Giải pháp khai thác các giá trị lễ hội truyền thống trong phát triển kinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý lễ hội truyền thống ở thành phố cao lãnh đồng tháp (Trang 119 - 171)

8. Cấu trúc đề tài

3.2.5. Giải pháp khai thác các giá trị lễ hội truyền thống trong phát triển kinh

kinh tế - du lch địa phương

Công tác quản lý DSVH muốn đạt hiệu quả phải biết khai thác các giá trị của lễ hội truyền thống bằng việc phối hợp chặt chẽ, gắn liền với hoạt động kinh tế - du lịch để phát triển bền vững. Giải pháp này giúp địa phương không chỉ khai thác

được ngày càng nhiều tiềm năng của DSVH phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, mà là cách giữ gìn DSVH của địa phương.

Thành phố Cao Lãnh là trung tâm hành chính, kinh tế, văn hóa - xã hội của tỉnh Đồng Tháp, với lợi thế nằm ở tả ngạn sông Tiền, cách thành phố Cần Thơ

80km, cách thành phố Hồ Chí Minh 154km và cách biên giới Việt Nam – Campuchia 54km về hướng Bắc, là điều kiện thuận lợi để khách du lịch biết đến Cao Lãnh như một điểm thư giản tham quan các di tích và lễ hội nổi tiếng như: khu di tích mộ cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, Bảo tàng Đồng Tháp, lễ hội đền thờ ông bà Đỗ Công Tường…và thưởng thức các món ẩm thực dân gian độc đáo.

Trên cơ sở khai thác giá trị những di tích, lễ hội và điều kiện tự nhiên sẵn có của địa phương phục vụ phát triển du lịch, quảng bá hình ảnh địa phương. Để xác

110

du lịch tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2015 – 2020” để phát triển du lịch địa phương gắn với di tích, lễ hội truyền thống theo hướng bền vững, thì theo tác giả thành phố

Cao Lãnh cần những định hướng và giải pháp cụ thể như:

- Khuyến khích, kêu gọi, tạo mọi điều kiện cho các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp tham gia đầu tư cho hoạt động du lịch một cách bình đẳng, cùng có lợi, trên cơ sở hiểu biết và tôn trọng DSVH địa phương.

- Tập trung đầu tư có trọng tâm, trọng điểm những thế mạnh của thành phố

Cao Lãnh. Chẳng hạn như thế mạnh sinh thái, di tích, lễ hội truyền thống. Đặc biệt cần quy hoạch mở các khu vui chơi giải trí, trung tâm mua sắm dịch vụ cao cấp, phát triển các cơ sở lưu trú từ khách sạn đạt chuẩn sao đến các nhà dân theo hình thức homestay, các nhà hàng với những ẩm thực dân gian mang đậm bản sắc của thành phố Cao Lãnh cũng như vùng Đồng Tháp Mười để phục vụ du khách có cơ

hội thưởng thức, trãi nghiệm.

- Cần xây dựng các các chương trình hoạt động, các khu vui chơi giải trí dân gian gắn liền với di tích, lễ hội; phát huy các hình thức văn hóa dân gian, diễn xướng dân gian, các trò chơi dân gian như: hò, vè, đờn ca tài tử, chọi gà, chọi chim,

đá dế, đá cá… không những để du khách xem mà còn hướng dẫn du khách tham gia cùng sinh hoạt các loại hình này nhằm giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa dân gian, làm cho DSVH địa phương không bị mai một theo thời gian. Theo Anh Nguyễn Tấn Lực người dân đi lễ hội lễ giỗ Nguyễn Văn Linh ý kiến rằng muốn lễ

hội tốt hơn thì: “...Phải phục dựng lại phần hội dân gian thay vì ca múa nhạc hiện

đại, tổ chức các cuộc thi về tiểu sử công trạng của Thần có thưởng [PL2, tr. 34]. - Tổ chức các quầy quà lưu niệm tại các khu di tích vào dịp lễ hội; mời các nghệ nhân của các làng nghề truyền thống về biểu diễn và hướng dẫn du khách thực hiện để du khách có thể được trực tiếp trãi nghiệm và chụp ảnh lưu niệm; tổ chức các gian hàng trái cây đặc sản địa phương, các gian hàng ẩm thực truyền thống nhất là các món ăn “khẩn hoang” mang hương vịđặc sắc của người Đồng Tháp.

111

- Phối hợp với Sở VHTTDL, Trường Đại học Đồng Tháp tổ chức đào tạo, thu hút nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao về du lịch phục vụ địa phương. Tổ chức thành lập các đội hướng dẫn viên, thuyết minh viên là các sinh viên tình nguyện phục vụ tại các di tích vào các dịp lễ hội truyền thống.

- Đầu tư cơ sở hạ tầng, cải tạo nâng cấp và phát triển hệ thống giao thông nhất là các tuyến đi qua di tích, lễ hội truyền thống hay các tuyến nối liền xuyên tỉnh, nhằm phát triển kinh tế - xã hội, giao lưu kinh tế, văn hóa tạo điều kiện cho du lịch phát triển quảng bá hình ảnh DSVH địa phương trong đó có lễ hội truyền thống.

Tiểu kết chương 3

Qua những khảo sát, nghiên cứu thực tế về công tác quản lý và tổ chức lễ hội truyền thống ở thành phố Cao Lãnh cho thấy bên cạnh những kết quả đạt được còn có những mặt hạn chế nhất định như: công tác kiểm kê, đề nghị công nhận giá trị di sản văn hoá; việc bảo tồn, tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị Di tích LSVH; công tác thanh tra, kiểm tra… Để giải quyết những hạn chế và nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý lễ hội truyền thống ở thành phố Cao Lãnh, thiết nghĩ cần phải có những

định hướng mang tính đột phá chiến lược hơn nữa đối với DSVH mà cụ thể là lễ hội truyền thống ở thành phố Cao Lãnh nói riêng và toàn tỉnh Đồng Tháp nói chung;

đồng thời các cấp, các ngành chức năng cần có những giải pháp cụ thể, kịp thời về

từng mặt trong công tác quản lý và tổ chức lễ hội truyền thống như tác giả đã trình bài như: Giải pháp tăng cường nhận thức về vai trò và giá trị lễ hội truyền thống; Giải pháp về hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý lễ hội truyền thống; Giải pháp

đầu tư nguồn lực nhằm bảo tồn và phát huy giá trị của lễ hội truyền thống; Giải pháp phát huy vai trò của cộng đồng trong việc quản lý và tổ chức lễ hội truyền thống; Giải pháp khai thác các giá trị lễ hội truyền thống trong phát triển kinh tế - du lịch. Với những giải pháp có phần mang tính chủ quan của mình trong quá trình nghiên cứu thực tế, tác giả mong muốn góp phần làm cho việc quản lý và tổ chức lễ

hội truyền thống của thành phố Cao Lãnh ngày càng nâng cao hiệu quả, để gìn giữ

112

KẾT LUẬN

Xã hội với cuộc sống công nghệ hiện đại nên nhiều người cho rằng không còn phù hợp cho sự tồn tại của các lễ hội truyền thống, các lễ hội này sẽ biến mất cùng với thời gian nhưng trong thực tế hiện nay, các lễ hội truyền thống ngày càng được tổ chức nhiều hơn và ở quy mô lớn hơn, cũng như có tác động đến nhiều tầng lớp nhân dân trong xã hội, không chỉ ở nông thôn mà còn ở thành thị.

1.DSVH mà trong đó tiêu biểu lễ hội truyền thống là môi trường văn hóa thể

hiện truyền thống “uống nước nhớ nguồn” đối với những người đã có công khai hoang, mở rộng bờ cõi cũng như chống giặc ngoại xâm giữ yên bờ cõi để hình thành và phát triển của quê hương đất nước như ngày hôm nay. Lễ hội là nơi hình thành truyền thống dân tộc, cũng là môi trường lưu giữ và giáo dục cho các thế hệ

kế tiếp những giá trị văn hóa mà cha ông ta đã sáng tạo, để mãi được trường tồn cho muôn đời sau. Qua quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài này tác giả nhận thấy DSVH (lễ hội truyền thống) thực sự là tài sản vô giá, là linh hồn của dân tộc Việt Nam, là nơi lưu giữ và tái hiện sinh động những sinh hoạt của các thế hệ tiền nhân mởđất, chống ngoại xâm, từđó tạo nên sợi chỉđỏ vô hình cấu kết cộng đồng - tinh thần đoàn kết dân tộc. Ngày nay nghiên cứu về kinh tế, văn hóa, xã hội của dân tộc không thể thiếu sót nghiên cứu về DSVH, nó góp phần vào sự nghiệp xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc như Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII đề ra. Cần xây dựng văn hóa và con người Việt Nam đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững đất nước. Đặc biệt trong quá trình đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thì việc quan tâm bảo tồn và phát huy gái trị DSVH (trong đó có lễ hội truyền thống) tạo nên chiếc “thẻ căn cước”– bản sắc văn hóa dân tộc ta trong hội nhập, giao lưu và hợp tác quốc tế. Có thể thấy trong lĩnh vực quản lý di sản (lễ

hội truyền thống), Đảng và Nhà nước ta luôn chủ trương tôn trọng tự do tín ngưỡng, quyền mở hội của người dân trên cơ sở không vi phạm những quy định của Nhà nước, nhằm mục đích giữ gìn những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, loại bỏ

113

Do vậy bảo tồn và phát huy giá trị DSVH không chỉ đơn thuần là nhiệm vụ

của các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý trên lĩnh vực văn hóa, mà là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn xã hội trong đó người dân có vai trò quan trọng; DSVH là tài sản chung của cộng đồng, phải được cộng đồng nhận biết, giữ gìn và khai thác thì mới phát huy giá trị và tồn tại bền vững qua thời gian.

2. Thành phố Cao Lãnh là vùng đất có truyền thống LSVH lâu đời, chính vì vậy vùng “đất sen hồng”đã sản sinh và hội tụ nhiều nhân kiệt yêu nước trong đó tiêu biểu nhất có cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, với những giá trị văn hoá gắn liền với công cuộc khai hoang, mở cõi, lập làng và giữ nước đã tạo nên truyền thống lịch sử hào hùng của nhân dân Cao Lãnh nói riêng và người dân Đồng Tháp nói chung. Những giá trị ấy kết tinh lại đó là những DSVH tạo nên từ mồ hôi, xương máu, trí tuệ, tình cảm và bàn tay khéo léo của người dân qua các thế hệ, mà tiêu biểu trong đó là lễ hội truyền thống của các “làng” ở Thành phố - một nét văn hoá, một hình ảnh sống động phản ánh lịch sử

vùng đất và con người Cao Lãnh. Việc quản lý nhằm giữ gìn những lễ hội truyền thống thể hiện sự biết ơn của chúng ta đối với tổ tiên. Đó cũng là thể hiện cụ thể lòng yêu nước của thế hệ hôm nay bằng ý thức giữ gìn, vun đắp những truyền thống tốt đẹp của cha ông, lấy đó làm cội nguồn để phát huy trong quá trình xây dựng nền văn hoá Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

Quản lý và phát huy các giá trị lễ hội truyền thống cũng là việc thể trách nhiệm của chúng ta hiện nay trong việc giữ gìn những tài sản vô giá cho các thế hệ con cháu mai sau được nhìn thấy, được biết, được học tập, nghiên cứu và tự hào về văn hóa dân tộc.... Chính vì lẽ đó, trong những năm qua công tác quản lý lễ hội đặc biệt được sự

quan tâm của Thành ủy, chính quyền địa phương và nhân dân để giữ gìn, phát huy giá trị trong trùng tu, tôn tạo di tích; tăng cường quản lý về DSVH, gắn kết việc bảo tồn phát huy DSVH với giáo dục truyền thống địa phương, góp phần mang lại nguồn thu phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội trên địa bàn thành phố Cao Lãnh.

114

Tuy nhiên các cấp, các ngành và người dân mặc dù đã rất nổ lực nhưng công tác quản lý lễ hội truyền thống không tránh khỏi những hạn chế do nhiều nhân chủ quan cũng như khách quan. Trong thời gian vừa qua, việc tổ chức, quản lý, phục hồi lễ hội truyền thống đã đạt được những kết quả và gặp phải những vấn đề nhất định. Những vấn đề đang đặt ra cho việc tổ chức và quản lý lễ hội truyền thống ngày hôm nay có thể phát sinh do những bối cảnh xã hội hiện thời, có thể phát sinh từ bản chất vốn có của lễ hội truyền thống, cũng có thể phát sinh do những quyết định quản lý để lại qua thời gian. Tuy nhiên, điều quan trọng ởđây mà chúng ta nhất thiết phải nhấn mạnh là lễ hội truyền thống thực sựđang tồn tại và có những vai trò nhất định trong sinh hoạt văn hóa của người dân cũng như có ý nghĩa đối với sự phát triển kinh tế - xã hội - chính trị của địa phương. Do sự tồn tại của lễ hội như một chức năng cần thiết cho xã hội hiện tại nên chúng ta cần có những biện pháp quản lý lễ hội phù hợp với xu thế

chung để không làm ảnh hưởng lễ hội, tránh làm biến mất hay biến chất lễ hội truyền thống với tư cách là một DSVH do cha ông để lại.

3. Từ những thực tế nghiên cứu tìm hiểu về quản lý lễ hội truyền thống ở

thành phố Cao Lãnh trong thời gian qua, để nâng cao hơn nữa hiệu quả quản lý lễ

hội ở thành phố Cao Lãnh, để các lễ hội thực sự là điểm đến văn hoá cho du khách thập phương và ngày càng phát huy giá trị, tác giả xin đề xuất một số giải pháp đã

đề cập trong Chương 3 của luận văn. Huy vọng những giải pháp này góp phần vào việc quản lý hiệu quả hơn DSVH nói chung trong đó có lễ hội truyền thống.

Việc nghiên cứu về công tác quản lý lễ hội truyền thống của thành phố Cao Lãnh là một chủđề tương đối khó, vì tác chỉ là giảng viên của trường Đại học nằm trên địa bàn Thành phố không trực tiếp làm công tác quản lý Nhà nước về văn hóa của địa bàn. Nhưng với tâm huyết, tình cảm và mong muốn các lễ hội truyền thống

được gìn giữ và phát huy hơn nữa những giá trị vốn có của nó, tác giảđã mạnh dạn nghiên cứu đề tài này. Do những khó khăn, hạn chế trong quá trình thu thập tài liệu, số liệu, thông tin; trình độ và kinh nghiệm nghiên cứu của bản thân, chắc chắn luận văn còn nhiều khiếm khuyết. Rất mong nhận được sự thông cảm của các Nhà khoa học, Thầy Cô và các bạn đồng nghiệp.

115

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Toan Ánh (2000), Tìm hiểu phong tục Việt Nam qua hội hè đình đám, NXB Thanh niên, Hà Nội.

2. Báo Văn nghệĐồng Tháp: www.vannghedongthap.vn.

3. Nguyễn Chí Bền (2003), Văn hóa dân gian Việt Nam những phác thảo, NXB Văn hóa Thông tin Hà Nội.

4. Nguyễn Chí Bền (2002), Lễ hội dân gian và du lịch Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, NXB VHTT, Hà Nội.

5. Nguyễn Chí Bền (2004), “Bảo tàng với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá phi vật thể”, Tạp chí Di sản Văn hoá, (7), tr 24.

6. Trần Lâm Biền (1993), Một con đường tiếp cận lịch sử, Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội.

7. Phan Kế Bính (2012), Phong tục Việt Nam, NXB Hồng Đức, Hà Nội. 8. Bộ Chính trị (1998), Chỉ thị 27-CT/TW ngày 12/1/1998 về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội, Hà Nội.

9. Bộ Chính trị (2009), Kết luận số 51-KL/TW ngày 22/7/2009 về tiếp tục thực hiện Chỉ thị 27-CT/TW ngày 12/1/1998 của Bộ Chính trị (khoá VIII) về

thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội, Hà Nội.

10. Bộ Văn hoá - Thông tin (2001), Quy chế tổ chức lễ hội ban hành kèm theo Quyết định số 39/2001/QĐ-BVHTT ngày 28/3/2001, Hà Nội.

11. Bộ Văn hóa – Thông tin (2003), Quyết định số 05/2003/QĐ- BVHTT,

Ban hành Quy chế bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh.

12. Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (2010), Chỉ thị 16/CT-BVHTTDL ngày 03/2/2010 về tăng cường công tác chỉ đạo, quản lý hoạt động văn hoá, tín ngưỡng tại di tích, Hà Nội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý lễ hội truyền thống ở thành phố cao lãnh đồng tháp (Trang 119 - 171)