3.4.2.Cách tiến hành thực nghiệm:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng công tác quản lý việc giảng dạy tin học ở các khoa không chuyên trường cao đẳng sư phạm bình dương và một số giải pháp​ (Trang 94 - 96)

- Nguyên nhân từ việc hướng dẫn tổ chức học tập cho sinh viên:

3.4.2.Cách tiến hành thực nghiệm:

Chọn nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng

Nhóm thực nghiệm gồm: 42 sinh viên lớp Thể dục và 36 sinh viên lớp Lý Nhóm đối chứng gồm: 45 sinh viên lớp Sử và 51 sinh viên lớp Địa Hoa Thời gian thực hiện:

Thực nghiệm lần 1 vào tháng 11/2003

Thực nghiệm lần 2 vào tháng 4/2004 (sau khi tác động) Đo các thông số trước thực nghiệm và sau thực nghiệm: Nhận xét của sinh viên về nội dung chương trình

Đo ý thức của sinh viên đối với việc học bộ mơn

Tìm hiểu hứng thú học tập của sinh viên đối với bộ môn.

Nhận xét của sinh viên về phương pháp giảng dạy của giáo viên Kết quả học tập của sinh viên sau thực nghiệm

Nội dung thực nghiệm

a- Đối với nhóm thực nghiệm. - Trước thực nghiệm:

Tiến hành lấy ý kiến, đo ý thức của sinh viên về nội dung, chương trình mơn học; ý thức học tập, hứng thú của các em đối với bộ môn tin học, nhận xét của các em về phương pháp giảng dạy của giáo viên và trình độ, khả năng sử dụng tin học của các em trước khi tiến hành thực nghiệm. Phiếu thực nghiệm gồm 5 câu hỏi. số phiếu phát ra và thu vào 78 phiếu, các phiếu đều hợp lệ ( phụ lục 3 ). Áp dụng hai giải pháp tác động:

Tiến hành áp dụng hai giải pháp cải tiến về nội dung, chương trình (PL 5) và dạy học theo phương pháp giao tiếp tích cực, cùng với việc sử dụng phương tiện hiện đại. Chọn hai giáo viên thực hiện giảng dạy ở lớp Thể dục và lớp Lý trong năm 2003 và 2004 và tổ bộ môn tổ chức dự giờ, nhận xét, đánh giá giờ dạy và rút kinh nghiệm.

Sau khi thực nghiệm ( với hai giải pháp cải tiến ):

Tiến hành đo lại các thông số đã đề ra như ở thời điểm trước khi tiến hành thực nghiệm. Với phiếu thực nghiệm gồm 5 nội dung ( ở phụ lục 3). số phiếu phát ra và thu vào là 78 phiếu, đều hợp lệ.

b- Đối với nhóm đối chứng. Trước thực nghiệm:

Cùng với nhóm thực nghiệm, tiến hành khảo sát ở nhóm đối chứng, lấy ý kiến, đo ý thức của sinh viên về nội dung, chương trình mơn học, ý thức học tập; hứng thú của các em đối với bộ môn tin học, nhận xét của các em về phương pháp giảng dạy của giáo viên và trình độ, khả năng sử dụng tin học của các em trước khi tiến hành thực nghiệm. Phiếu thực nghiệm gồm 5 câu hỏi ( phụ lục 3 ). số phiếu phát ra và thu vào 96 phiếu, các phiếu đều hợp lệ.

Sau thực nghiệm:

Tiến hành khảo sát ý kiến cùng thời gian với nhóm thực nghiệm sau khi đã thực nghiệm. Với nội dung như nhóm thực nghiệm ( phụ lục 3). số phiếu phát ra và thu vào 96 phiếu, đều hợp lệ.

Xử lý số liệu:

Sử dụng phần mềm SPSS for win 10.5 để tính tốn và kiểm nghiệm sự khác biệt về kết quả của từng nhóm ở các thời điểm.

+ Nhóm thực nghiệm và đối chứng trước khi thực nghiệm + Nhóm thực nghiệm và đối chứng sau khi thực nghiệm + Nhóm thực nghiệm ở thời điểm trước và sau khi thực nghiệm + Nhóm đối chứng ở thời điểm trước và sau khi thực nghiệm

Cách nhận xét: Nếu p< .005 là có sự khác biệt ý nghĩa, p càng nhỏ thì càng có sự khác biệt ý nghĩa càng lớn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng công tác quản lý việc giảng dạy tin học ở các khoa không chuyên trường cao đẳng sư phạm bình dương và một số giải pháp​ (Trang 94 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)