8. Cấu trúc đề tài
1.2.1.2. Đặc điểm dân cư
Dân cư ở thành phố Cao Lãnh đa phần là người Việt. Dân số năm 2009 là 161.950 người và 162.220 người năm 2010, tốc độ tăng bình quân 1,2% năm, mật độ
dân số 1.517 người/km2, thuộc vào loại cao so với bình quân toàn tỉnh Đồng Tháp. Mặc dù trình độ dân trí ngày càng cao nhưng mật độ dân cư phân bố không
đồng điều giữa các xã, phường, nội thành và ngoại thành. Đồng thời dân số đang có dấu hiệu bước vào cơ cấu già (thiếu nguồn lao động) sẽ ảnh hưởng đến khai thác tiềm năng để phát triển kinh tế - xã hội, cũng như việc xây dựng các thiết chế và tổ
chức các hoạt động văn hóa ở thành phố Cao Lãnh. 1.2.1.3. Đặc điểm tình hình kinh tế
Tốc độ tăng trưởng kinh tế Thành phố năm 2015 ước đạt 9,26% (chỉ tiêu kế
hoạch là 10%); trong đó, khu vực thương mại - dịch vụ đạt 9,79%; khu vực công nghiệp - xây dựng đạt 9,41%; khu vực nông - lâm - thủy sản đạt 3,63%.
27
Ước tổng chi ngân sách Thành phố năm 2015 là 497,19 tỷđồng, đạt 130,84% dự
toán. Trong đó, chi đầu tư xây dựng cơ bản 135,2 tỷđồng, chi thường xuyên 362,19 tỷ đồng. Thu tiền sử dụng đất đạt thấp ảnh hưởng đến kế hoạch chi đầu tư và trả nợđọng xây dựng cơ bản, phải chuyển nợđọng sang kế hoạch năm 2016 xử lý tiếp.
1.2.1.4. Đặc điểm văn hóa - xã hội
Sinh hoạt tôn giáo:Thành phố Cao Lãnh có khá nhiều tôn giáo, trong đó có đủ
5 tôn giáo lớn là Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Cao đài và Phật giáo Hoà Hảo. Nhìn chung, phần lớn tín đồ các tôn giáo ở thành phố Cao lãnh là nhân dân lao
động, có thái độ lao động cần cù và tinh thần yêu nước nồng nàn, đồng thời họ có niềm tin tôn giáo sâu sắc và nhu cầu sinh hoạt tôn giáo bình thường. Cho nên tín đồ
các tôn giáo luôn gắn bó chặt chẽ với cộng đồng dân cư, vừa chăm lo xây dựng tình làng, nghĩa xóm, đi theo sự lãnh đạo của Đảng và đóng góp một phần quan trọng vào sự nghiệp cách mạng an sinh xã hội cho toàn dân, vừa duy trì các sinh hoạt tôn giáo gắn bó với giáo hội theo phương châm “tốt đời đẹp đạo”.
Hoạt động tín ngưỡng: Hầu hết các hộ dân ở thành phố Cao Lãnh điều có thực hiện các nghi thức tín ngưỡng trong gia đình hay cộng đồng, ngoài thờ cúng tổ tiên ông bà trong gia đình mà vợ chồng cao tuổi thường có thờ ông độ mạng (còn gọi là bà mẹ sanh), bà tổ cô và có bàn thiên trước sân. Nghề nghiệp cũng là một yếu tố
làm tăng số lượng gia thần được thờ trong nhà. Ví dụ các hộ kinh doanh, mua bán
đều có thờ ông Địa và Thần tài, các hộ tiểu thủ công phần lớn đều có thờ tổ nghề
(tiên sư). Ngoài ra, địa bàn cư trú cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến số lượng gia thần thờ trong gia đình. Ở vùng sâu, vùng xa, nơi đồng bào định cư không lâu thì số
lượng gia thần được thờ nhiều hơn nơi khác. Mặt khác, cũng có một số gia đình thờ
các nhân vật lịch sử, những người có công mở cỏi, chống xâm lăng và đặc biệt hiện nay là chủ tịch Hồ Chí Minh.
Do hệ thống giao thông đường bộ ở thành phố Cao Lãnh ngày càng phát triển nên người dân chủ yếu đi lại bằng xe máy, ô tô… một số ít người dân ở nông thôn hay ở khu vực Cồn Tân Thuận Đông vẫn còn dùng xuồng, ghe để duy chuyển,
28
chuyên chở. Trong ẩm thực, người dân thành phố Cao Lãnh vẫn ưa chuộng các món truyền thống mang phong cách ẩm thực “khẩn hoang”, bên cạnh đó cũng không ngừng tiếp thu nhiều phong cách ẩm thực hiện đại khác. Sinh hoạt của người dân thành phố Cao Lãnh trong việc cưới, việc tang, lễ hội luôn gìn giữ những giá trị bản sắc dân tộc nhưng loại bỏ bớt các hủ tục lạc hậu rắc rối tốn kém, từđó một số tệ nạn xã hội cũng được đầy lùi. Trong sinh hoạt tinh thần đa phần người dân thành phố
Cao Lãnh nói riêng và Đồng Tháp nói chung vẫn mang cá tính của người dân Nam bộ hào sản, nghĩa khí, thích lãng mạn văn chương, thích giao du kết bạn, thường tổ
chức các sinh hoạt các câu lạc bộ đờn ca tài tử, hò, vè… Công tác bảo tồn và phát huy các loại hình di sản văn hóa được các cấp chính quyền và người dân quan tâm hơn. Triển khai kế hoạch thực hiện có hiệu quả phong trào an sinh xã hội và toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa...
1.2.2. Lễ hội truyền thống ở thành phố Cao Lãnh
1.2.2.1. Thống kê lễ hội truyền thống ở thành phố Cao Lãnh
Thành phố Cao Lãnh là vùng đất hình thành trong quá trình Nam tiến của Chúa Nguyễn, trong công cuộc khai phá hình thành xóm làng, thích nghi với thiên nhiên vừa hào sản “trên cơm dưới cá”; vừa khắc nghiệt “muỗi kêu như sáo thổi, đĩa lội tựa bánh canh; cỏ mọc thành tinh, rắn đồng biết gáy” và chống giặc ngoại xâm đã sản sinh và gìn giữ nhiều Di tích LSVH mà gắn liền là các lễ hội truyền thống.
Như phần đối tượng nghiên cứu đã nói trong chuyên luận này chỉ tập trung thống kê nghiên cứu các lễ hội truyền thống của người Việt (Kinh) ở thành phố Cao Lãnh (vì thành phần người Hoa ở thành phố Cao Lãnh rất ít và cũng không có cơ sở
thờ tự nào tổ chức lễ hội). Theo số liệu thống kê từ công trình nghiên cứu về lễ hội truyền thống người Việt của tác giả Nguyễn Xuân Hồng ởĐBSCL thì Đồng Tháp có 72 lễ hội truyền thống [30, tr.65], còn theo danh mục thống kê của Phòng Quản lý DSVH văn hóa năm 2014 thì toàn tỉnh Đồng Tháp có 117 lễ hội (2 cấp Tỉnh, 7 cấp huyện, thị xã, thành phố và 108 cấp xã/phường) diễn ra tại đình, đền, miếu, gò… Trong đó ở thành phố Cao Lãnh có 11 lễ hội (2 lễ hội truyền thống lịch sử cách
29
mạng, 9 lễ hội dân gian/lễ hội truyền thống), một con số khá khiêm tốn so với tổng số
lễ hội ở toàn Tỉnh. Tuy nhiên đó là một phần tài sản vô giá gắn với những trang sử
oai hùng, cũng như những sắc thái văn hoá độc đáo của vùng đất và con người Cao Lãnh, Đồng Tháp nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung. Trải qua biết bao thăng trầm của lịch sử, những giá trị cao quý, tinh hoa văn hoá của “đất sen hồng”đã trao truyền và tồn tại cho đến ngày nay.
Để có được những số liệu thống kê về lễ hội dân gian/lễ hội truyền thống
được đầy đủ, tác giảđã dựa vào nhiều nguồn tài liệu như: công trình nghiên cứu của tác giả Nguyễn Xuân Hồng “Lễ hội truyền thống của người Việt ởĐồng bằng sông Cửu Long vấn đề bảo tồn và phát huy”; thống kê lễ hội của Phòng Quản lý DSVH (Sở VHTTDL Đồng Tháp), Phòng VHTT thành phố Cao Lãnh và các số liệu thống kê qua quá trình khảo sát, điền dã của tác giả.
Qua quá trình nghiên cứu, phân tích các tài liệu liên quan đến đề tài cho thấy việc thống kê lễ hội dân gian/lễ hội truyền thống cũng hết sức phức tạp bởi số lần tổ
chức định kỳ tùy theo kinh phí của địa phương; cách gọi đối tượng thờ tự trong đình,
đền, miếu… là không nhất quán; quy mô của các cơ sở thờ tự cũng khác nhau có cái thuộc về cộng đồng cũng có cái thuộc cá nhân, gia đình, dòng họ hay cách gọi tên lễ
hội khác nhau của người dân và người quản lý… Vì vậy tôi chọn thống kê lễ hội dân gian/lễ hội truyền thống ở thành phố Cao Lãnh theo các tiêu chí cơ sở thờ tự (cái bất biến), theo tên gọi của đối tượng thờ tự, đặc biệt theo cơ sở thờ tự có diễn ra lễ hội
tức là có những nghi thức cúng, tế, hát bội… và các hoạt động trò chơi dân gian trong lễ hội, các cơ sở thờ tự khác không hội đủ hai yếu tố trên thì không nằm trong phạm vi nghiên cứu của luận văn này. Bên cạnh đó, theo tinh thần Luật di sản văn hóa và Quy chế tổ chức lễ hội thì lễ hội truyền thống phải do cộng đồng làm chủ thể vận hành, trao truyền qua các thế hệ tồn tại đến ngày nay, cho nên có khi lễ hội ngày trước bản chất là lễ hội truyền thống nhưng sau thời gian vận động phát triển theo ý muốn của các nhà quản lý Nhà nước về văn hóa trở thành loại hình lễ hội khác (lễ
30
giỗ Cụ Nguyễn Quang Diêu ở thành phố Cao Lãnh những lễ hội này cũng không nằm trong sự thống kê và phạm vi nghiên cứu của tác giả.
Qua các nguồn tài liệu và kết quả khảo sát hiện nay, ở thành phố Cao Lãnh còn lưu giữđược 9 lễ hội truyền thống được duy trì tổ chức hàng năm tại các cơ sở đình, đền như sau:
- Lễ hội tại Đình: Do điều kiện lịch sử hình thành, đình làng ở thành phố Cao Lãnh cũng giống như hầu hết đình làng ở Nam bộ có nội dung thờ thần Thành Hoàng bổn cảnh, thường không có tên thần cụ thể mà chỉ thờ với chữ Thần (Hán tự)
ở chính điện và chủ yếu là nam thần, ngoài đối tượng thờ chính Thần Hoàng các ngôi đình có thờ nhiều thần phối tự và thần trong tín ngưỡng dân gian. Lễ hội đình là văn hóa dân gian thuộc nét đẹp văn hóa dân tộc là di sản quý của dân tộc cần
được giữ gìn và phát huy. Phần lớn các lễ hội ở thành phố Cao Lãnh được tổ chức tại
Đình như (7 lễ hội):lễ hội đình Tân An (phường 11), lễ hội đình Tân Tịch (phường 6), lễ hội đình Mỹ Ngãi (xã Mỹ Tân), lễ hội đình Bằng Lăng (xã Tân Thuận Tây), lễ
hội đình Tịnh Mỹ (xã Tịnh Thới), Lễ hội đình An Nhơn (phường 6), lễ hội đình Mỹ
Thạnh (xã Mỹ Trà).
- Lễ hội tại Đền: Tưởng nhớ các nhân vật lịch sử có công giúp dân khai hoang lập làng, cứu giúp dân làng thoát nạn tai, cùng dân làng chống giặc ngoại xâm, tất cả các vị thần được tôn thờ trong đền ở đây điều là nhân thần. Đại bộ phận các cơ
sở thờ tự này thường tổ chức lễ hội vào ngày giỗ của các vị ấy, nghi thức cúng tế
cũng tương tự như ởđình làng. Ở thành phố Cao Lãnh có 2 lễ hội, đó là lễ hội đền thờ Ông Bà Đỗ Công Tường (phường 2) lễ hội đền thờ Tam vịđại thần hay còn gọi là
đền thờ Thống Linh (xã Mỹ Tân).
- Lễ hội tại miếu: Ở thành phố Cao Lãnh cũng có khá nhiều miếu ven sông, ven đường thờ Ngũ Hành nương nương, Cửu Thiên huyền nữ, bà Thủy Long…; ở
vùng chuyên làm ruộng, vườn có miếu thờ thần Nông, Ngũ Hổ, Bà Chúa Xứ…; ở
gần chợ, ven đường thì có miếu cô hồn… nhưng chủ yếu là các ngôi miếu nhỏ và không tổ chức lễ hội.
31
- Lễ hội tại lăng, dinh, miếu, đình…thờ cá voi/cá ông: do loại hình lễ hội này tập trung ở các vùng ven biển cho nên thành phố Cao Lãnh nói riêng và toàn tỉnh
Đồng Thápkhông có loại hình lễ hội này.
- Lễ hội tại dinh, lăng mộ, gò: loại hình lễ hội này ở các huyện thị khác có như
dinh Đốc Binh Vàng – Trần Văn Năng (huyện Thanh Bình – Đồng Tháp), lễ hội Gò Tháp (huyện Tháp Mười – Đồng Tháp) nhưng ở thành phố Cao Lãnh cũng không có loại hình này.
Theo Nguyễn Xuân Hồng thì tín ngưỡng và lễ hội của người Việt ởĐBSCL rất
đa dạng và có thể chia làm ba nhóm: Tín ngưỡng thành hoàng, phú thần, nhân vật lịch sử/ lễ hội đình; Tín ngưỡng thờ Mẫu – nữ thần/Lễ hội tại miếu; Tín ngưỡng thờ
thần biển/ Lễ hội tại lăng thờ cá voi/ cá Ông dinh, miếu,…[30, tr.71]. Như vậy, ở
thành phố Cao Lãnh hiện nay chỉ có loại hình lễ hội truyền thống ở nhóm thứ nhất đó là tín ngưỡng thành hoàng, phúc thần và các nhân vật lịch sử diễn ra tại đình, đền.
1.2.2.2. Phân loại lễ hội truyền thống ở thành phố Cao Lãnh
Qua một số công trình nghiên cứu về lễ hội truyền thống đã được công bố, có thể thấy cách thức và quan điểm phân loại lễ hội các nhà nghiên cứu khác nhau, do mục đích nghiên cứu và góc độ tiếp cận khác nhau, có tác giả tiếp cận góc độ dân tộc học (Lê Thị Nhâm Tuyết); có tác giả tiếp cận góc độ đồng đại và nhóm đối tượng tham dự (Huỳnh Quốc Thắng). Còn tác giả Nguyễn Xuân Hồng dựa vào đối tượng thờ tự, cơ sở thờ tự và các nghi lễ được cử hành thì phân lễ hội truyền thống thành hai loại: một là, lễ hội thờ cúng các vị nhân thần; hai là, lễ hội thờ cúng các vị nhiên thần [30, tr.75]. Đây là cách phân loại rất phù hợp với tính chất các loại hình lễ hội truyền thống của người Việt ởĐBSCL và cũng rất gần gũi với đề tài của tác giả, tài liệu cung cấp cơ sở quan trọng cho việc phân loại lễ hội ở thành phố Cao Lãnh để tiện cho việc phân tích, đánh giá việc quản lý lễ hội. Tuy nhiên ở thành phố
Cao Lãnh chỉ có loại lễ hội nhóm thứ nhất, vậy tác giả tiếp tục phân loại hình thứ
32
cơ sở thờ tự là đình; lễ hội cúng những nhân vật lịch sử có công với dân, với địa phương tương ứng cơ sở thờ tự là đền để tiện cho việc nghiên cứu.
Lễ hội truyền thống ở thành phố Cao Lãnh nhìn chung có những đặc trưng cơ
bản như lễ hội truyền thống của đình, đền làng Nam bộ. Lễ hội thường gồm các nghi thức chính như: Lễ thượng kỳ, Lễ mộc dục, Lễ thỉnh sắc (Nghinh sắc), Lễ tỉnh sanh, Lễ túc yết, Lễ đoàn cả, Lễ cúng Tiền hiền, Hậu hiền, Lễ hồi sắc… Trong các lễ hội thì mỗi lễ hội ở thành phố Cao Lãnh có nội dung, đặc điểm và thời gian tổ
chức khác nhau do có sự khác nhau về lịch sử hình thành di tích, phong tục, tập quán của mỗi địa phương, quy mô di tích và lễ hội, song các lễ hội truyền thống của
đình, đền ở thành phố Cao lãnh đều có chung một diễn trình cơ bản như trên. Tùy theo tập tục từng địa phương, trong lễ hội cúng đình, đền còn có một số lễ
sau đây cũng được thực hiện: lễ tưởng niệm Anh hùng liệt sĩ - Chiến sĩ trận vong, lễ
Xã tắc, lễ Tiên sư, lễ Xây chầu (hay khai tràng có ý nghĩa khai thông thái cực; thường có xây chầu văn, xây chầu võ, hoặc bán văn - bán võ), lễ Đại bội (mang ý nghĩa sự biến hóa từ thái cực, đến lưỡng nghi, rồi tam tài, tứ tượng, bát quái, được thể hiện qua số lượng diễn viên trong tiết mục này), cúng thần nông, thổ địa, bạch hổ, ngũ hành, bà chúa xứ, tụng kinh cầu an và nhiều lễ khác nữa…
Ngoài ra, trong lễ hội truyền thống ở Cao Lãnh, còn có các hoạt động văn hoá văn nghệ như: hát bội, diễn kịch sân khấu hóa, đờn ca tài tử, trò chơi dân gian…
1.2.2.3. Vai trò lễ hội truyền thống đối với thành phố Cao Lãnh
Cũng như các vùng miền của Nam bộ hay cả nước, lễ hội truyền thống ở thành phố Cao Lãnh là một kho tàng phản ánh đầy đủ các mặt về đời sống sinh hoạt vật chất và văn hóa tinh thần của người Việt nói chung và của người dân Cao Lãnh,
Đồng Tháp nói riêng một cách chân thực và rõ nét, bởi chính những giá trị mà lễ hội truyền thống mang lại.
Lễ hội là dịp để người dân vui chơi, giải trí sau những ngày lao động vất vả. Nó không bị ràng buộc bởi nghi lễ tôn giáo, đẳng cấp, lứa tuổi, giới tính. Nếu phần lễ là những nghi thức thờ cúng thiêng liêng có tính quy phạm trật tự giúp người dân
33
an tâm hơn trong lao động sản xuất, thì hội là những sinh hoạt dân dã, phóng khoáng trên không gian sân đình để dân làng dự hội cùng tự do bình đẳng vui chơi