Đặc điểm văn hóa xã hộ i

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý lễ hội truyền thống ở thành phố cao lãnh đồng tháp (Trang 37 - 38)

8. Cấu trúc đề tài

1.2.1.4. Đặc điểm văn hóa xã hộ i

Sinh hoạt tôn giáo:Thành phố Cao Lãnh có khá nhiều tôn giáo, trong đó có đủ

5 tôn giáo lớn là Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Cao đài và Phật giáo Hoà Hảo. Nhìn chung, phần lớn tín đồ các tôn giáo ở thành phố Cao lãnh là nhân dân lao

động, có thái độ lao động cần cù và tinh thần yêu nước nồng nàn, đồng thời họ có niềm tin tôn giáo sâu sắc và nhu cầu sinh hoạt tôn giáo bình thường. Cho nên tín đồ

các tôn giáo luôn gắn bó chặt chẽ với cộng đồng dân cư, vừa chăm lo xây dựng tình làng, nghĩa xóm, đi theo sự lãnh đạo của Đảng và đóng góp một phần quan trọng vào sự nghiệp cách mạng an sinh xã hội cho toàn dân, vừa duy trì các sinh hoạt tôn giáo gắn bó với giáo hội theo phương châm “tốt đời đẹp đạo”.

Hoạt động tín ngưỡng: Hầu hết các hộ dân ở thành phố Cao Lãnh điều có thực hiện các nghi thức tín ngưỡng trong gia đình hay cộng đồng, ngoài thờ cúng tổ tiên ông bà trong gia đình mà vợ chồng cao tuổi thường có thờ ông độ mạng (còn gọi là bà mẹ sanh), bà tổ cô và có bàn thiên trước sân. Nghề nghiệp cũng là một yếu tố

làm tăng số lượng gia thần được thờ trong nhà. Ví dụ các hộ kinh doanh, mua bán

đều có thờ ông Địa và Thần tài, các hộ tiểu thủ công phần lớn đều có thờ tổ nghề

(tiên sư). Ngoài ra, địa bàn cư trú cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến số lượng gia thần thờ trong gia đình. Ở vùng sâu, vùng xa, nơi đồng bào định cư không lâu thì số

lượng gia thần được thờ nhiều hơn nơi khác. Mặt khác, cũng có một số gia đình thờ

các nhân vật lịch sử, những người có công mở cỏi, chống xâm lăng và đặc biệt hiện nay là chủ tịch Hồ Chí Minh.

Do hệ thống giao thông đường bộ ở thành phố Cao Lãnh ngày càng phát triển nên người dân chủ yếu đi lại bằng xe máy, ô tô… một số ít người dân ở nông thôn hay ở khu vực Cồn Tân Thuận Đông vẫn còn dùng xuồng, ghe để duy chuyển,

28

chuyên chở. Trong ẩm thực, người dân thành phố Cao Lãnh vẫn ưa chuộng các món truyền thống mang phong cách ẩm thực “khẩn hoang”, bên cạnh đó cũng không ngừng tiếp thu nhiều phong cách ẩm thực hiện đại khác. Sinh hoạt của người dân thành phố Cao Lãnh trong việc cưới, việc tang, lễ hội luôn gìn giữ những giá trị bản sắc dân tộc nhưng loại bỏ bớt các hủ tục lạc hậu rắc rối tốn kém, từđó một số tệ nạn xã hội cũng được đầy lùi. Trong sinh hoạt tinh thần đa phần người dân thành phố

Cao Lãnh nói riêng và Đồng Tháp nói chung vẫn mang cá tính của người dân Nam bộ hào sản, nghĩa khí, thích lãng mạn văn chương, thích giao du kết bạn, thường tổ

chức các sinh hoạt các câu lạc bộ đờn ca tài tử, hò, vè… Công tác bảo tồn và phát huy các loại hình di sản văn hóa được các cấp chính quyền và người dân quan tâm hơn. Triển khai kế hoạch thực hiện có hiệu quả phong trào an sinh xã hội và toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý lễ hội truyền thống ở thành phố cao lãnh đồng tháp (Trang 37 - 38)