3.1.7.Thực trạng quản lý việc học tập của sinh viên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng công tác quản lý việc giảng dạy tin học ở các khoa không chuyên trường cao đẳng sư phạm bình dương và một số giải pháp​ (Trang 62 - 65)

Quản lý việc học tập của sinh viên không chỉ là nhiệm vụ của bộ phận quản lý, mà còn là nhiệm vụ của giảng viên bộ mơn. Vì qua việc quản lý học tập, giảng viên mới chỉ ra cho sinh viên cách thức học tập đúng đắn, nắm được tâm tư, nguyện vọng, đề xuất của các em. Bên cạnh đó, giảng viên có điều kiện phát hiện và bổ sung những khiếm khuyết của mình để khắc phục và cải tiến cho quá trình dạy học đạt hiệu quả tốt hơn. Quản lý việc học tập của sinh viên có liên quan đến nhiều vấn đề.

Trong phạm vi hẹp của việc quản lý học tập bộ mơn, chỉ nêu ra một số khảo sát có liên quan đến mơn học như: sự cần thiết của môn học, nhu cầu, hứng thú và ý thức học tập của các em đối với môn học.

Chúng tôi tham khảo ý kiến của 376 sinh viên năm học 2003- 2004 về sự cần thiết của môn tin học đối với bản thân họ, qua bốn lựa chọn sau có trong bảng sau:

57.18% ý kiến của sinh viên cho là bộ môn tin học rất cần thiết đối với họ, có 27.93% ý kiến cho rằng bộ mơn này khá cần thiết, chỉ có 14.89% là ít cần thiết đối với mơn học và khơng có ý kiến khơng cần thiết học tin học. Với M= 3.4, cho thấy, đa số sinh viên cho việc học tin học là khá cần thiết đối với họ.

Rõ ràng nhận thức của các em cũng khá sâu sát với thực tiễn xã hội, vì hiện nay việc học tin học trở nên phổ biến chứ khơng chỉ khép kín trong mơi trường sư phạm mà ở mọi nơi, không chỉ dành riêng cho học sinh, sinh viên mà dành cho tất cả mọi người, ai cũng có quyền học tập. Kiến thức tin học cho sinh viên ở các khoa không chuyên là kiến thức tin học cơ bản nhất, rất cần thiết cho sinh viên, giúp các em tra cứu thông tin, soạn bài và làm bài tập trên máy tính, tiếp cận với khoa học cơng nghệ, và các thiết bị hiện đại.

- Hứng thú học tập là một yếu tố quan trọng để đánh giá kết quả học tập sinh viên. Tim hiểu về hứng thú học tập của sinh viên đối với môn tin học, chúng tôi khảo sát 376 sinh viên qua bốn mức độ : rất hứng thú, khá hứng thú, ít hứng thú, hồn tồn khơng hứng thú.

Qua bảng khảo sát, ý kiến của sinh viên về hứng thú học tập tin học ở mức rất hứng thú chỉ có 17.29%, khá hứng thú có 14.63% ý kiến, nhưng có đến 47.34% ý kiến ít hứng thú đối với bộ mơn và 20.74% là hồn tồn khơng hứng thú học tập bộ môn. Với M= 2.3, cho thấy cũng cịn nhiều ý kiến của sinh viên ít hứng thú đối với mơn học.

- Để biết tình hình học tập của sinh viên đối với bộ môn, chúng tôi cũng tiến hành khảo sát về ý thức tự học tin học của các em qua các mức độ sau: Thường xuyên tự học, ít khi tự học, và hồn tồn khơng tự học

Qua bảng tự đánh giá của sinh viên về ý thức tự học, cho thấy, ở mức độ thường xuyên tự học chiếm tỉ lệ rất ít, chỉ 23.14% ý kiến, ở mức độ ít khi tự học có đến 36.44% ý kiến và hồn tồn khơng tự học bộ mơn có 40.43% ý kiến. Với M= 1.8 cho thấy, sinh viên ít tự học đối với bộ mơn.

Từ nhận xét bảng 14, 15, 16, cho thây có một nghịch lý trong nhận thức của sinh viên giữa nhu cầu, hứng thú, và ý thức học tập đối với bộ mơn. Để có lời giải đáp cho sự nghịch lý trên, chúng tơi tìm hiểu qua thực tế như sau:

Trước hết là bản thân của nội dung, chương trình mơn học chưa phù hợp với nhu cầu (Chương 3, mục 1) nên chưa thu hút hứng thú học tập của sinh viên; vai trò của giáo viên bộ môn trong việc hướng dẫn học tập cho sinh viên; một số giáo viên chưa quan tâm đến công tác hướng dẫn cách học tập cho sinh viên, nhất là trong các giờ dạy thực hành trên máy tính, giáo viên khơng hướng dẫn các thao tác, các kỹ năng máy tính, mà để cho sinh viên từ mày mò, điều này, cũng làm cho đa số các em chán nản đối với việc học bộ môn.

Việc học tin học, muốn giỏi phải thường xuyên thực hành, giao tiếp trên máy. Nhưng do thời lượng thực hành quá ít ( Chương 3, mục 1), giới hạn theo khung chương trình, Đa số sinh viên xuất thân từ các huyện, thị trấn về học cao đẳng, khó khăn về kinh tế, khơng có điều kiện th máy để thực hành thêm, trừ

các sinh viên ở trung tâm thị xã có điều kiện hơn. Lý do trên dẫn đến hiện tượng "lực bất tòng tâm", tạo nên sự mất cân đối giữa các đối tượng học tập.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng công tác quản lý việc giảng dạy tin học ở các khoa không chuyên trường cao đẳng sư phạm bình dương và một số giải pháp​ (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)