Một số lễ hội truyền thống tiêu biể uở thành phố Cao Lãnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý lễ hội truyền thống ở thành phố cao lãnh đồng tháp (Trang 44)

8. Cấu trúc đề tài

1.2.2.4. Một số lễ hội truyền thống tiêu biể uở thành phố Cao Lãnh

Do điều kiện nghiên cứu cũng như năng lực của bản thân, tác giả không có tham vọng tìm hiểu hết các lễ hội ở thành phố Cao Lãnh cho nên chỉ chọn nghiên cứu trường hợp điển hình. Một số lễ hội truyền thống được xem là tiêu biểu ở thành phố

Cao Lãnh đó là lễ hội tại đền thờ ông bà Đỗ Công Tường hay còn gọi là lễ hội “Ông Bà Chủ Chợ”, lễ hội đền thờ Tam vịđại thần (hay còn gọi là lễ giỗ Thống Linh) và lễ

hội đình Mỹ Ngãi, đình Tân Tịch. Lý do tại sao tác giả chọn các lễ hội này vì hội tụ

các yêu cầu như:

- Đây là những lễ hội truyền thống hình thành khá sớm của vùng đất Cao Lãnh. Qua thời gian lễ hội vẫn bị tác động bởi những điều kiện kinh tế, lịch sử - xã hội, dù vậy nó vẫn giữ gìn khá nguyên vẹn về kiến trúc, nội dung và hình thức biểu hiện. Nghi thức cúng tế và trò diễn dân gian không thay đổi nhiều so với lúc xưa.

- Lễ hội tuy diễn ra ởđịa phương nhưng sức ảnh hưởng của nó khá rộng ở các vùng lân cận. Qua tham dự thực tế và các tài liệu thì mỗi lần lễ hội diễn ra thu hút hàng ngàn lượt người tham dự, số tiền thu được từ xã hội hóa và công đức của mỗi lần tổ chức lễ hội lên tới hàng chục triệu đồng (trong đó lễ hội đền thờ ông bà Đỗ

Công Tường khoảng 40 - 50 ngàn lượt người, số tiền thu được gần 500 triệu đồng). - Lễ hội này có sự phối hợp vận hành tốt mô hình giữa Nhà nước và cộng

đồng trong quản lý và tổ chức lễ hội. Nhà nước chỉ định hướng, phối hợp hỗ trợ và làm các công tác quảng bá…; phần nghi thức, tổ chức các vấn đề phục vụ người dân cúng viếng để cộng đồng tự vận hành…

35

Như vậy, những lễ hội truyền thống trên đã hội tụ tương đối đầy đủ các yêu cầu của nghiên cứu. Do trong thời lượng luận văn có hạn tác giả xin trình bài tóm lượt về các lễ hội này như sau:

* Lễ hội đình Mỹ Ngãi

Đình Mỹ Ngãi tọa lạc trên đường Mai Văn Khải, tổ 09, ấp 3, xã Mỹ Tân, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp [PL1-H27, tr.14], được xây dựng vào khoảng thập niên 20-30 của thế kỷ XIX. Ban đầu đình được nhân dân dựng lên bằng tranh, lá sau đó được xây cất kiên cố năm 1963 và lần trùng tu gần đây nhất vào năm 2008 làm cho đình có diện mạo vừa cổ kính vừa khang trang như ngày nay. Điều đặc biệt là đình Mỹ Ngãi có hệ thống di sản Hán Nôm đồ sộ và có tới 6 sắc thần (3 sắc phong của vua Thiệu Trị và 3 sắc phong của vua Tự Đức). Đình được UBND Tỉnh công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Tỉnh vào năm 2009.

Trong năm ngoài các lễ cúng vào cuối năm, tết nguyên đán, lễ khai sơn, lễ tam ngươn,…thì đình Mỹ Ngãi hàng năm tổ chức hai lần lễ hội lớn đó là lễ cúng Hạ Điền (Kỳ Yên) ngày 18-19 tháng 3 âm lịch và Thượng Điền ngày 16-17 tháng 12 âm lịch, đối tượng chính được thờ là thần Hoàng bổn cảnh, cùng với các thần phối tự và các thần trong tín ngưỡng dân gian.

Cùng với các nghi lễ thì đình Mỹ Ngãi còn tổ chức các hoạt động của phần hội vừa mang tính truyền thống vừa theo hơi hướng hiện đại như: hát bội, đờn ca tài tử, các trò chơi gian dân… mỗi kỳ lễ hội thu hút hàng ngàn người đến cúng viếng và tham gia các hoạt động do đình và địa phương tổ chức.

* Lễ hội đình Tân Tịch

Đình Tân Tịch được dựng khoảng đầu thế kỉ XIX xưa thuộc huyện Vĩnh An, phủ Tân Thành, nay thuộc khóm 1, phường 6, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp [PL1-H11, tr.6]. Sau hơn 150 năm tồn tại, ngày 19 tháng 12 năm 2014, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp đã ra Quyết định xếp hạng đình Tân Tịch là Di tích LSVH cấp Tỉnh.

36

Từ ngày lập đình cho đến nay, theo lệ hàng năm, đình có nhiều lệ cúng như: cúng Khai Sơn (mùng 7 tháng Giêng), cúng Rằm (tháng Giêng, tháng Bảy, tháng Mười). Cúng Chánh lãnh binh Nguyễn Hương (18 tháng 6). Trong đó có hai lệ cúng lớn là cúng Thượng Điền (15-16 tháng 10 âm lịch), cúng Hạđiền (15-16 tháng 4 âm lịch). Về trình tự và nghi thức cúng tế cũng tượng tự như các đình khác, mỗi kỳ

cúng thu hút hàng ngàn người dân từ trong và ngoài làng đến cúng viếng. Lễ hội góp phần thỏa mãn các nhu cầu thiết yếu của người dân địa phương giúp họ thư thái và an tâm hơn trong quá trình lao động sản xuất. Bên cạnh đó, hàng năm vào các ngày lễ cúng Ban tế tự tùy theo tình hình tài chính còn mời các đoàn hát bội, đờn ca tài tử, các trò chơi dân gian... tạo không khí vui chơi giải trí cho cộng đồng.

Nhìn chung về cấu trúc nghi thức và chương trình lễ hội đình của thành phố

Cao Lãnh, Đồng Tháp hay cả vùng Nam bộ điều cơ bản giống nhau, hàng năm tổ

chức hai lần lễ hội lớn đó là lễ cúng Hạ Điền (Kỳ Yên) thường vào tháng 3, 4 âm lịch và Thượng Điền thường vào tháng 11, 12 âm lịch, đối tượng chính được thờ là thần Hoàng bổn cảnh, cùng với các thần phối tự và các thần trong tín ngưỡng dân gian. Nếu lễ cúng Hạ Điền mục đích chính tín của ngưỡng nông nghiệp này là cầu mong thần linh phù hộ“phong điều vũ thuận, người yên vật ôn, tống ôn tống gió”

thì lễ cúng Thượng Điền cũng có các nghị thức tương tự cúng Hạ Điền nhưng có ý nghĩa là mùa màng đã xong, tạơn Thần hoàng đã bảo hộ làng, Thần nông, Trời Đất

đã mưa thuận gió hòa, tạo điều kiện cho mùa màng tươi tốt, bội thu... chỉ có khác là

ở từng địa phương ngày nay người ta bớt, thay đổi đi một số tiết mục, trình tự và

đặc biệt là các phần hội cũng không giống nhau, do phong tuc tập quán, lịch sử hình thành và quy mô di tích, niềm tin tâm linh, tài chính, thời gian tổ chức…

* Lễ hội đền thờ ông bà Đỗ Công Tường

Ông bà Đỗ Công Tường xuất hiện ở vùng đất Cao Lãnh ngày nay vào đầu thế

kỷ XIX, ông bà có công khai hoang lập chợ cho người dân buôn bán và được nhân dân xem là người chết thay cho dân trong nạn “dịch trời” năm 1820, từđó nhân dân tôn sùng công đức ông bà nên lập đền thờ, đặt tên chợ và vùng đất này thành Câu

37

Lãnh (Câu là Câu Đương chỉ chức vụ của ông, Lãnh là tên tục) lâu ngày đọc trại thành Cao Lãnh ngày nay.

Đền thờ ông bà Đỗ Công Tường hiện nay nằm bên cạnh trung tâm chợ Cao Lãnh, trên đường Lê Lợi thuộc phường 2, thành phố Cao Lãnh [PL1-H1, tr.1]. Được xây cất năm 1820, trải qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo và lần đại trùng tu gần đây nhất là năm 2012 mất hai năm công trình mới hoàn thành đúng vào lần giỗ 194 của ông bà (2014) nhưng vẫn giữ phần cổng và rào ngoài, ngôi đền là một công trình cổ kính, trang nghiêm và lộng lẩy nhưng vẫn giữ lối kiến trúc của đình, miếu Nam bộ. Ngày 20 tháng 4 năm 2001, theo Quyết định số 539/QĐ-UBHC, Đền thờ Ông Bà Đỗ Công Tường được công nhận là một di tích nghệ thuật kiến trúc cấp tỉnh.

Đền thờ được nâng cấp lên từ miếu nhưng đối với người dân Cao Lãnh,

Đồng Tháp thì quen gọi là “Miếu Ông Bà Chủ Chợ”, một cách gọi dân gian quen thuộc với người dân nơi đây gắn với lịch sử hình thành đền ông bà Đỗ Công Tường. Về cấu trúc bên trong đền thờ theo ông Phạm Văn Thuận (82 tuổi) – Trưởng ban quản lý đền thờ thì: “Cấu trúc bên trong vẫn giữ nguyên không thay

đổi về cách bố trí truyền thống khi nâng cấp lên thành Đền, chỉ mở rộng ra để

phục vụ cho khách thăm viếng hiện nay. Ngoài ra còn bổ sung thêm phần trang trí cho các bàn thờ thêm phần trang trọng hơn, nơi chính điện có bổ sung thêm hai tượng ngồi của ông bà bằng đồng. Về nhà ăn đã được trùng tu và mở rộng ra để

tiếp các đoàn khách bạn gồm: nhà khách đãi cơm, nhà khách đãi cơm chánh quyền

đình của bạn, văn phòng thường trực và nhà bếp đã được nâng cấp”.

Đền thờ được lập đã hơn 190 năm nay, không chỉ trong tỉnh mà người dân khắp nơi cũng tụ họp về cúng viếng. Đến đây, từ những gì lưu lại, khách thập phương sẽ hiểu một phần gian khó trong thời khai hoang, lập ấp, sự ra đời của chợ

Cao Lãnh và cả tâm tình của người xưa. Thi sĩ Lãng Ba ngày trước trong một lần viếng đền thờđã cảm tác để lại bài thơ:

Muôn miệng như nhau đã nói rành Câu Đương là chức, Lãnh là danh

38

Lập làng khó nhọc công vừa dứt Cất chợ trong nôm việc mới thành Dân đụng giặc trời cam thọ tử

Cụđền nợ nước quyết hy sinh Thoát nàn bá tánh lo thờ phụng Miếu đó ngàn thu rạng tiết lành”.

Đền thờ cúng thường niên vào các ngày 1/1 Tết nguyên đán; 13/1 (âm lịch) lễ vía sanh Quan Thánh; 14,15/1 (âm lịch) lễ Thượng Ngươn; 16/1 lễ cầu an; 17,18/1 lễ vía đức Khổng Tử; 16,17/3 lễ kỷ niệm ngày sinh Ông Bà; 11,12/4 lễ Kỳ

Yên Tứ vị linh thần; 5/5 lễ tết Đoan Ngọ; 8,9,10/6 lễ giỗ Ông Bà; 23,24/6 lễ vía Quan Thánh; 14,15/7 lễ Trung Nguồn; 15/8 lễ Trung Thu; 27/8 lễ vía sinh đức Khổng Tử; 14,15/10 lễ Hạ Ngươn; 11,12/12 Kỳ Yên Tứ Vị Linh Thần.

Tuy nhiên, trong một năm ở đền thờ tổ chức 5 lần lễ lớn: rằm tháng giêng, tháng 7, tháng 10, tết Nguyên Đán, lễ giỗ Ông Bà. Tiêu biểu nhất là lễ giỗ Ông Bà vào mùng 8, 9, 10 tháng 6 âm lịch.

Trong ngày chính giỗ, Ban tế tự tiến hành nghinh sắc, tức rước sắc vòng qua các đường phố quanh Cao Lãnh. Đầu tiên là người đi loa cho dân chúng biết đây là lễ Nghinh Sắc, để mọi người dẹp đường cho Thần đi qua. Kếđến theo thứ tự là Lân múa dẫn đường, rồi đến Đội kèn, rồi đến Cờ nước, cờ Lệnh, cờ Thần, Trống lệnh, Ban nhạc lễ, rồi đến 12 người lính lệ với trang phục như ngày xưa: đầu đội nón dấu, chân quấn xà cạp (được thế bằng đôi ủng), vai vác giáo dài, kế đến là vị Chánh tế, phần quan trọng thứ nhất là Long Đình (là một cái kiệu, trên có để sắc thần được

đựng trong hộp khảm xà cừ), có học trò lễ cầm tang lọng che bốn phía cho Long

Đình. Theo sau Long Đình là trên 200 đại diện các Khu Di tích, Đình, Chùa, Miếu,

Đền thờ, các họ Đạo, Thánh thất trong và ngoài tỉnh, các Hội người Cao tuổi, Câu lạc bộ Dưỡng sinh, Đoàn Thanh niên, học sinh, sinh viên, nhân dân đủ mọi thành phần, ba đội lân... Tất cả tạo thành một bức tranh sinh động với nhiều màu sắc rực

39

rỡ, dài khoảng 300m, qua nhiều con đường nội ô trong thành phố; hàng ngàn người dân đứng chật hai bên đường để xem đoàn rước đi qua. Lệ xưa, khi hồm sắc đi vòng qua các đường phố, trước mỗi nhà đều làm một bàn hương án nhỏ với hương, hoa, quả rất trang nghiêm. Người trong nhà ra khấn nguyện ông bà hộ độ cho gia đình bình an, làm ăn thuận lợi, con cháu học hành sáng suốt… Ngày nay, cũng còn một số nhà giữ lệấy. Đoàn nghinh sắc khi đi qua các đền, chùa, miễu phải ghé vào làm lễ rồi mới đi tiếp. Trong các địa điểm đi qua, có ghé nơi tượng cụ Thống Linh (một nhân vật lịch sử có công chống Pháp) để làm lễ.

Sau khi nghinh sắc một vòng trở về tới đền thờ, ban tế lễ sẽ tiến hành các nghi thức cúng tế. Buổi chiều là Lễ cầu an cho nhân dân bá tánh và chuẩn bị cho Phối cỗ - dọn cỗ (Chánh tế Bà) vào khuya ngày mùng 9. Qua ngày mùng 9, vào lúc giữa đêm, ban tế tự tề tựu để làm lễ nguyện hương, chánh tế Bà. Sau đó nhân dân tự

do lễ bái. Ban tế tự tiếp đón các khách đến từ các đình, miếu bạn khắp nơi trong và ngoài tỉnh tới chiêm bái. Đến tối là chuẩn bị Phối cổ - dọn cổ chuẩn bị tới khuya ngày hôm sau Chánh tế Ông. Ngày mùng 10, vào giữ khuya, ban tế tự tề tựu làm lễ

nguyện hương, chánh tế Ông. Văn tế ông bà Đỗ Công Tường:

Lò tạo ai xây, mảnh hình ai đắp, tiếng tiêu thiều chín chặp; sụt sùi kia vì nổi

đắng cay, thiết văn tế mấy hàng tình tự kể ra tích lớp.

Thuở Minh Mạng kinh quyền, người có chức chốn thị truyền, sắm sửa cũng xuê xang, năm Canh Thìn (1820), phong khí đất khôn dời, thấy thiên hạ nhộn nhàng như sấm chớp.

Ngài thấy vậy đau lòng sót dạ, thiết đàn cầu an ổn nhơn dân; Trời nghe cho trước vợ, sau chồng, muốn tiếng để cho thạnh hòa hương ấp, thời đồng theo đi xuống chốn huỳnh tuyền, đều bị quái mới về miền thạch lập, cơn sóng gió phu thê là nghĩa trọng, đem thân cầu thế tử ít muôn ngàn; cuộ sống tang thương biến cải khó bao nài.

Thay phận cứu tri sanh nhiều mấy thập, thảm là thảm Bà mồng chín ngày trong tháng sáu, bước chân lên Ngọc Đế quì tâu; thương là thương Ông mồng mười

40

sau có một ngày, nay hương thôn cám tưởng tấm lòng vàng; thấy gian san mà tủi hổ với gian san, nên phổ hội sấm dưng bàn lễ bạc, ngọn rau tất đất nhân ân, bát nước cây hương xin hưởng giúp cho hương lý thời nay, võ lao thiểu nhựt tân, trong phổ hội đặng khương cường sĩ dân tặp.

Hỡi ôi! Thương thay!

Sau đó nhân dân tự do lễ bái. Ban tế tự tiếp đón các quan khách, đãi cơm, cùng một số hoạt động khác cho đến kết thúc lễ giỗ. Năm 2009, Ủy ban nhân dân thành phố Cao Lãnh ra quyết định công nhận lễ giỗ thường niên của ông bà Đỗ

Công Tường là lễ hội văn hóa - lịch sử cấp thành phố, với nhiều hoạt động vui chơi như: hoạt cảnh, đờn ca tài tử, đá gà nghệ thuật, múa lân, biểu diển thể dục dưỡng sinh, thi đấu bóng đá, chạy việt dã và các trò chơi dân gian… nhằm thể hiện lòng tôn kính, ghi nhớ công đức của ông bà Đỗ Công Tường.

* Lễ hội đền thờ Tam VịĐại Thần

Đền thờ Tam VịĐại Thần thuộc ấp 1, xã Mỹ Tân, thành phố Cao Lãnh [PL1- H7, tr.4], được xây cất để thờ ba vị anh hùng có công trong cuộc buổi đầu kháng chiến chống Pháp gồm: Thống Linh, Thống Chiếu, Thống Bình. Đền thờ nằm trong khuôn viên trường Trung học cơ sở Thống Linh, phía sau đền là phần mộ của ông Thống lãnh binh Nguyễn Văn Linh. Năm 2001, Đền thờđược công nhận là Di tích LSVH cấp tỉnh. UBND thành phố Cao Lãnh đã có kế hoạch trùng tu, sửa chữa lại khuôn viên đền thờ, di dời trường Trung học cơ sở Thống Linh sang địa điểm mới

để xây dựng khu vực này thành một khu Di tích LSVH trọng điểm phục vụ cho nhu cầu tham quan và tâm linh của người dân. Hàng năm, lễ hội tại đền thờ được tổ

chức vào ngày mất của ông Nguyễn Văn Linh nên người dân thường gọi là lễ giỗ cụ

Thống Linh.

Trong tâm thức của nhân dân những anh hùng hi sinh cho dân tộc “sinh vi tướng, thác vi thần” nên các phần nghi thức tế lễ tương tự như cúng Thần ởđình làng (nhưng ởđây có sự giản lược hơn). Hàng năm, để tưởng nhớđến Thống Lãnh binh Nguyễn Văn Linh và hai cận vệ Thống Chiếu, Thống Bình vào ngày mất của ba Ông

41

(ngày 06 và 07 tháng 07 âm lịch), Chính quyền và nhân dân thành phố Cao Lãnh,

Đồng Tháp đã long trọng tổ chức lễ giỗ theo chương trình lễ hội truyền thống cấp Thành phố; song với đó còn tổ chức hoạt động văn hóa, nghệ thuật, kéo co, thi đấu võ cổ truyền, trò chơi dân gian, đờn ca tài tử và chương trình văn nghệ tổng hợp do

Đoàn Văn Công Đồng Tháp biểu diễn. Ngày giỗ cụ Thống Linh không chỉ có ý nghĩa là giỗ ông bà trong phạm vi gia đình mà còn được xem như ngày giỗ tổ tiên chung của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý lễ hội truyền thống ở thành phố cao lãnh đồng tháp (Trang 44)