Vai trò lễ hội truyền thống đối với thành phố Cao Lãnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý lễ hội truyền thống ở thành phố cao lãnh đồng tháp (Trang 42 - 44)

8. Cấu trúc đề tài

1.2.2.3. Vai trò lễ hội truyền thống đối với thành phố Cao Lãnh

Cũng như các vùng miền của Nam bộ hay cả nước, lễ hội truyền thống ở thành phố Cao Lãnh là một kho tàng phản ánh đầy đủ các mặt về đời sống sinh hoạt vật chất và văn hóa tinh thần của người Việt nói chung và của người dân Cao Lãnh,

Đồng Tháp nói riêng một cách chân thực và rõ nét, bởi chính những giá trị mà lễ hội truyền thống mang lại.

Lễ hội là dịp để người dân vui chơi, giải trí sau những ngày lao động vất vả. Nó không bị ràng buộc bởi nghi lễ tôn giáo, đẳng cấp, lứa tuổi, giới tính. Nếu phần lễ là những nghi thức thờ cúng thiêng liêng có tính quy phạm trật tự giúp người dân

33

an tâm hơn trong lao động sản xuất, thì hội là những sinh hoạt dân dã, phóng khoáng trên không gian sân đình để dân làng dự hội cùng tự do bình đẳng vui chơi tham gia và hưởng ứng vào các trò chơi dân gian và đương đại: trò chơi kéo co, đờn ca tài tử, cờ tướng, bắt vịt trên sông, bắt chạch trong chum,... Các nghi thức tế lễ

mang tính “cộng mệnh” kết hợp chặt chẽ với các trò chơi của phần hội thể hiện đậm nét “cộng cảm” đã làm nên ý nghĩa văn hóa thiêng liêng của lễ hội truyền thống.

Các lễ hội truyền thống ở thành phố Cao Lãnh còn gắn với những ngôi đình,

đền mang tín ngưỡng của người Việt ở Nam bộ (tín ngưỡng nông nghiệp, tín ngưỡng phồn thực, tín ngưỡng thờ thành hoàng làng, tín ngưỡng thờ anh hùng dân tộc, tín ngưỡng thờ người có công với dân…), hầu hết các lễ hội truyền thống điều hướng về

cội nguồn sâu đậm. Lễ hội ở Thành phố không những có nhiều hoạt động vui chơi giải trí dân dã và hiện đại mà còn đặc biệt gắn với nghi thức tín ngưỡng dân gian đặc sắc, với các tiền nhân có công với quê hương trong công cuộc khai hoang hình thành vùng đất và chống giặc ngoại xâm. Do vậy, có ý nghĩa rất lớn trong việc giáo dục truyền thống yêu quê hương và lòng tự hào dân tộc.

Thành phố Cao Lãnh, qua hàng trăm năm lịch sử khẩn hoang, chống chội với thiên tai và ngoại xâm đã để lại nhiều Di tích LSVH tín ngưỡng và tôn giáo, gắn liền với đó là các lễ hội truyền thống đã minh chứng vùng đất “Thủ phủ đất sen hồng” giàu truyền thống lịch sử văn hóa, cách mạng. Chính nhờ lễ hội truyền thống

đã gắn kết mỗi người dân chung một lý tưởng, một khát vọng sống vươn lên, anh dũng ngoan cường trong đấu tranh chống lại thiên tai, chống giặc ngoại xâm, bảo vệ

và xây dựng Tổ quốc. Từ đó có thể thấy những giá trị còn đọng lại trong lễ hội truyền thống ở Cao Lãnh, Đồng Tháp cho đến hôm nay đã là một mảng đời sống tinh thần của mỗi người dân, tạo thành lối sống và ứng xử văn hóa, được mọi người cảm nhận trong gắn kết cái đẹp và cái thiêng liêng.

Hiện nay, ở thành phố Cao Lãnh, lễ hội truyền thống đang trở thành động lực thúc đẩy, khích lệ chính quyền và nhân dân quyết tâm phấn đấu phát triển kinh tế - văn hóa xã hội theo hướng thương mại – dịch vụ - du lịch, bằng sự quan tâm của

34

chính quyền địa phương và chung tay của người dân luôn tìm cách nghiên cứu khai thác các giá trị văn hóa lễ hội truyền thống như chất xúc tác phát triển du lịch lễ hội tâm linh mà tiêu biểu là lễ hội đền thờ ông bà Đỗ Công Tường. Điều này đã tạo nên

đòn bẩy thúc đẩy phát triển văn hóa làm nền tảng để phát triển kinh tế - xã hội tạo nguồn thu và nâng rộng hình ảnh của địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý lễ hội truyền thống ở thành phố cao lãnh đồng tháp (Trang 42 - 44)