3.3.3.Kết quả thực nghiệm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng công tác quản lý việc giảng dạy tin học ở các khoa không chuyên trường cao đẳng sư phạm bình dương và một số giải pháp​ (Trang 96 - 104)

- Nguyên nhân từ việc hướng dẫn tổ chức học tập cho sinh viên:

3.3.3.Kết quả thực nghiệm.

a- Nhận xét của sinh viên ở các lớp không chuyên về nội dung, chương trình bộ mơn tin học.

Để tìm hiểu nhận xét của sinh viên về nội dung, chương trình bộ mơn, chúng tơi đưa ra bốn mức độ: Rất phù hợp, khá phù hợp, chưa phù hợp, khơng phù hợp. Kết quả được trình bày kết quả ở bảng 23.

Nhóm thực nghiệm:

Ở thời điểm trước thực nghiệm, có đến 80.0% ý kiến sinh viên cho rằng nội dung, chương trình bộ mơn tin học như hiện nay chưa phù hợp với nhu cầu thực tế của các em, chỉ có 1.3% ý kiến cho rằng nội dung, chương trình rất phù hợp và 17.9% ý kiến cho là khá phù hợp. Nhưng sau thực nghiệm, nhận xét về nội dung chương trình mơn học có sự thay đổi, tỉ lệ ý kiến về nội dung chương trình rất phù hợp đã tăng lên 26.9%, khá phù hợp tăng lên 57.7%; ý kiến nhận xét chưa phù hợp từ 80% giảm xuống chỉ còn 15.4%. Chứng tỏ rằng, sau khi thực nghiệm, các giải pháp tác động đã có hiệu quả.

Nhóm đối chứng:

Qua hai lần khảo sát ở thời điểm trước thực nghiệm và sau thực nghiệm, ý kiến của sinh viên nhận xét về nội dung, chương trình bộ mơn khơng có sự khác biệt đáng kể, ở mức độ nhận xét rất phù hợp biến động nhỏ từ 2.1% đến 3.1%; mức độ khá phù hợp từ 18.8% đến 19.8%; mức độ chưa phù hợp giảm nhẹ từ 79.2% xuống 77.1%

So sánh (1) và (3), giữa nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng ở thời điểm trước thực nghiệm, cho thấy ở nhóm thực nghiệm có M= 2.21, nhóm đối chứng M= 2.23, và p= .910 (PL 5, bảng 3). Căn cứ vào chuẩn của p, nếu p< .005 là có sự khác biệt ý nghĩa, p càng nhỏ thì sự khác biệt càng lớn và ngược lại. Ở đây, p = .910, biểu hiện khơng có sự khác biệt đáng kể, chứng tỏ rằng khơng có tác động của giải pháp thực nghiệm, thì nhận xét của sinh viên vẫn như trạng thái cũ.

So sánh (1) và (2) của nhóm thực nghiệm, có sự thay đổi đáng kể sau khi tiến hành thực nghiệm, độ lệch biểu hiện rõ giữa hai thời điểm, trước thực nghiệm M= 2.21, sau thực nghiệm M= 3.16, và p= .000, cho thấy có sự khác biệt rất lớn. Chứng tỏ rằng, sau khi thực nghiệm đã làm cho nhận xét của sinh viên về chương trình học đã khác, có đến 57.7% sinh viên đã thấy chương trình tin học đã khá phù hợp hơn trước.

So sánh (3) và (4) của nhóm đối chứng trước thực nghiệm và sau thực nghiệm, do khơng có tác động của các giải pháp cải tiến, nên ý kiến nhận xét của sinh viên gần như khơng có gì thay đổi, độ chênh nhau giữa hai thời điểm rất thấp (M=2.23 đến M=2.26), và p=< .881. Căn cứ vào chuẩn p, thì khơng có sự khác biệt đáng kể.

So sánh (2) và (4) giữa nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng cùng ở thời điểm sau thực nghiệm. Độ lệch của hai nhóm chênh nhau khá lớn, M= 3.12 ở nhóm thực nghiệm, trong khi đó, ở nhóm đối chứng M= 2.26; và p= .000 (PL 5, bảng 4). Căn cứ vào chuẩn p, ta thấy có sự khác biệt rất lớn, và đã minh chứng khách quan hiệu quả của các giải pháp tác động .

Từ những kết quả đã so sánh và phân tích trên, đã khẳng định hiệu quả của thực nghiệm, với những tác động rất thiết thực của nội dung, chương trình học, đã làm thay đổi nhận thức của sinh viên đối với mơn học. Vì vậy, việc cải tiến nội dung, chương trình tin học cho phù hợp với đối tượng khơng chuyên là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng và cấp bách, cần phải thực hiện tốt, nhằm trang bị cho sinh viên vốn kiến thức cơ bản nhất, hiện đại nhất, giúp sinh viên tiếp cận với cơng nghệ tiên tiến, có thể sử dụng được kiến thức tin học trong

học tập, trong công tác và đáp ứng được nhu cầu phát triển của kinh tế, xã hội. b- Ý thức tự học của sinh viên đối với bộ mơn.

Để tìm hiểu và đánh giá ý thức tự tìm tịi, học hỏi của sinh viên ở các lớp không chuyên đối với bộ môn tin học, chúng tôi tiến hành khảo sát ý kiến của sinh viên qua câu hỏi: Theo cá nhân bạn, có bao giờ bạn tự tìm tịi, học hỏi đối với mơn học tin học không ? với ba mức độ: Thường xun, ít khi, hồn tồn khơng.

Kết quả trình bày ở bảng 24.

-Ở nhóm thực nghiệm:

- Trước khi thực nghiệm, ở mức độ thường xuyên học tập đối với bộ mơn chỉ 14.1%; ở mức độ ít khi tự học có đến 60.3%, và hồn tồn khơng tự học, có đến 25.6%. Nhưng sau khi thực nghiệm, mức độ thường xuyên học tập đã tăng lên 62.8%. Bên cạnh đó, tỉ lệ sinh viên trước đây ít có ý thức học tập bộ mơn từ 60.3% đã giảm xuống còn 28.2%. số sinh viên hồn tồn khơng tự học bộ mơn trước đây 25.6% nay cũng giảm xuống chỉ còn 9.0%. Chứng tỏ rằng, sự tác động của các giải pháp thực nghiệm đã có hiệu quả, đã làm thay đổi nhận thức của sinh viên, các em đã có ý thức tự học đối với bộ mơn hơn.

-Ở nhóm đối chứng :

Qua hai lần khảo sát, về ý thức tự học bộ môn của sinh viên ở hai thời điểm trước thực nghiệm và sau thực nghiệm, nhận thấy rằng, tự nhận xét về ý thức tự học của các em gần như nhau, tỉ lệ chênh nhau giữa hai thời điểm theo chiều hướng tích cực nhưng khơng lớn lắm, chỉ vài phần trăm ở các mức độ: Thường xuyên tự học từ 16.7%- 21.9%; ít khi tự học, giảm từ 57.3%- 53.1%; hồn tồn khơng tự học giảm từ

26.0%- 25.0%. Chứng tỏ rằng, khi khơng có giải pháp tác động tích cực, thì khơng làm thay đổi nhận thức của các em đối với bộ môn.

So sánh (1) và (3), ở thời điểm trước thực nghiệm giữa hai nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng, cho thây rõ, khơng chênh nhau lắm. Nhóm thực nghiệm có M= 1.88, nhóm đối chứng M= 1.91 và p = .883 (PL 5, bảng 3). Căn cứ vào chuẩn p, khơng có sự khác biệt ý nghĩa.

So sánh (1) và (2) giữa nhóm thực nghiệm ở thời điểm trước và sau khi thực nghiệm về ý thức tự học bộ môn của sinh viên. Trước thực nghiệm M= 1.88, nhưng sau thực nghiệm M= 2.54, và p= .000. Căn cứ vào chuẩn p, có sự khác biệt đáng kể.

So sánh (3) và (4) của nhóm đối chứng trước và sau khi thực nghiệm, do khơng có giải pháp tác động nào qua hai lần khảo sát, do đó, nhận xét về ý thức học tập của sinh viên hầu như không thay đổi mấy, trước thực nghiệm độ M = 1.91, sau thực nghiệm M= 1.97, và p= .655. Căn cứ vào chuẩn của p, thì khơng có sự khác biệt ý nghĩa.

So sánh (2) và (4) giữa nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng, cùng thời điểm sau khi thực nghiệm, cho thấy, độ chênh lệch khá cao giữa hai nhóm: nhóm thực nghiệm sau khi tiến hành thực nghiệm M= 2.54, trong khi đó, nhóm đối chứng sau thực nghiệm M= 1.97, và p= .000 (PL 5, bảng 4). Căn cứ vào chuẩn của p, ta thấy có sự khác biệt ý nghĩa sau khi thực nghiệm.

Từ các so sánh và nhận xét trên, có thể kết luận, chỉ khi có những giải pháp tích cực, phù hợp với nhu cầu của sinh viên mới có thể tác động làm biến chuyển nhận thức và thái độ của sinh viên đối với bộ môn. c- Khảo sát về sự hứng thú học tập của sinh viên đối với bộ môn.

Tim hiểu về hứng thú học tập của sinh các khoa không chuyên đối với việc học tập tin học, chúng tôi đưa ra bốn mức độ: Rất hứng thú, khá hứng thú, ít hứng thú và hồn tồn khơng hứng thú. Kết quả nghiên cứu được trình bày

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng công tác quản lý việc giảng dạy tin học ở các khoa không chuyên trường cao đẳng sư phạm bình dương và một số giải pháp​ (Trang 96 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)