Là những tác động tối ưu của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên, học sinh và các lực lượng giáo dục khác nhằm huy động tối đa các nguồn lực để nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường, đưa nhà trường tiến lên trạng thái phát triển mới.
trường bằng các giải pháp vĩ mô. cấp quản lý trung gian là sở giáo dục - đào tạo ở tính và các Phịng giáo dục ở các huyện, thị. cấp quản lý trực tiếp và quan trọng của hoạt động giáo dục là cơ quan quản lý nhà trường.
Hiệu trưởng là chủ thể quản lý nhà trường, tác động đến từng nhóm người, từng cá nhân, trong tập thể nhà trường (bao gồm: các tổ chun mơn, nhóm giáo viên bộ mơn, chủ nhiệm, cơng đồn, đoàn thanh niên, đội,hội phụ huynh học sinh, tập thể học sinh..) và thơng qua đó tác động đến từng bộ phận và từng nhiệm vụ của hệ thống giáo dục (nhà trường), từng thành tố của các quá trình sư phạm. Mỗi chức năng cụ thể của giáo dục là sự kết hợp giữa một chức năng cơ bản của quản lý với một thành tố của hệ thống giáo dục ( nhà trường).
Chất lượng của công tác dạy học - giáo dục ỏ nhà trường không chỉ phụ thuộc vào công tác của mỗi giáo viên mà còn phụ thuộc trực tiếp vào mức độ quản lý của hiệu trưởng trường học. Do đó, một trong những giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục là phải nâng cao chất lượng quản lý việc giảng dạy của giáo viên. Chiến lược giáo dục Việt Nam đến 2010 đã coi giải pháp nâng cao chất lượng quản lý giáo dục là "giải pháp đột phá "