Mục tiêu giáo dục là sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình đào tạo ở các cấp học, bậc học, ngành học trong hệ thống giáo dục quốc dân. Mỗi bậc học, cấp học, ngành học đều có mục tiêu cụ thể riêng, Trong thời đại ngày nay, mục tiêu giáo dục không chỉ nhằm đào tạo ra đội ngũ nguồn nhân lực có tri thức, có nhân cách mà cịn đào tạo một cách tồn diện cho con người, trong đó, có yếu tố quan trọng là biết áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật, đặc biệt là biết sử dụng thành thạo công nghệ thông tin. Nhiều nghị quyết của Đảng, chỉ thị của ngành Giáo dục - Đào tạo đã nêu rất rõ về vấn đề này. Ngành giáo dục phải nhanh chống đổi mới trong toàn bộ lĩnh vực hoạt động dạy và học theo hướng hiện đại của khoa học công nghệ. Xây dựng hệ thống mạng thông tin trong ngành giáo dục, trong hệ thống giáo dục, từ cấp lãnh đạo đến cấp cơ sở, từ hệ thống mẫu giáo đến đại học. Trường học phải là nơi có nhiệm vụ đào tạo ra những cơng dân có trình độ, có năng lực sáng tạo, biết áp dụng và sử dụng thành thạo thành tựu khoa học và công nghệ tin học, tạo ra nguồn lực khoa học - công nghệ cho ngành và cho đất nước. Nhà giáo dục không chỉ truyền đạt tri thức, mà chuyển sang cung cấp cho người học phương pháp thu nhận thông tin một cách hệ thống, tạo điều kiện tối đa cho việc sử dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy và trong học tập.
trong mục tiêu chung của Bộ giáo dục và đào tạo. Chúng tôi đã tiến hành khảo sát ý kiến của 9 giáo viên trong tổ bộ mơn về tính phù hợp của nội dung chương trình giảng dạy bộ môn tin học so với mục tiêu đào tạo do Bộ GD-ĐT đề ra, với các mức độ có trong bảng 4:
Từ số liệu ở bảng 4, khơng có ý kiến nào cho rằng nội dung, chương trình rất phù hợp với mục tiêu đào tạo, ý kiến khá phù hợp có 11.11%, có đến 88.89% ý kiến cho rằng chưa phù hợp lắm, khơng có ý kiến nào ở mức độ không phù hợp. Với M= 2.1, cho thấy, nội dung, chương trình chưa phù hợp lắm so với mục tiêu đào tạo là có cơ sở.
Qua thực tiễn giảng dạy cho thấy, căn cứ vào mục tiêu do Bộ đề ra ( ở mục 2.1- Chương 1), thì chương trình tin học cho đối tượng ở các khoa khơng chun vẫn cịn mang tính chất tạm thời, chưa có chương trình cụ thể, chưa có giáo trình chuẩn, thấy rõ sự bất hợp lý của nội dung, chương trình trong những năm qua, song, chưa có cơ sở để cải tiến. Đến thời điểm khi tin học đã phát triển mạnh mẽ và rộng khắp, thì Tổ bộ mơn chúng tơi đã mạnh dạn đề xuất về việc biên soạn giáo trình tin học, nhằm thực hiện cải tiến nội dung, chương trình cho đối tượng khơng chun. Tuy được lãnh đạo trường thông qua nhưng vẫn dựa trên cơ sở của chương trình cũ, khơng tăng nội dung kiến thức. Ví dụ, Phần 1- chương 1: Thơng tin và xử lý thơng tín (lý thuyết 2 tiết); chương 2: Những nguyên lý cơ bản và cấu trúc tổng quát của hệ xử lý thông tin tự động ( 3 tiết lý thuyết );chương 3: Biểu diễn thông tin trong máy tính ( 4 tiết). Phần 2- Chương 4 : Hệ điều hành ( 9 tiết); Chương 5: Các phần mềm hỗ trợ ( 6 tiết );
Chương 6 : Phẫn mềm soạn thảo văn bản Word ( 10 tiết ); Chương 7 : Phần mềm xử lý bảng tính Excel ( 11 tiết). Kiến thức cần thiết để phục vụ học tập cho sinh viên ở các lớp không chuyên tập trung chủ yếu ở chương 6 và chương 7, ở phần tin học ứng dụng. Nhưng thời lượng dành cho nội dung của 2 phần này quá ít, nhất là thời lượng thực hành trên máy tính. Bản thân của nội dung, chương trình chưa phù hợp với mục tiêu đào tạo, cùng sự bất hợp lý của thời lượng môn học, chắc chắn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hiệu ứng của người học.
Để nhận xét tính hiệu quả của nội dung, chương trình mơn tin học trong việc thực hiện mục tiêu môn học, chúng tôi tiến hành khảo sát 746 ý kiến của sinh viên ở các khoa không chuyên về khả năng ứng dụng tin học của họ.
- Qua bảng khảo sát ý kiến tự đánh giá của sinh viên về khả năng ứng dụng tin học, cho thấy, mức độ sinh viên đạt loại khá và loại tốt rất ít, chỉ có 1.61% tự đánh giá tốt, tự đánh giá đạt loại khá có 4.69%, trong khi đó mức độ đạt loại trung bình chiếm tỉ lệ đến 48.93%, và mức độ yếu kém cũng còn khá cao đến 44.77%. Kiểm nghiệm M= 1.6, khẳng định tự đánh giá khả năng ứng dụng tin học của đa số sinh viên ở mức trung bình và yếu là hồn tồn trung thực. Với chương trình như vậy, chưa đem lại hiệu quả cao cho người học, và chưa thể đáp ứng yêu cầu của mục tiêu đề ra.
Ngày nay, kiến thức tin học không chỉ phổ biến trong môi trường sư phạm, mà được phổ biến cho rộng rãi cho mọi người trong xã hội (phổ cập tin
học), số lượng người sử dụng tin học, học tập qua mạng máy tính đã tăng lên đáng kể. Một vấn đề được đặt ra cho công tác quản lý việc giảng dạy tin học là làm thế nào để việc học tin học của sinh viên ở các khoa không chuyên không bị tụt hậu so với mặt bằng xã hội. Đây là vấn đề thực tế, mang tính cáp thiết, đòi hỏi cán bộ quản lý giảng dạy tin học có trách nhiệm trong việc trang bị, bổ sung nội dung, cập nhật kiến thức cho học sinh. Có thể nêu ra một số kiến thức cơ bản và cần thiết nhưng chưa có trong chương trình tin học của các đối tượng không chuyên như sau:
Kiến thức mạng internet, phần mềm Powerpoint, thư điện tử email, chát và một số ứng dụng khác, chưa có trong nội dung giảng dạy cho sinh viên. Đây là một thiếu sót khá lớn, vì khơng biết internet sinh viên không thể ưa cứu thông tin trên mạng, mà thông tin trên mạng hiện nay rất đa dạng, phong phú ở tất cả các lĩnh vực, phục vụ rất tốt cho học tập và nghiên cứu khoa học.
Phần mềm Powerpoint rất cần thiết, và có lợi cho giáo sinh sư phạm sau khi tốt nghiệp ra trường. Các em có thể soạn bài và giảng bài qua Powerpoint, giúp hạn chế các thao tác ghi chép bảng, và có nhiều thời gian để đầu tư vào nội dung bài giảng. Đây là một trong những phương pháp dạy học kết hợp với cơng nghệ máy tính được ngành giáo dục quan tâm,và khuyến khích, nhằm góp phần đổi mới phương thức dạy học theo giao tiếp hướng tích cực, phát huy được tính chủ đạo của giảng viên và tính chủ động, sáng tạo của sinh viên trong học tập.
Nhìn chung, nội dung, chương trình tin học giảng dạy cho các đối tượng không chuyên trường cao đẳng sư phạm chưa sát với thực tế của mục tiêu môn học, chưa đáp ứng nhu cầu thực tế của sinh viên. Chính vì vậy, trong những năm qua hiệu quả dạy học bộ môn chưa cao, kết quả học tập của sinh viên cịn thấp. Để đảm bảo có một nội dung, chương trình mơn học có chất lượng và đem lại hiệu quả cao cho người dạy và người học, chúng tơi thiết nghĩ cần phải có một cải tiến mạnh mẽ nội dung, chương trình học với thời lượng hợp lý và phù hợp với mục tiêu đào tạo là vấn đề rất cấp thiết cần được sớm thực hiện.