Giải pháp tăng cường nhận thức về vai trò và giá trị lễ hội truyền thống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý lễ hội truyền thống ở thành phố cao lãnh đồng tháp (Trang 103)

8. Cấu trúc đề tài

3.2.1. Giải pháp tăng cường nhận thức về vai trò và giá trị lễ hội truyền thống

Để phản ánh đúng bản chất tốt đẹp lễ hội truyền thống, thì UBND Thành phố

và các xã/phường địa phương cần đổi mới phương thức tổ chức quản lý lễ hội, có kế

hoạch chi tiết cho từng lễ hội, kiểm tra đánh giá thường xuyên; lấy yếu tố bản sắc văn hóa dân tộc làm nền tảng, thực hành trung thực, sinh động phong tục, tập quán cổ truyền nhằm gây ấn tượng cho mọi người cùng tham gia lễ hội. Để làm tốt điều

đó thì giải pháp được xem là nồng cốt có vai trò quyết định sự vận hành các giá trị

DSVH trong mọi tầng lớp xã hội là tuyên truyền nâng cao nhận thức về vai trò, giá trị của DSVH nhất là các DSVH văn hóa phi vật thể trong đó tiêu biểu có lễ hội truyền thống.

UBND thành phố Cao Lãnh cần tập trung chỉđạo, tổ chức tốt các hoạt động tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân trong thực hiện tốt Luật Di sản văn hóa và các quy định nhà nước về quản lý và tổ chức lễ

94

hội; về giá trị văn hóa của lễ hội truyền thống; mục đích, ý nghĩa của mỗi lễ hội truyền thống; hoạt động của các cấp Ủy đảng, chính quyền từ Thành phố đến cơ sở

trong quản lý và tổ chức lễ hội, trong bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội truyền thống… Từđó, huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị, phát huy trách nhiệm của toàn xã hội đối với việc đưa các hoạt động lễ hội vào nề nếp, góp phần phát huy sựđộc đáo, bản sắc văn hóa của mỗi địa phương qua mỗi lễ hội.

Chính quyền địa phương các xã/phường hoặc Ban quản lý các di tích nên phối hợp với Bảo tàng, Hội sử học sưu tầm của Tỉnh biên soạn các tư liệu, xuất bản các ấn phẩm, tờ gấp giới thiệu về công trạng của vị thần được thờ, giảng giải cho người dân trong cộng đồng cũng như khách dự lễ hội về nguồn gốc của lễ

hội, các nghi thức thờ cúng nhất thiết phải được tuân thủ, đây là vấn đề tác giả

nhận thấy ở hầu hết các di tích và lễ hội trên địa bàn nghiên cứu điều rất thiếu sót cần phải làm ngay trong thời gian tới.

Bên cạnh đó, việc nên khôi phục lại các trò chơi, trò diễn có nhiều giá trị

văn hoá trong lễ hội. Phải hiểu được ý nghĩa, giá trị của lễ hội, hiểu được thế nào là thuần phong mỹ tục, là truyền thống, thì người dân mới có ý thức gìn giữ và phát huy vốn tinh hoa văn hoá đó, tránh hiện tượng vi phạm di tích do thiếu hiểu biết, dẫn đến làm biến dạng những tập tục cổ truyền quý giá.

Ngày nay công nghệ truyền thông phát triển mạnh mẽ, người dân có điều kiện cập nhật thông tin qua các kênh thông tin đại chúng (báo, phát thanh, truyền hình…) của địa phương và Trung ương. Đây là điều kiện thuận lợi để các nhà quản lý văn hóa xã hội giới thiệu về giá trị của các di tích, lễ hội và các sản phẩm văn hóa du lịch đặc trưng của địa phương. Cho nên phải đẩy mạnh tổ chức hoạt động tuyên truyền trên hệ thống đài truyền thanh xã/phường, Thành phố; xây dựng và thực hiện chuyên mục tuyên truyền trên truyền hình chuyên về giới thiệu các di sản văn hóa của địa phương theo định kỳ tháng, quí trong năm, trong đó đặc biệt chú trọng mùa tổ chức lễ hội truyền thống.

95

Cần xây dựng trang thông tin điện tử của Thành phố về di sản văn hóa (bao gồm: Danh mục các di tích LSVH và lễ hội truyền thống trên địa bàn Thành phố; Giới thiệu chung về công tác quản lý di tích và lễ hội truyền thống; Trang giới thiệu chuyên sâu về từng di tích, từng lễ hội truyền thống…) cùng với đó các Ban quản lý di tích, Ban tổ chức lễ hội cần thành lập trang website thông tin điện tử riêng cho di tích của mình trước nhất là các di tích, lễ hội đã được công nhận, để du khách có thể

cập nhật thông tin liên hệ, nghiên cứu khi cần thiết.

Hơn nữa, tổ chức tuyên truyền trực quan bằng pano, khẩu hiệu, banner, cờ hội, cờđuôi nheo, cờ hồng kỳ…cần tăng cường tính chuyên nghiệp trong công tác tuyên truyền, bằng cách họp báo để nhất quán các thông tin cung cấp cho báo chí, tránh

đưa tin, viết bài theo kiểu khen và chê mâu thuẫn nhau.

Tổ chức hội diễn, liên hoan văn nghệ bằng hình thức sân khấu hóa; Xây dựng kịch bản và tổ chức biểu diễn sân khấu hóa nhằm giới thiệu về những nhân vật được tôn thờ trong các di tích và lễ hội truyền thống; Tổ chức các hội thi tìm hiểu về lịch sử văn hóa, lễ hội truyền thống…

Xây dựng giáo án nhằm đưa nội dung tuyên truyền vào giáo dục vai trò, ý nghĩa của DSVH, lịch sử văn hóa địa phương tại các trường học theo cấp học và mức độ khác nhau để nhằm thực hiện giáo dục giới trẻ hiện nay theo lời dạy của Bác: “Dân ta phải biết sử ta, cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”. Đồng thời tổ

chức các sân chơi, các hoạt động ngoại khóa cho học sinh, sinh viên trong khuôn viên di tích và nội dung các hoạt động cũng gắn liền với di tích và lễ hội.

Công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức của nhân dân về DSVH là công việc cần làm lâu dài không phải một ngày một bữa hay đến lễ hội mới tuyên truyền mà cần phải làm thường xuyên theo kiểu “mưa dầm thấm đất” và sinh động bằng nhiều hình thức. Đặc biệt quan tâm tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức cho cộng đồng, phòng ngừa những hoạt động mê tín dịđoan, các tệ nạn xã hội khác sống ký sinh trong lễ hội. Nếu nhân dân xem việc đốt vàng mã, coi xem bói toán là những điều nhảm nhí, thì người dân sẽ không thực hành nữa “tức cái đầu đã thông

96

mới chuyển thành hành động” giúp việc quản lý những tệ nạn này trong lễ hội sẽ

gặp thuận lợi hơn. Các ngành chức năng, các cơ quan quản lý ở Thành phố cần xác

định rằng dù công tác tuyền truyền nâng cao nhận thức người dân có khó khăn vẫn phải kiên trì thực hiện và đòi hỏi có sự phối, kết hợp đồng bộ của các ban, ngành văn hóa thông tin, truyền thanh và đặc biệt là ngành giáo dục. Bởi một khi dân trí cao, thì ý thức người dân cũng tốt hơn, các tệ nạn cũng bị đẩy lùi, khi đó công tác quản lý lễ hội mới dễ dàng và đạt hiệu quả cao. Song với đó cần thường xuyên nêu các gương người tốt, việc tốt trong việc tham gia tổ chức và quản lý lễ hội, đăng tải trên các phương tiện truyền thông đại chúng, trên cơ sở góp một phần làm cho người dân ý thức về quyền lợi và nghĩa vụ của họ tham gia lễ hội.

Để nâng cao chất lượng của việc thực hành lễ hội truyền thống, thì việc đầu tiên phải làm cho người tham dự hiểu giá trị của lễ hội. Hiện nay nhiều người đi lễ

thậm chí không biết mình lễ gì. Người đi lễ phải hiểu thần tích, không gian văn hóa,

đồ thờ tự và kèm theo đó là ứng xử văn hóa phù hợp. Phần lớn, người đi hội chưa có nhận thức chuẩn xác vềđức tin và giá trị của lễ hội, lòng tin chỉ nặng vềý nghĩa thực dụng [30, tr.157]. Nguyên nhân sâu xa là từ môi trường hiện thực xã hội, giáo dục xã hội và quản lý xã hội nói chung. Chúng ta phải xác định ý thức và hành vi của những người tham gia lễ hội, đối tượng chính góp phần quan trọng tạo nên những nguyên nhân của các bất cập, hạn chế trong các lễ hội hiện nay. Vì vậy, phải coi đây là trách nhiệm của toàn xã hội, với những giải pháp đồng bộ, lâu dài.

3.2.2. Gii pháp v hoàn thin cơ chế, chính sách qun lý l hi truyn thng

Hiện nay đã có nhiều văn bản, chính sách liên quan đến quản lý lễ hội như:

Luật di sản văn hóa, Quy chế tổ chức lễ hội, Nghịđịnh về xử phạt hành chính trong lĩnh vực văn hóa - thông tin… Tuy nhiên, chúng ta vẫn gặp những khó khăn trong việc quản lý các hoạt động lễ hội. Để nâng cao chất lượng hoạt động quản lý lễ hội trên địa bàn thành phố Cao Lãnh thì cần phải hoàn thiện, cụ thể hóa các cơ chế, chính sách hơn nữa giúp cho người dân và nhà quản lý dễ thực thi, thể hiện vai trò

97

là công cụ định hướng xã hội của Nhà nước đối với mọi tầng lớp nhân dân trong bảo tồn và phát huy các giá trị DSVH trong đó tiêu biểu là lễ hội truyền thống.

Đây được xem là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu của Thành phố nên Thành ủy, HĐND, UBND Thành phố phải tập trung chỉ đạo Phòng VHTT thành phố Cao Lãnh tham mưu các văn bản chỉ đạo, các hướng dẫn, hệ thống tiêu chí đánh giá trong công tác quản lý lễ hội truyền thống trên địa bàn các xã/phường cụ thể thiết thực hơn từ những quy định chung từ Luật, Thông tư, Nghịđịnh của Nhà nước cho phù hợp linh hoạt với từng tình hình địa phương.

Phòng VHTT chủ động phối hợp với các Sở, các ban ngành chức năng và UBND các xã/phường tiến hành khảo sát, thống kê cập nhật thực tế số lượng, thực trạng các di tích và lễ hội qua từng năm để lập chương trình, đề án, kế hoạch giai

đoạn, kế hoạch hàng năm để triển khai công tác quản lý và tổ chức lễ hội; trong bảo tồn và phát huy giá trị của các di tích trong giai đoạn từ nay đến năm 2020.

UBND các xã/phường phải thường xuyên cân nhắc và kiện toàn Ban quản lý di tích, Ban tổ chức lễ hội trên cở sở phát huy tinh thần ý thức tự nguyện tham gia giữ gìn và phát huy các giá trị của DSVH, tạo điều kiện cho các thành viên được tham gia học tập, tập huấn các lớp về DSVH (lễ hội truyền thống) do Thành phố

hay Tỉnh tổ chức. Khuyến khích người dân cần phát huy hơn nữa vai trò làm chủ

của mình trong các hoạt động cộng đồng bằng việc tìm hiểu và thực hiện các cơ chế

chính sách; đồng thời trong quá trình tham gia thực hiện thấy chưa hợp lý, vướng mắc góp ý kiến điều chỉnh để hoàn thiện cơ chế chính sách phù hợp với tình hình văn hóa địa phương của mình.

Các ngành chức năng, các nhà quản lý cần mở rộng giao lưu hợp tác, quảng bá về DSVH địa phương để du khách thập phương biết đến. Xây dựng các chính sách bảo tồn và phát huy di tích và lễ hội truyền thống gắn với “Đề án phát triển du lịch tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2015 – 2020”, đây chính là động lực nền tảng của sự

98

Phải có sự rà sót lại hệ thống các văn bản quản lý về lĩnh vực văn hóa đã ban hành trong thời gian dài để bổ sung, sửa đổi thì kịp thời; nghiên cứu chỉnh sửa hoặc ban hành các cơ chế, chính sách quản lý phù hợp với sự vận động của xã hội vì các hiện tượng văn hóa không phải bất di bất dịch nên các văn bản hướng dẫn, xử lý cũng phải vận hành trên quan điểm linh hoạt, các nhà quản lý văn hóa cần nhớ rằng không phải mọi sự cấm đoán trong quản lý điều mang lại hiệu quả đặc biệt là lĩnh vực tín ngưỡng – tâm linh.

Hệ thống các văn bản không chỉ do cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực văn hóa ban hành mà còn có những văn bản do các cơ quan trên lĩnh vực khác liên quan ban hành nên trong quá trình ban hành các văn bản trên địa bàn Thành phố cần nghiên cứu kỹ các văn bản trước đó và tình hình thực tếđịa phương tránh tình trạng giẫm chân lên nhau hoặc đi ngược hướng với nhau gay cản trở khó khăn trong thực hiện, tạo hiệu ứng không tốt trong nhân dân; cùng với đó việc thực thi các cơ chế, chính sách phải được thể chế hóa, triển khai đồng bộ giữa các cấp, các ngành ở các

địa phương nếu không văn bản chỉ nằm trên giấy tờ hoặc tình trạng “trống đánh xuôi kèn thổi ngược”.

Cần theo dõi quá trình trùng tu, tôn tạo, mở hội, thực hành lễ hội chú ý đến quản lý nội dung lễ hội, cách phát huy tính tích cực của cộng đồng trong quản lý và tổ chức lễ hội có đúng với các văn bản quy định hay không để kịp thời điều chỉnh hay khuyến khích nhân rộng trong các địa phương khác. Thành lập các đội kiểm tra liên ngành tăng cường công tác quản lý DSVH gắn trách nhiệm của chính quyền, các tổ chức đoàn thể và người dân trong việc bảo tồn và phát huy giá trị DSVH.

Đồng thời tham khảo ý kiến từ nhiều nguồn ban hành cơ chế tôn vinh khen thưởng, xử lý hành vi vi phạm cụ thể rõ ràng trong hoạt động trùng tu, tôn tạo và quản lý lễ

hội truyền thống của các cá nhân, doanh nghiệp để có cơ chế khuyến khích người dân tham gia bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của địa phương.

Dù các ngành chức năng của thành phố Cao Lãnh đã triển khai, ban hành nhiều quy định quản lý và xử phạt đối với các hành vi vi phạm, những tồn tại nảy sinh trong

99

quá trình quản lý và tổ chức lễ hội truyền thống nhưng các lĩnh vực văn hóa đặc biệt là lễ hội luôn vận động theo thời đại. Cho nên công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các văn bản của địa phương trong thực tế là rất cần thiết, giúp ngành văn hóa, các nhà quản lý theo sát được diễn biến đang diễn ra trong thực tiễn để kịp thời phát hiện xử lý vi phạm đồng thời cập nhật, sửa đổi các văn bản quản lý cho phù hợp với vận động xã hội.

Có thể nói rằng, cơ chế, chính sách là tiền đề tạo thuận lợi cho công cuộc quản lý di tích và lệ hội truyền thống. Bằng giải pháp hoàn thiện cơ chế, chính sách để

quản lý lễ hội, chúng ta mới có những chế tài phù hợp không gay tranh cãi để xử lý các vi phạm và tôn vinh những hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của lễ

hội truyền thống. Nhưng các nhà quản lý nên nhớ cơ chế, chính sách cũng có tính hai mặt, nếu phù hợp sẽ kích thích, tạo điều kiện cho văn hóa xã hội địa phương mình phát triển và ngược lại.

3.2.3. Gii pháp đầu tư ngun lc bo tn và phát huy giá tr ca l hi truyn thng truyn thng

3.2.3.1. Nâng cao vai trò Ban quản lý di tích và Ban tổ chức lễ hội

Công tác chuẩn bị các điều kiện đảm bảo cho lễ hội truyền thống diễn ra thuận lợi đồng thời phát huy các giá trị tốt đẹp đến cộng đồng thì cần có sự phân cấp quản lý một cách chặt chẽ, nhất quán cao, điều đó đòi hỏi sự phối hợp, thống nhất trong Ban quản lý di tích và Ban tổ chức lễ hội.

Hiện nay, hầu hết tại tất cả các xã/phường của thành phố Cao Lãnh có di tích lịch sử đều thành lập Ban quản lý Di tích LSVH. Các Ban quản lý di tích này do xã/phường trực tiếp quản lý và được thành lập theo Quyết định của Chủ tịch UBND các xã/phường. Ban Quản lý di tích các xã/phường có nhiệm vụ giúp UBND các xã/phường về công tác quản lý, trông coi, bảo vệ các di tích văn hóa và duy trì các hoạt động tín ngưỡng, trong đó có hoạt động lễ hội trên địa bàn. Ban quản lý di tích có cơ cấu thích hợp, chức năng, nhiệm vụ cụ thể riêng biệt, gồm: bộ máy lãnh đạo quản lý chỉđạo chung mọi công việc, có liên quan đến công tác quản lý di tích và lễ

100

hội, phục vụ phát triển du lịch; bộ phận bảo vệ an toàn cho di tích, cũng như các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý lễ hội truyền thống ở thành phố cao lãnh đồng tháp (Trang 103)