chức bầu chọn ra các tiểu ban: tiểu ban khánh tiết, tiểu ban tuyên truyền, tiểu ban hậu cần, tiểu ban tài chính, tiểu ban an ninh, tiểu ban nghi lễ… để phân công, điều hành các nhóm việc cụ thể: xây dựng kế hoạch, tổ chức mời khách, tổ chức luyện tập, thực hành nghi lễ, trông coi an ninh, trật tự, trông giữ

phương tiện giao thông, quản lý các hoạt động dịch vụ, đối ngoại, trang trí, tuyên truyền, tiếp nhận công đức… Các bậc cao niên trong làng am hiểu về di tích, lễ hội

được trọng dụng khai thác và có sự thu hút những đối tượng nhỏ tuổi. Từđó có thể

thấy có sự trao truyền DSVH và các giá trị truyền thống của lễ hội qua các thế hệ

của những người trong gia đình hay địa phương.

Về phương diện tài chính, lễ hội không những tự nuôi được mình mà còn có nguồn thu khá ổn định, thậm chí năm sau cao hơn năm trước. Do đó, có nguồn kinh phí để quay lại tôn tạo, bảo vệ di tích và tiến hành các hoạt động xã hội từ thiện, công ích. Hoạt động tự quản cộng đồng thực sự hiệu quả đối với các lễ hội truyền thống trên địa bàn Thành phố, những lễ hội làng có quy mô nhỏ, mang đậm chất truyền thống, có bản sắc riêng và được cộng đồng giữ gìn, bảo vệ tốt.

Theo tác giả Bùi Hoài Sơn thì việc tổ chức lễ hội cấp làng, vùng hay quốc gia

điều cần nhấn mạnh đến vai trò của người dân địa phương. Ngoài việc tham gia vào khâu tổ chức lễ hội quan trong, chính người dân địa phương góp phần làm tăng tính chân thực cho di sản, bên cạnh đó nó cũng góp phần vào thực hiện chủ trương xã hội hóa các hoạt động văn hóa nói chung, lễ hội nói riêng [57, tr.217-218].

Nhờ như thế lễ hội thật sự là tài sản chung của người dân địa phương từđó họ

sẽ ý thức gìn giữ và cống hiến vật lực, tài lực “trang điểm” cho lễ hội ngày càng phong phú, xinh đẹp hơn, vừa phù hợp với giá trị truyền thống vừa đáp ứng nhu cầu

53

người dân trong thời đại mới. Khi vai trò của cộng đồng được nâng cao thì sự tự

quản của cộng đồng sẽ là một biện pháp quản lý hết sức hữu hiệu, người ta sẽ tự

nhắc nhau, cùng quản lý chặt chẽ hơn trong quá trình quản lý và tổ chức lễ hội truyền thống…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý lễ hội truyền thống ở thành phố cao lãnh đồng tháp (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)