3.1.3.Thực trạng quản lý cơ sở vật chất phục vụ việc dạy học bộ môn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng công tác quản lý việc giảng dạy tin học ở các khoa không chuyên trường cao đẳng sư phạm bình dương và một số giải pháp​ (Trang 47 - 54)

môn

Để nắm rõ thực trạng của cơ sở vật chất phục vụ dạy học tin học, chúng tơi đã tiến hành thăm dị ý kiến của 9 giáo viên trong tổ bộ mơn qua bảng sau:

-Về phịng máy thực hành vi tính: Khơng có ý kiến nào ở cả hai mức độ tốt và chưa tốt, ở mức độ khá tốt có 22.222% ý kiến, phần lớn ý kiến đánh giá tập trung ở mức độ tương đối với tỉ lệ 66.67%. Với M= 2.1, cho thấy tình trạng của phòng thực hành chỉ ở mức tương đối chứ chưa tốt.

-Ý kiến nhận xét về tình trạng máy vi tính:khơng có ý kiến nào đánh giá tốt, có 22.22% ý kiến nhận xét ở mức khá tốt, và có đến 66.67% ý kiến ở mức độ tương đối, và mức độ nhận xét chưa tốt cũng còn 22.22% ý kiến. Với M= 2.0, phản ánh tình trạng chất lượng máy tính hiện nay chỉ đạt ở mức độ tương đối.

-Ý kiến nhận xét về thiết bị phục vụ: Có 33.33% ý kiến nhận xét tốt, 44.45% ý kiến nhận xét khá tốt và 22.22% ý kiến đánh giá ở mức tương đối, khơng có ý kiến nào nhận xét chưa tốt. M= 3.1, thể hiện ý kiến đánh giá của đa số giáo viên về thiết bị đang ở mức độ khá tốt.

Cơ sở vật chất phục vụ dạy học tin học là một yếu tố có ảnh hưởng và tác động trực tiếp đến việc học của sinh viên. Do đó, chúng tơi cũng khảo sát ý kiến của 376 sinh viên năm học 2003-2004 về các vấn đề trên.

-Nhận xét về tình trạng máy vi tính: khơng có ý kiến nào đánh giá tốt, ở mức độ đánh giá khá tốt chỉ có 12.23%, và mức độ đánh giá tương đối tốt có 38.03% ý kiến, nhưng ở mức độ đánh giá chưa tốt có đến 49.73% ý kiến. M= 1.6, tức mức độ đánh giá của đa số sinh viên tập trung ở mức chưa tốt lắm là hợp lý. -Về thiết bị phục vụ dạy học, với M= 2.0 cho thấy, ý kiến đánh giá của

sinh viên cho rằng các thiết bị phục vụ chỉ ở mức tương đối chứ chưa tốt lắm. - Để có nhận xét chung cả hai ý kiến đánh giá của giáo viên và sinh viên một cách chính xác, chúng tơi đưa ra bảng tổng hợp sau: ( bảng 8)

-Tổng hợp ý kiến về phòng học thực hành vi tính : ở mức độ đánh giá

tốt có 7.89% ý kiến, mức độ đánh giá khá có 28.61% ý kiến, đánh giá ở mức độ tương đối tốt tập trung đến 39.95% ý kiến, và ý kiến đánh giá chưa tốt chiếm 31.555%. Căn cứ vào M= 2.0 , có thể khẳng định phịng máy thực hành hiện nay chưa tốt lắm và chưa đạt chuẩn về các mặt phục vụ học tập cho sinh viên.

-Tổng hợp ý kiến của giáo viên và sinh viên về máy vi tính: Theo đánh

giá chung, thì khơng có ý kiến đánh giá máy vi tính đạt chất lượng tốt, đánh giá ở mức độ khá chỉ có 12.21%, ở mức độ tương đối tốt có 38.17% ý kiến, và mức độ chưa tốt có đến 49.62% ý kiến. Với M= 1.6, cho thấy, nhận xét của sinh viên và giáo viên về hiện trạng máy vi tính chưa tốt, và đánh giá trên hồn tồn có cơ sở.

Máy vi tính là phương tiện chính để dạy học bộ mơn tin học, hiệu quả dạy học bộ mơn có đạt cao hay khơng cũng phụ thuộc một phần lớn vào chất lượng máy vi tính. Với hiện trạng máy tính như trên, thật khó đem lại hiệu suất cao trong dạy học bộ môn.

-Tổng hợp các ý kiến nhận xét, đánh giá về thiết bị: Ở mức độ đánh

giá tốt có 10.18% ý kiến, mức độ khá có 16.03% ý kiến, mức độ tương đối tốt có 42.49% ý kiến, và mức độ chưa tốt có 31.30% ý kiến. Với M=2.1, cho thấy việc đánh giá các thiết bi ở mức tương đối tốt là chính xác.

Những nhận xét, đánh giá trên của giáo viên và sinh viên hồn tồn có cơ sở khách quan và phù hợp với những hiện trạng ở thực tế như sau: - Gần đây nhà trường đã trang bị thêm một số thiết bị phục vụ dạy học như đầu máy video, nhiều Tivi 29 inch, máy chiếu đa năng Projector, máy quét, máy fax, máy chiếu phim trong, máy in...Tuy nhiên, mức độ sử dụng phương tiện còn rất hạn chế bởi không đủ cung cấp so với số lượng giảng viên đông đảo và những lý do khách quan ( quản lý, điều hành)

Hiện nay, nhà trường Cao đẳng có ba phịng máy thực hành vi tính với số lượng 70 máy tính, gồm nhiều hệ và chủng loại khác nhau. Với nhiều loại hình đào tạo có nội dung, chương trình tin học và sử dụng cơng nghệ máy vi tính như : Các lớp đại học khoa học công nghệ thông tin do liên kết đào tạo với trường Đại học khoa học tự nhiên; các lớp chứng chỉ A, chứng chỉ B tin học; các lớp Cao đẳng sư phạm tin học; và các lớp tin học không chuyên cho hầu hết các khoa trong nhà trường. Từ việc có nhiều loại hình đào tạo như trên, địi hỏi phải có nhiều chương trình thực hành khác nhau trên máy tính.

Với mức độ hoạt động thường xun của phịng máy vi tính làm cho chất lượng của máy tính nhanh chóng xuống cấp. Trong số 70 máy tính, thực chất chỉ sử dụng được khoảng 70%, việc hỏng phần cứng và lỗi phần mềm là điều khơng thể tránh khỏi, chương trình bị mất, bị xoa nhằm bởi học viên, máy tính thường bị trục trặc, như treo máy, hoặc vi rút làm hỏng v.v... Với hiện trạng của máy tính như trên thật khó đáp ứng đủ nhu cầu thực hành cho mỗi sinh viên/1 máy tính khi lịch thực hành trùng với lớp khác.

Cơng tác quản lý phịng máy thực hành tương đối phức tạp nhưng chưa được tổ chức một cách khoa học và có kế hoạch cụ thể, nên cịn xảy ra tình trạng bị động giữa các lớp. Công tác vệ sinh phịng máy và máy tính, hệ thống chiếu sáng chưa đảm bảo.

Máy điều hoa nhiệt độ chưa đáp ứng đúng theo qui chuẩn hiện đại sơ" người/số máy cho phịng thực hành, thường bị hư, chưa sửa chữa kịp thời, vì vậy chưa thể phục vụ tốt nhu cầu sinh viên khi thực hành, nhất là đối với các lớp quá đông.

Việc bố trí máy chưa đồng bộ. Cụ thể, phịng máy 1: 30 máy, phòng máy 2: 20 máy, phòng máy 3: 20 máy, toàn bộ máy cũ hay bị trục trặc khi thực hành.

Cơ cấu lớp học không đồng đều, đa số các lớp trên 40 sinh viên, có lớp q đơng như Cao đẳng Tiểu học chuyên tu 77 sinh viên, có lớp q ít như lớp hoa có 19 sinh viên, lớp nhạc 22 sinh viên. Từ cơ cấu lớp như vậy, dẫn đến khó khăn cho việc bố trí máy thực hành, thường xảy ra trường hợp thiếu máy thực

hành đối với những lớp có số lượng sinh viên lớn, thừa máy trong một phòng đối với số lượng sinh viên ít.

Ngồi ra, do một số yếu tố khách quan như, giờ thực hành của các lớp đại học cơng nghệ thơng tin bố trí vào ban ngày, làm bị động giờ thực hành của các lớp hệ Cao đẳng. Thí dụ : Các lớp Cao đẳng tới lịch thực hành theo kế hoạch của phân phối chương trình nhưng giáo viên phải dạy thay vào tiết lý thuyết để nhường phòng thực hành cho hệ đại học.

Vấn đề cài đặt chương trình, sửa chữa máy hỏng, nâng cấp, vệ sinh rác máy tính, quét virus, lên lịch thực hành, cập nhật v.v...là công việc thường xuyên của cán bộ phòng máy. Nhưng hầu như chưa đáp ứng được các nhu cầu trên một cách đầy đủ, vì cán bộ phịng máy q ít chỉ có hai người, trong đó, một cán bộ lại kiêm nhiệm nhiều cơng tác khác.

Qua phân tích thực trạng cùng với những số liệu chứng minh, cho thấy chất lượng máy vi tính hiện nay đang xuống cấp trầm trọng, chưa đồng bộ về số lượng, chất lượng, chủng loại, phần cứng và phần mềm cài đặt giữa các phòng máy; phòng máy chưa theo qui chuẩn; cán bộ quản lý phòng máy tương đối ít, chưa quán xuyến hết mọi việc, chính vì vậy, đã làm ảnh hưởng lớn đến hiệu quả dạy học bộ môn và kết quả học tập của sinh viên. Để đem lại hiệu quả cao trong công tác dạy học bộ mơn tin học, nhất thiết phải có giải pháp cải tiến, chỉnh trang cơ sở vật chất, bổ sung phương tiện phục vụ dạy học.

Từ cơ sở đánh giá trên, chúng tôi cũng tiến hành khảo sát thăm dò ý kiến của giáo viên, và phỏng vấn một số lãnh đạo phòng, chủ nhiệm khoa về việc bổ sung trang thiết bị dạy học tin học qua câu hỏi: Theo ông/bà để phục vụ tốt cho việc dạy và học bộ mơn tin học thì cần phải bổ sung những gì về cơ sở vật chất?

Theo số liệu của bảng 9 cho thấy, các cơ sở vật chất đều cần thiết được bổ sung cho dạy học tin học. Trong đó, việc trang bị đủ số lượng máy tính hiện đại, ln cập nhật phần mềm, hệ thống ánh sáng, điều hoa nhiệt độ có 100% ý kiến, ý kiến khác về phịng học thơng thống, máy chiếu đa năng, máy in...có trên 70% ý kiến.

Qua hai nhận xét của bảng (8) và bảng (9), có thể rút ra được một kết luận khách quan: Cơ sở vật chất khang trang ; phương tiện, thiết bị đầy đủ và hiện đại, chương trình ln được cập nhật mới là một trong những nhân tố làm cho quá trình dạy học tin học đạt hiệu quả cao. Vì vậy, lãnh đạo nhà trường cần quan tâm hơn nữa trong việc quản lý, đầu tư máy móc, trang thiết bị. Riêng bộ phận quản lý phịng máy cần cải tiến cơng tác quản lý, có kế hoạch cụ thể cho từng công việc như lịch thực hành theo tuần, tháng, học kỳ; cài đặt chương trình, sửa chữa, bảo trì máy móc, vệ sinh phịng học. Bên cạnh đó, kịp thời đề xuất cho lãnh đạo phương án mua sắm, chỉnh trang cơ sở vật chất để hoạt động phòng máy thực hành mang lại hiệu quả thiết thực, hạn chế sự chồng chéo và tiết kiệm được nhiều thời gian cũng như chi phí.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng công tác quản lý việc giảng dạy tin học ở các khoa không chuyên trường cao đẳng sư phạm bình dương và một số giải pháp​ (Trang 47 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)