3.2.1.Nguyên nhân từ công tác quản lý việc giảng dạy bộ môn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng công tác quản lý việc giảng dạy tin học ở các khoa không chuyên trường cao đẳng sư phạm bình dương và một số giải pháp​ (Trang 72 - 76)

 Nguyên nhân từ việc xác định mục tiêu dạy học tin học:

về mục tiêu phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin được Đảng và Nhà nước ta đã xác định rất rõ, khoa học cơng nghệ có vai trị quan trọng bậc nhất trong mục tiếu phát triển kinh tế đất nước. Mục tiêu của giáo dục và đào tạo phải đưa công nghệ thông tin vào nhà trường ở mọi cấp học, bậc học, ngành học, từ mầm non đến đại học. Ngành giáo dục đào tạo phải tạo mọi điều kiện thuận lợi tối đa để giáo viên và học sinh tiếp cận khoa học công nghệ thông tin một cách tốt nhất. Mục tiêu đào tạo tin học trong nhà trường cao đẳng (như đã

phân tích ở mục I, 2, phần thực trạng), nhằm giúp sinh viên sử dụng tốt kiến thức tin học trong học tập và trong thực tế công tác.

Trong những năm qua, nhà trường Cao đẳng đã đào tạo ra đội ngũ giáo viên giảng dạy tin học đáng kể cho các trường trung học cơ sở và góp phần tạo ra nguồn lực cơng nghệ thơng tin cho một số doanh nghiệp trong tỉnh. Cho đến nay, tình hình dạy và học tin học ở Cao đẳng đã có nề nếp và tương đối ổn định.

Tuy nhiên, so với tốc độ phát triển nhanh về khoa học cơng nghệ và kinh tế xã hội thì việc đào tạo tin học cho sinh viên ở các khoa khơng chun trường Cao đẳng sư phạm Bình Dương chưa đáp ứng được yêu cầu của mục tiêu đào tạo sinh viên trong thời đại cơng nghiệp hoa hoa, hiện đại hóa. Nguyên nhân chủ yếu là do sự nhận thức chưa sâu sát trong việc quán triệt thực hiện mục tiêu mơn học, chính việc nhận thức chưa đầy đủ và chưa quan tâm đúng trong việc xác định mục tiêu, nên vị trí mơn học tin học cho đối tượng không chuyên chưa được nâng cao, dẫn đến nhiều hạn chế trong dạy học bộ môn, khả năng sử dụng tin học của sinh viên chưa đáp ứng nhu cầu thực tế.

Mục tiêu mồn học là sự thể chế hoa để thực hiện nội dung, chương trình học và những vấn đề khác liên quan việc dạy học bộ mơn. Do đó, khi đánh giá nguyên nhân của việc thực hiện mục tiêu cần xem xét, đánh giá tổng thể các nguyên nhân liên quan như sau:

Nguyên nhân cơ bản từ bản thân của nội dung chương trình và thời lượng mơn học cịn nhiều bất cập.

Qua thực tế giảng dạy cho thấy, nội dung, chương trình tin học ở các khoa không chuyên chưa đồng nhất trong các khối không chuyên, những kiến thức mới cần thiết cho việc học tập của sinh viên chưa cập nhật bổ sung kịp thời. Chương trình chưa liên thơng với chương trình ở trường trung học cơ sở, đây cũng là trở ngại chính mà các sinh viên thường vấp phải trong quá trình thực tập ở phổ thơng cơ sở.

mơn học q ít ( 45 tiết) cho yêu cầu khối lượng lớn kiến thức dành cho sinh viên các khoa không chuyên, đặc biệt là thời lượng dành cho phần thực hành tin học ứng dụng rất ít chỉ có (11 tiết). Bên cạnh đó, nguồn tài liệu, sách giáo khoa phục vụ cho giảng dạy và học tập tin học rất hạn chế, trong khi chưa có giáo trình chuẩn của Bộ, giáo viên cịn tự biên, tự diễn. Nhìn chung, nội dung, chương trình và thời lượng mơn học chưa sát với thực tiễn phát triển của công nghệ thông tin và xã hội, chưa đáp ứng với mục tiêu đào tạo và nhu cầu của sinh viên trong học tập, trong nghiên cứu khoa học. Đây cũng ià một trong những nguyên nhân chính làm giảm đi sự hứng thú học tập của sinh viên và làm hạn chế nhiều đến hiệu suất dạy học bộ môn.

Nguyên nhân từ việc quản lý đội ngũ và phương pháp dạy học của giáo viên.

Kết quả học tập của sinh viên phụ thuộc phần lớn vào ừình độ và năng lực của đội ngũ giảng viên. Do đó, cơng tác quản lý tiềm lực đội ngũ tốt sẽ có tác dụng thúc đẩy nâng cao hiệu quả giảng dạy của giảng viên và chất lượng học tập của sinh viên. Tổ bộ mơn ln có tinh thần trách nhiệm trong công tác chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của nhà trường và các qui chế của Bộ giáo dục- Đào tạo.

Hàng năm, trong từng học kỳ tổ bộ môn đều tổ chức thao giảng, dự giờ, kiểm tra hồ sơ chuyên môn của từng giảng viên. Qua các buổi dự giờ điều có nhận xét, đánh giá trình độ, năng lực của từng thành viên, mỗi đợt kiểm tra đều có nhận xét xếp loại cụ thể cho từng trường hợp. Tổ bộ môn thực hiện đúng các qui chế thi cử, kiểm ưa, đánh giá kết quả học tập của sinh viên. Hầu hết các giảng viên trong tổ có ý thức nâng cao trình độ và bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ. Việc làm trên cũng đem lại một số kết quả nhất định, lãnh đạo nhà trường đã đánh giá cao về sự cố gắng của tổ bộ môn trong công tác quản lý và sự nhiệt tình, tích cực của các giảng viên trong cơng tác đào tạo chung của nhà trường.

 Tuy nhiên, đó chỉ là thành tích nhỏ chưa mang tính tồn diện và sâu sắc, bởi trong cơng tác quản lý tổ bộ môn và thực hiện nhiệm vụ của giảng

viên, vẫn còn những tồn tại cơ bản do những nguyên nhân sau:

Việc quản lý, chỉ đạo của tổ bộ mơn chưa chặt chẽ, cịn mang nặng tính hình thức. Trong nhận xét, đánh giá giờ thao giảng của giáo viên chưa thật sự khách quan, còn vị nể; kiểm tra, đánh giá hồ sơ của giảng viên còn sơ sài, qua loa, chưa thật sự đúng nghĩa. Chính việc đánh giá khơng đúng thực chất trình độ, năng lực từng giảng viên nên chưa động viên khích lệ được những nhân tố tích cực của đội ngũ, đồng thời, cũng vơ tình tạo điều kiện thả nổi cho một số trường hợp thiếu sót trong chun mơn. Đánh giá cịn nặng ở khâu hình thức nhiều hơn lĩnh vực chun mơn sâu.

Nguyên nhân từ bản thân của giáo viên, do tình hình sức khoe, năng lực cịn hạn chế, do "chạy sô" chưa thật sự chú tâm đến công tác chuyên mơn, cịn tình trạng đối phó trong việc thực hiện nề nếp, kỷ cương, chỉ khi nào có kiểm tra mới chuẩn bị hồ sơ chuyên môn.

 Ngồi ra, cịn ngun nhân khách quan từ cơ sở vật chất phục vụ, và quản lý điều hành.

+ Với đội ngũ giáo viên tồn trường khá đơng, nhưng phương tiện phục vụ để giáo viên thực hiện đổi mới dạy học theo lối giao tiếp tích cực, kết hợp sử dụng cơng cụ hiện đại máy tính, projector chưa đủ đáp ứng nhu cầu. Từ việc giáo viên rất ngán ngẫm việc mượn phương tiện dạy học, cũng tạo thành thói quen "lười" mượn đồ dùng dạy học, dẫn đến tình trạng một số giáo viên vẫn thực hiện phương pháp dạy học đơn thuần nhất (giảng giải), thậm chí dạy "chay", thiếu cập nhật kiến thức, không sử dụng phương tiện hiện đại trong dạy học là điều khơng thể tránh khỏi.

+ Chính những ngun nhân chủ quan từ giáo viên, khách quan từ khâu phục vụ, quản lý, điều hành đã làm hạn chế việc thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy dẫn đến sự nhàm chán và không thu hút hứng thú học tập của sinh viên, làm cho hiệu quả dạy học bộ môn chưa cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng công tác quản lý việc giảng dạy tin học ở các khoa không chuyên trường cao đẳng sư phạm bình dương và một số giải pháp​ (Trang 72 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)