3.1.1.Thực trạng việc quản lý nội dung chương trình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng công tác quản lý việc giảng dạy tin học ở các khoa không chuyên trường cao đẳng sư phạm bình dương và một số giải pháp​ (Trang 39 - 43)

Trường CĐSP - BD đã đưa tin học vào giảng dạy từ năm 1995-1996 theo chương trình của Bộ giáo dục. Thời điểm này chưa có tin học chuyên ngành, bộ môn tin học chỉ lồng ghép vào ngành khoa học Toán - tin với thời lượng cụ thể theo chương trình của Bộ giáo dục - đào tạo qui định. Ngoài việc giảng dạy tin học cho ngành tốn - tin, thì tin học cịn được đưa vào giảng dạy cho hầu hết các khoa không chuyên khác: khoa ngoại ngữ, khoa tiểu học- mầm non, khoa tự nhiên, khoa xã hội, khoa tâm lý, thể dục-nhạc - hoa.

Đánh giá về nội dung, chương trình bộ mơn tin học đang thực hiện giảng dạy cho sinh viên ở các khoa không chuyên tại trường Cao Đẳng Sư Phạm Bình Dương, chúng tơi lấy ý kiến của 9 giảng viên trong tổ bộ môn và tham khảo ý kiến khác của lãnh đạo, phịng đào tạo và các chủ nhiệm về tính phù hợp của nội dung, chương trình so với nhu cầu thực tế qua các mức độ lựa chọn trong bảng sau:

Theo bảng số liệu trên, khơng có ý kiến nhận xét nội dung, chương trình mơn học là rất phù hợp, nhận xét ở mức độ khá phù hợp có 22.22% ý kiến, ở mức độ chưa phù hợp lắm có đến 66.67% ý kiến, và ở mức độ hồn tồn khơng

phù hợp có 11.11% ý kiến. Qua tham khảo ý kiến của lãnh đạo, các chủ nhiệm khoa cũng cho rằng nội dung, chương trình chưa phù hợp lắm.Với thơng số M= 2.1, cho thấy nội dung, chương trình chưa phù hợp với thực tế là có cơ sở.

Để đánh giá nội dung, chương trình học một cách khách quan, chúng tôi cũng tiến hành khảo sát ý kiến của 746 sinh viên ở các khoa không chuyên năm học 2002 -2003 và năm học 2003-2004 về tính phù hợp của nội dung, chương trình với nhu cầu thực tế của sinh viên, ở bốn mức độ có trong bảng sau:

Theo ý kiến nhận của 746 sinh viên, thì mức độ rất phù hợp của nội dung, chương trình bộ mơn chiếm tỉ lệ rất thấp, chỉ có 9.12%, ý kiến cho rằng khá phù hợp chỉ có 19.17%, nhưng có đến 45.17% ý kiến cho rằng chưa phù hợp lắm và có 26.54% ý kiến nhận xét về nội dung, chương trình như thế hồn tồn không phù hợp với thực tế. Qua kiểm nghiệm M= 2.1, cho thấy, đa số sinh viên đều nhận xét nội dung, chương trình như hiện nay là chưa phù hợp với nhu cầu thực tế của họ.

- Từ cơ sở nhận xét của giáo viên và sinh viên như trên, trong thực tế dạy học bộ môn cũng cho thấy những bất cập của nội dung, chương trình như sau:

- Đối với những khoa không chuyên như ngành nhạc, hoa và văn học tiếng Việt, thể dục, học tin học theo Chương trình Nhập mơn tin học với thời lượng 3 đơn vị học trình (45 tiết), các khoa cịn lại khác chỉ học Chương trình Tin học cơ sở với thời lượng 2 đơn vị học trình (30 tiết).

- Nội dung, chương trình tin học giảng dạy cho đối tượng khơng chuyên hiện nay chưa được cập nhật kịp thời so với tốc độ phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin. Sự lạc hậu hoa của chương trình đã dẫn đến những khó khăn cho cơng tác dạy học, vì phải dạy theo chương trình cũ nên chưa thể tạo hứng thú và chưa đáp ứng nhu cầu thực tế của người học.

- Bên cạnh đó, trong chương trình đào tạo sinh viên các lớp khơng chuyên ngành toán - tin, nhằm đào tạo ra giáo viên trung học cơ sở có thể dạy tốn lẫn tin học nhưng trong chương trình tin học khơng có số tiết dạy phương pháp giảng dạy cho sinh viên. Điều này cũng gây khó khăn cho sinh viên khi đi thực tập sư phạm ở phổ thông trung học cơ sở. Lãnh đạo nhà trường cũng quan tâm đến vấn đề này và đà chỉ đạo cho tổ bộ môn chúng tôi phải kịp thời hướng dẫn cho sinh viên ngành toán - tin phương pháp soạn bài, phương pháp tiến hành giảng dạy tin học để giúp các em trong quá trình thực tập ở trung học cơ sỏ. Việc làm này cũng đem lại một số kết quả nhất định nhưng chỉ mang tính chất " chữa cháy" và tạm thời cho từng đợt thực tập.

- Đánh giá thực tập của sinh viên ở trung học cơ sở, tổ tin học chúng tôi cũng ghi nhận nhiều ý kiến phản ánh từ trường phổ thơng trung học và của sinh về q trình thực tập của các em như sau:

+ Nội dung, chương trình giảng dạy tin học ở trường sư phạm chưa liên thông với nội dung giảng dạy tin học ỏ trung học cơ sở. Cụ thể, khi sinh viên Cao đẳng nhận chương trình thực tập bộ mơn ở trung học cơ sở, đa số các em không tự soạn được giáo án để giảng dạy, không nắm được kiến thức chuẩn cần truyền thụ cho học sinh, đặc biệt là việc sử dụng phương pháp giảng dạy, phương tiện dạy học còn nhiều vụng về, ảnh hưởng rất lớn đến kết quả thực tập.

+ Sinh viên còn nhiều lúng túng, thiếu tự tin trong việc điều khiển máy tính và hướng dẫn thực hành máy tính cho học sinh ở trung học cơ sở, thường không làm chủ được sự phân bổ kiến thức và thời gian cho tiết dạy nên đa số các em hay vướng vào lỗi dạy hết nội dung trước giờ qui định hoặc "cháy" giáo án.

+ Trong quá trình thực tập, đa số các em sinh viên khơng soạn giáo án bằng vi tính, mà viết bằng tay, việc làm này nói lên hiện trạng sử dụng kiến thức tin học phục vụ công tác chuyên môn của các em còn yếu, chưa đáp ứng được trước nhu cầu thực tế.

- Nội dung chương trình có ảnh hưởng đến việc phân bổ cho thời lượng môn học. Chúng tôi cũng tiến hành khảo sát ý kiến của giảng viên, và tham khảo ý kiến của một số cán bộ quản lý, lãnh đạo phòng, khoa về thời lượng qua bảng sau:

Theo bảng số liệu trên, chỉ có 2 ý kiến cho rằng thời lượng như vậy là đủ với tỉ lệ 22.22%, có đến 55.56% ý kiến cho là thời lượng tương đối ít, và ý kiến thời lượng q ít có 22.22%, và qua tham khảo ý kiến của một số lãnh đạo, phòng đào tạo, các chủ nhiệm khoa khác cũng cho rằng thời lượng cho môn tin học như vậy là tương đối ít. Với M= 2.0, ta có thể rút ra nhận xét chung nhát về thời lượng bộ mơn tương đối ít, chưa đáp ứng nhu cầu học tập của sinh viên. Có thể nêu cụ thể một số hạn chế về thời lượng môn học như sau:

- Trong phần tin học ứng dụng bao gồm hai phần: phần mềm soạn thảo văn bản Word và bảng tính Excel nhưng thời lượng chỉ có 21 tiết (Word chỉ lo tiết gồm cả lý thuyết và thực hành; phần mềm tính tốn qua bảng tính điện tử Excel cũng chỉ (11 tiết cho cả lý thuyết và thực hành ). Nếu tách ra lý thuyết và thực hành của hai phần này, thì sinh viên thực hành trên máy tính chỉ có 5 tiết cho mỗi phần (word, Excel). Đối với mơn tin học, ngồi việc học lý thuyết thì

thực hành trên máy tính là khâu quan trọng quyết định kết quả học tập và khả năng ứng dụng của sinh viên. Mơn học địi hỏi nhiều ở khả năng tư duy, tìm tịi, tính sáng tạo của người học, tuy nhiên, người học cũng rất mau quên nếu như khơng rèn luyện thường xun trên máy tính các kỹ năng,và các thao tác.

Với thời lượng như trên thật khó đáp ứng cho sinh viên về mặt kiến thức, kỹ năng máy tính, khả năng ứng dụng tin học vào thực tế của bộ mơn. Chính vì vậy, việc tìm ra giải pháp cải tiến nội dung, chương trình, tăng thêm thời lượng mơn học cho phù hợp với nhu cầu thực tế của sinh viên, nâng cao hiệu quả đào tạo là việc làm quan trọng và cấp bách rất cần lời giải đáp của nhà quản lý chuyên môn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng công tác quản lý việc giảng dạy tin học ở các khoa không chuyên trường cao đẳng sư phạm bình dương và một số giải pháp​ (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)