3.1.6.Thực trạng quản lý việc giảng dạy.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng công tác quản lý việc giảng dạy tin học ở các khoa không chuyên trường cao đẳng sư phạm bình dương và một số giải pháp​ (Trang 59 - 62)

Cơng tác quản lý việc giảng dạy có vai trị quan trọng trong việc nâng cao năng lực của giảng viên và kết quả học tập của sinh viên.

Để đánh giá thực trạng công tác quản lý việc giảng dạy, chúng tôi tiến hành khảo sát 9 ý kiến của các giảng viên trong tổ bộ môn về công tác quản lý việc giảng dạy, ở ba mức độ: tốt, tương đối, và chưa tốt. Kết quả trình bày trong bảng sau:

Theo số liệu thống kê, chỉ có 2 ý kiến cho là tốt với tỉ lệ 22.22%, ở mức độ đánh giá tương đối tốt có 55.56% ý kiến, và ở mức độ đánh giá chưa tốt có 22.22% ý kiến. Với M= 2.0, cho thấy công tác quản lý việc giảng tin học ở mức tương đối. Có thể nêu ra một số thực tế về công tác quản lý việc giảng dạy tin học như sau: - về việc quản lý, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ: Trong năm học, tổ bộ môn luôn bám sát mục tiêu của nhà trường trong việc quản lý, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ bộ môn, và cố gắng thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Đa số các giảng viên trong tổ bộ mơn đều có tâm huyết đối với nghề nghiệp, thể hiện năng lực, sự sáng tạo của mình trong cơng tác chun mơn, có ý thức trong việc chấp hành và thực hiện nội quy, qui chế chuyên môn. Hàng năm, trong từng học kỳ tổ bộ mơn đều có tổ chức dự giờ, thăm lớp, thao giảng, và thi giáo viên dạy giỏi, kiểm tra hồ sơ chuyên môn giáo viên. Tổ chức nhận xét, đánh giá rút kinh nghiệm cho từng giờ dạy của giáo viên, chỉ ra những ưu điểm để giáo viên cần phát huy và những khuyết điểm để giáo viên có phương hướng khắc phục. Qua đó, giúp cho tổ bộ mơn nắm được trình độ, năng lực giảng dạy của

giảng viên để có biện pháp bồi dưỡng, đặc biệt là việc sử dụng, thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy bộ môn.

-Tuy nhiên, trong công tác quản lý, chỉ đạo việc giảng dạy cũng còn một số tồn tại cần khắc phục. vẫn còn hiện tượng ỷ lại, chủ quan của một số giảng viên chưa chú tâm nhiều đến cơng tác chun mơn, tình trạng đối phó của giảng viên cũng cịn nhiều, chỉ khi nào kiểm tra chun mơn thì họ mới chuẩn bị các kế hoạch, hồ sơ chuyên mơn chứ bình thường họ khơng ý thức, khơng tự giác, vẫn cịn hiện tượng dạy "chay", khơng sử dụng các phương tiện thiết bị dạy học, hiện tượng lên lớp trễ vẫn còn tồn tại.

Về việc quản lý phịng máy thực hành, chưa có kế hoạch cụ thể và khoa học, làm ảnh hưởng nhiều đến giờ dạy thực hành của giáo viên và học tập của sinh viên.

Kết quả học tập của sinh viên đạt cao hay thấp, khơng chỉ phụ thuộc vào trình độ và năng lực của giảng viên, mà cịn phụ thuộc vào cơng tác quản lý việc giảng dạy của giảng viên. Vì vậy, muốn nâng cao kết quả học tập của sinh viên, nâng cao hiệu quả đào tạo của nhà trường, nhất thiết phải tăng cường nâng cao công tác quản lý việc giảng dạy của giảng viên. Đó là giải pháp "đột phá " để đi đến thành cơng.

Để có cơ sở cho việc cải tiến công tác quản lý giảng dạy bộ môn, chúng tôi khảo sát ý kiến của giảng viên qua bốn mức độ lựa chọn sau: Rất cần thiết, cần thiết, chưa cần thiết, hồn tồn khơng cần thiết.

Qua bảng số liệu trên cho thấy, ở mức độ rất cần thiết cho việc cải tiến có tỉ lệ 33.33% ý kiến và ở mức độ cần thiết với tỉ lệ 55.56% ý kiến, ở mức độ chưa cần thiết chỉ có 1.11% ý kiến, khơng có ý kiến nào ở mức độ hồn tồn khơng cần thiết cho việc cải tiến. Với M= 3.2, cho thấy việc cải tiến công tác quản lý giảng dạy bộ môn là khá cần thiết. Hầu hết các giảng viên đều thừa nhận rằng, trong cơng tác quản lý, vai trị của chủ thể quản lý và các giải pháp quản lý đóng vai trị quan trọng trong việc quyết định thành công hay thất bại của đơn vị, tổ chức.

Muốn nâng cao hiệu quả giảng dạy và học tập tin học, không chỉ phụ thuộc vào phương pháp dạy học và phương tiện hiện đại mà cịn phụ thuộc vào cơng tác quản lý trình độ và năng lực, cùng với việc thực hiện qui chế chuyên môn của từng giảng viên trong tổ bộ môn. Việc cải tiến công tác quản lý việc giảng dạy và học tập bộ môn tin học hiện nay là một yêu cầu khách quan, vì nội dung, chương trình tin học, các phần mềm tin học, hệ thống phần cứng thay đổi nhanh theo tốc độ thời gian. Kiến thức tin học ln đổi mới, địi hỏi phải được cập nhật nhanh chóng mới có thể theo kịp tốc độ phát triển của cơng nghệ thơng tin. Do đó, trong cơng tác quản lý việc dạy học tin học cũng phải thay đổi cho phù hợp với sự phát triển. Nhà quản lý phải có tầm nhìn mới, nhận thức mới trong việc thực hiện các giải pháp quản lý, chỉ đạo dạy học bộ môn.

* Cải tiến cơng tác quản lý giảng dạy bộ mơn, địi hỏi phải sát với mục tiêu và nhiệm vụ đào tạo của môn học và phải dựa trên cơ sở nhu cầu của người học cùng với sự phát triển của cơng nghệ thơng tin. Vì vậy, khi tiến hành cải tiến cồng tác quản lý việc giảng dạy tin học, cần lưu ý một số yếu tố quan trọng sau.

Tạo điều kiện tối đa cho giáo viên và học sinh tiếp cận và sử dụng công nghệ thông tin.

Sử dụng công nghệ thông tin trong quản lý như : Soạn giáo án, vẽ mơ hình, lên thời khoa biểu, tổng kết điểm, báo cáo v,v...

Sử dụng các phần mềm dạy học và các thiết bị hiện đại trong giảng dạy, thay đổi hình thức và phương pháp giảng dạy mới có sử dụng phương tiện,

thiết bị công nghệ thông tin.

Cải tiến công tác quản lý việc giảng dạy tin học là một yêu cầu cấp thiết, là một trong những yếu tố chủ lực để thực hiện các giải pháp quản lý, phát huy năng lực của giảng viên và tính tích cực, sáng tạo của sinh viên, nâng hiệu quả dạy học bộ môn, đáp ứng nhu cầu đào tạo phù hợp với thực tế phát triên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng công tác quản lý việc giảng dạy tin học ở các khoa không chuyên trường cao đẳng sư phạm bình dương và một số giải pháp​ (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)