Quản lý nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý lễ hội truyền thống ở thành phố cao lãnh đồng tháp (Trang 71)

8. Cấu trúc đề tài

2.2.3.1. Quản lý nguồn nhân lực

Hiện nay, tại các khu vực tổ chức lễ hội, có hai loại nguồn nhân lực được quản lý, bao gồm: nguồn nhân lực tại chỗ và nguồn nhân lực vãng lai. Nguồn nhân lực tại chỗ là thành viên trong Ban quản lý di tích, Ban tổ chức lễ hội, người dân địa phương, những người tham gia các hoạt động lễ hội. Nguồn nhân lực vãng lai gồm các đối tượng lao động, kinh doanh dịch vụ không cốđịnh, hướng dẫn viên, lái xe chở khách, chụp ảnh, người bán hàng rong, các đối tượng ăn xin, bán vế số, lang thang…

62

Đối với quản lý nguồn nhân lực tại chỗ cũng thường hay biến động do một số

thành viên ảnh hưởng tuổi tác hay do tính chất tham gia vào hoạt động lễ hội là trên tinh thần tự nguyện nên do vì lý do nào đó họ không tham gia nữa nên hàng năm UBND xã/phường đều kiện toàn Tiểu ban quản lý di tích, thành lập Ban tổ chức lễ

hội, xây dựng nội dung, chương trình, kế hoạch, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, bộ phận giúp việc trên cơ sở phù hợp trình độ, năng lực của từng người. Trước, trong và sau khi lễ hội kết thúc, tổ chức họp giao ban thường xuyên và đột xuất nhằm đánh giá kết quả từng khâu hoạt động, kịp thời phát hiện và đề ra giải pháp để tháo gỡ những khó khăn vướng mắc; họp báo cáo công khai tài chính, rút kinh nghiệm cho lần tổ chức sau hay triển khai cách quản lý và tổ chức mới hiểu quả hơn trong năm tới.

Đối với quản lý nguồn nhân lực vãng lai đến tham gia vào hoạt động tại các

điểm di tích nơi diễn ra lễ hội, UBND xã/phường giao cho Ban quản lý di tích, Ban tổ chức lễ hội xây dựng kế hoạch và có biện pháp cụ thểđể kiểm soát như: sắp xếp, bố trí các sạp kinh doanh nhất là kinh doanh dịch vụăn uống phải tuân thủ các quy

định của cơ quan quản lý về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm giao cho y tế, môi trường và an toàn vệ sinh thực phẩm kiểm tra nhắc nhở và xử lý nếu có vi phạm, không lấn chiếm không gian nơi diễn ra lễ hội bán hàng đúng nơi quy định, thực hiện việc thu gom rác thải theo quy định của ban tổ chức; phân công Công an phường kiểm tra, kịp thời phát hiện các đối tượng lang thang, ăn xin, các đối tượng có hành vi trộm cắp, tổ chức các trò chơi giải trí cờ bạc trá hình (bầu-tôm-cua-cá; cờ

bạc trá hình, vui chơi có thưởng…) và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Đối với lễ hội cấp Thành phố thì UBND Thành phố chỉđạo tất cả các ngành liên quan để phối hợp tổ chức thực hiện và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng ngành gồm các cơ quan, ban ngành như: Phòng Văn hoá và Thông tin Thành phố, Trung tâm Văn hoá Thể thao Thành phố, Công an và Quân sự Thành phố, Phòng Y tế và Trung tâm Y tế Dân số Thành phố, Phòng Tài chính - Kế hoạch Thành phố, Ban quản lý chợ Cao Lãnh, Thành đoàn Cao Lãnh, Ban Quản lý Công trình Công cộng Thành phố, Điện lực Thành phố, Phòng LĐ-TB&XH Thành phố, Đài Truyền

63

thanh Thành phố, Văn phòng HĐND&UBND Thành phố, Ban Quản lý di tích nơi tổ chức Lễ hội, Phòng Giáo dục và Đào tạo Thành phố, Các Trường THPT đặt tên các di tích, Trường Đại học Đồng Tháp, UBND các xã, phường nơi tổ chức lễ hội… Trong quá trình thực hiện sẽ do Phòng VHTT chịu trách nhiệm theo dõi nắm tình hình và kịp thời báo cáo UBND Thành phố xử lý khi có sự cố xảy ra, đồng thời sau lễ hội sẽ tiến hành họp rút kinh nghiệm và làm báo cáo tổng hợp trình trình Phó chủ

tịch UBND phụ trách văn hóa xã hội xem xét ký duyệt. 2.2.3.2. Quản lý nguồn tài chính

Các lễ hội truyền thống ở thành phố Cao Lãnh chủ yếu là do cấp xã/phường quản lý và tổ chức, không có di tích và lễ hội nào có bán vé tham quan, do vậy nguồn kinh phí chi cho lễ hội chủ yếu là nguồn thu từ tài trợ của một số đơn vị, doanh nghiệp; từ nguồn công đức của nhân dân và khách thập phương; thu từ việc tổ chức trông giữ phương tiện giao thông; thu từ bố trí cho thuê các gian hàng…

Đối với một số lễ hội được tổ chức với quy mô cấp Thành phố như: lễ hội đền thờ

ông bà Đỗ Công Tường, lễ hội đền thờ Thống lãnh binh Nguyễn Văn Linh… Ngân sách Thành phố sẽ hỗ trợ một phần việc tổ chức các lễ hội. Ngoài ra ban tổ chức lễ

hội còn vận động xã hội hóa cho công tác tổ chức lễ hội.

Qua tìm hiểu thực tế được biết kinh phí thu được từ việc tổ chức lễ hội từ

khoảng 50 - 70 triệu/năm đối với các lễ hội đình làng ở các xã phường, còn đối với lễ hội cấp thành phố là vài trăm triệu; cụ thể là theo thông tin từ bà Trần Út Ráng người đang giữ tài chính của đình Tân Tịch (phường 6) nguồn thu năm 2015 từ hai lần tổ chức lễ hội là 63.820.000 đồng; còn theo báo cáo tài chính của Ban quản lý

đền thờ ông bà Đỗ Công Tường cho Phòng VHTT thì nguồn kinh phí thu được năm 2015 là 478.188.000, tất cả nguồn kinh phí trên sẽ do Ban quản lý giữđể tổ chức lễ

hội năm sau và những lần trùng tu, tôn tạo di tích. Hằng năm nguồn ngân sách thành phố hỗ trợ cho hai lễ giỗ cấp Thành phố là 190.000.000 đồng (lễ hội đền thờ Đỗ

64

Việc quản lý tài chính không buông lỏng mà được thống nhất thực hiện theo quy trình, sau khi lễ hội kết thúc Ban tổ chức lễ hội thường công khai tài chính và giao nguồn thu cho thành viên uy tín trong Ban Quản lý di tích (hoặc UBND xã/phường giữ) sau đó đầu tư trở lại cho các hoạt động tổ chức lễ hội năm sau và cho công tác tôn tạo, tu bổ di tích. Một sốđịa phương Ban quản lý di tích và Ban tổ

chức lễ hội còn thống nhất nhau thực hiện trích một khoản kinh phí nhỏ cho những người trực tiếp tham gia công tác giữ gìn, bảo vệ di tích, công tác tổ chức, điều hành lễ hội, tuy nhiên, chỉ mang tính động viên để công tác quản lý Di tích LSVH và lễ

hội truyền thống của địa phương được hiệu quả hơn vì ngay từ ban đầu ai cũng hiểu tham gia vào hoạt động lễ hội trên tinh thần tự nguyện không vì thu nhập hay mục

đích kinh tế.

Nhìn chung công tác quản lý tài chính của di tích và lễ hội ở thành phố Cao Lãnh được thực hiện hiệu quả, không để xảy ra hiện tượng tiêu cực, lãng phí, không minh bạch trong thu, chi nguồn tài chính xã hội hóa, công đức từ nhân dân và khách thập phương. Đối với nguồn kinh phí từ ngân sách, đều được thực hiện thanh quyết toán theo quy định nhà nước hiện hành.

2.2.4. Đảm bo an ninh trt t, v sinh, phòng chng cháy n

2.2.4.1. Quản lý các hoạt động dịch vụ

Trong công tác tổ chức lễ hộihoạt động dịch vụ phục vụ lễ hội là hoạt động không thể thiếu tại các lễ hội, bao gồm: các nhà hàng, quầy hàng kinh doanh dịch vụăn uống, các quầy hàng phục vụăn uống miễn phí, nhà hàng đặc sản địa phương, quầy bán hàng lưu niệm, phục vụ sắm lễ, khu vui chơi giải trí, chụp ảnh, trông giữ

phương tiện giao thông… Chính vì vậy, quản lý hoạt động dịch vụ phục vụ du khách tại các lễ hội truyền thống trên địa bàn luôn được các cấp xã/phường và Thành phố quan tâm, đặc biệt là tại những lễ hội quy mô lớn như: lễ hội đền thờ

Nguyễn Văn Linh, lễ hội đền thờ ông bà Đỗ Công Tường…

Để đảm bảo việc quản lý hoạt động dịch vụ hiệu quả, phù hợp với đặc điểm tình hình của mỗi địa phương, Thành phố giao UBND xã/phường hoàn toàn trách

65

nhiệm việc giải tỏa mặt bằng, phân bố vị trí các hoạt động dịch vụ phù hợp các khu vực tại di tích; trước khi bàn giao lại cho các cá nhân/đơn vị tổ chức hoạt động dịch vụ thực hiện ký cam kết về việc thực hiện các hoạt động dịch vụ theo quy định Nhà nước và các quy định do Ban tổ chức lễ hội ban hành.

Đối với các cơ sở kinh doanh nhà hàng đặc sản, dịch vụ ăn uống gần khu di tích đều phải có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, tiến hành chỉnh trang đảm bảo tính mỹ quan đô thị, các chổ nấu ăn và khu vực phục vụ ăn uống miễn phí của Ban tổ chức lễ hội phải được bố trí khu vực riêng, rọn ràng sạch sẽ, đồng thời nhờ

các ngành chức năng phối hợp kiểm tra các nguồn thực phẩm do người dân hiến tặng phục vụ lễ hội để đảm bảo vệ sinh an toàn thực thẩm và sức khỏe cho người tham gia lễ hội.

Do tới dịp lễ hội lượng khách thập phương đến lễ hội rất đông nên việc tổ

chức trông giữ các phương tiện giao thông được giao cho đội tự quản dân phòng của xã/phường hoặc các tổ dân phố tuỳ theo từng lễ hội (hoặc cá nhân, tổ chức bên ngoài có nhu cầu đấu thầu nhưng phải niêm yết giá và thực hiện các quy định của

địa phương và Ban tổ chức lễ hội). Các bãi trông giữ phương tiện đều được bố trí theo chỉđạo của UBND xã/phường, không để các hộ dân mở các điểm trông xe tự

phát; phải công khai giá và thu tiền theo đúng giá niêm yết được UBND Thành phố

quy định về giá cả các phương tiện giao thông. Đối với một số lễ hội, Ban tổ chức lại không thu tiền trông giữ phương tiện giao thông, mà trích một phần kinh phí thu

được từ nguồn công đức để bồi dưỡng cho những người tham gia trông giữ phương tiện giao thông, nhằm tránh tình trạng thu tiền không đúng giá quy định, đây có thể

cũng là cách làm hợp lý nhưng chỉ phù hợp với các di tích lớn có nguồn thu ổn định. Bên cạnh đó, UBND Thành phố khuyến khích việc trưng bày, bán các sản phẩm địa phương nhằm quảng bá hình ảnh, con người Đồng Tháp với nhân dân và khách thập phương: Xoài (Thành phố Cao Lãnh), Mận Hòa An (xã Hòa An, thành phố Cao lãnh), Nhãn IDOR (xã Tân Thuận Đông, thành phố Cao Lãnh), các sản phẩm đặc sản của Đồng Tháp như: Mắm Gáo Giồng, các loại khô cá, đặc biệt là khô

66

nháy (vũ nữ chân dài), Bánh phồng tôm Sa Giang… Đây là những sản phẩm mang

đậm nét truyền thống kết tinh từ bàn tay khéo léo của người dân địa phương. 2.2.4.2. Công tác đảm bảo vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm Như phần trên đã nói vấn đề vệ sinh môi trường, cảnh quan đô thị, an toàn vệ

sinh thực phẩm luôn được các ngành chức năng quan tâm quản lý. Thực hiện chỉ đạo của Thành uỷ, UBND thành phố Cao Lãnh, công tác đảm bảo vệ sinh an toàn trên địa bàn thành phố được triển khai thống nhất từ việc tổ chức tuyên truyền, tập huấn nghiệp vụ, cấp phép, kiểm tra, ký kết đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm… cho các hộ kinh doanh, các tiểu ban hậu cần phục vụ ăn uống miễn phí của lễ hội.

Đặc biệt, việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong tổ chức lễ hội là vấn đề nổi cộm, được ngành y tế hết sức chú trọng.

Hàng năm, trước mùa lễ hội, phòng y tế và trung tâm y tế dự phòng Thành phố đều có văn bản chỉ đạo công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; trong mùa lễ

hội, phối hợp với UBND các xã/phường và một số đơn vị chức năng nhưđội quản lý thị trường, công an tiến hành kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm tại các nhà hàng xung quanh di tích có lễ hội, kiểm tra các quầy hàng kinh doanh dịch vụăn uống tại khu vực di tích, tổ chức ký cam kết về nguồn gốc chất lượng, quy trình chế biến

đảm bảo quy định về y tế.

Đối với việc tổ chức phục vụăn uống trong di tích vào dịp lễ hội Ban Tổ chức lễ hội và những người tham gia lễ hội, UBND Thành phố yêu cầu Ban tổ chức lễ

hội báo cáo bộ phận hậu cần phục vụ ăn uống phải có kế hoạch cụ thể về số lượng bàn, các món ăn, thời gian ăn uống, nguồn gốc mua bán thực phẩm nhằm đảm bảo không ăn uống tràn lan và mất vệ sinh an toàn thực phẩm.

Về công tác đảm bảo vệ sinh môi trường, UBND Thành phố chỉđạo phòng Tài nguyên và môi trường, Phòng VHTT phối hợp với Ban quản lý công trình công cộng thành lập tổ công tác và chủđộng phối hợp với các di tích có lễ hội tăng cường ánh sáng công cộng phục vụ lễ hội, bố trí thêm thùng rác tại các di tích trong những ngày diễn ra lễ hội nhưng có khi không đáp ứng đủ vào giờ cao điểm nhất là sau các

67

chương trình văn nghệ lượng rác thác thải túi nilon, ly nhựa do nhân dân địa phương và du khách bỏ lại rất nhiều nên thường tăng cường công nhân phục vụ việc thu gom, quét rửa đường và vận chuyển rác vào ban đêm, không để tình trạng rác thải tồn đọng gây ô nhiễm và mất mỹ quan tại di tích, lễ hội. Đối với một số lễ hội lớn (Đỗ Công Tường, Nguyễn Văn Linh), bố trí một số điểm nhà vệ sinh công cộng để phục vụ

khách thập phương. Đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền trên hệ thống đài truyền thanh xã/phường và tại nội quy tham quan di tích về việc thực hiện nếp sống văn hoá – văn minh đô thị, trong đó chú trọng hành vi ứng xử văn hoá, không xả rác thải bừa bãi, ăn mặc trang phục lịch sự phù hợp khi đến các Di tích LSVH, thực hiện các quy định của Ban quản lý di tích, ban tổ chức lễ hội về việc thắp hương, bày lễ…

2.2.4.3. Đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông, phòng chống cháy nổ

Công tác đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông và phòng chống cháy nổ

trong các lễ hội truyền thống được giao trách nhiệm chủ yếu cho Công an và Ban chỉ huy quân sự các xã/phường, nếu một số lễ hội được tổ chức quy mô Thành phố

thì giao cho Công an và Quân sự Thành phố phối hợp các ngành liên quan xây dựng phương án đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông, phòng chống cháy nổ khi diễn ra lễ hội. Nếu tính riêng lễ hội truyền thống cấp Thành phốđền thờ ông bà Đỗ

Công Tường năm 2014 số lượng cán bộ chiến sĩ, dân quân tham gia bảo vệ có đến 310 đồng chí.

Để đảm bảo an toàn, an ninh trật tự, hàng năm trước, trong và sau mùa lễ hội, Công an và Quân sự xã/phường tăng cường, đẩy mạnh các biện pháp kiểm soát nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn các hoạt động gây mất an ninh trật tự như: trộm cắp, cướp giật, say sỉn, đánh nhau, tổ chức các trò chơi trá hình mang tính cờ bạc, mê tín dị đoan… Đồng thời, tổ chức lực lượng giám sát, hướng dẫn các hoạt động tôn giáo thực hiện theo đúng quy định.

Vềđảm bảo an toàn giao thông, Công an Thành phố bố trí cán bộ trực chốt, tổ

chức phân luồng, hạn chế ùn tắc giao thông các tuyến giao thông xung quanh khu vực di tích có lễ hội, tổ chức tuần tra, kiểm soát tại các nút giao thông trọng điểm.

68

Đồng thời, đặt các biển chỉ dẫn, biển báo tại các nút giao thông, các biển báo khu vực hành lễ, nhất là trong các lễ hội truyền thống có chương trình Nghi sắc Thần quanh các đường phố luôn đảm bảo nghi thức được diễn ra tự nhiên lại vừa không

ảnh hưởng tới giao thông trên các tuyến đường đoàn Nghinh sắc đi qua… để tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý lễ hội truyền thống ở thành phố cao lãnh đồng tháp (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)