tin học, ngoài việc cung cấp phương tiện phục vụ học tập, thì phải có những giải pháp tốt trong khâu quản lý, đặc biệt vai trò của giảng viên trong khâu tổ chức, hướng dẫn phương pháp học cho sinh viên, gây được sự hứng thú học tập và ý thức tự giác của sinh viên đối với bộ môn.
3.1.8.Thực trạng quản lý việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên. của sinh viên.
Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập sinh viên là một trong những nhiệm vụ quan trọng của giáo viên. Việc kiểm tra nghiêm túc và có chất lượng sẽ có tác động lớn trong việc nâng cao năng lực học tập và tạo niềm tin cho sinh viên. Chúng tơi khảo sát các hình thức kiểm tra, đánh giá qua bảng sau:
Qua khảo sát cho thấy, tổ bộ môn đã thực hiện kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên với hai hình thức chủ yếu: Kiểm tra trắc nghiệm chiếm tỉ lệ 33.33%, kiểm tra thực hành trên máy 66.67%%. Hình thức kiểm tra trắc nghiệm là hình thức kiểm ưa lý thuyết, hình thức này địi hỏi giáo viên đầu tư khá cồng phu, thể hiện nội dung kiến thức khá sâu sắc, được đa số giảng viên áp dụng, học sinh cũng thích thú hình thức kiểm tra này, vì địi hỏi các em phải
tư duy nhiều hơn hình thức kiểm tra khác.
Kiểm tra thực hành trên máy là hình thức bắt buộc của bộ mơn tin học, mang tính quyết định kết quả học tập của sinh viên, qua kiểm tra thực hành, giáo viên cũng đánh giá được trình độ, năng lực của từng sinh viên, có thể phát hiện ra những nhân tố tích cực tiếp tục bồi dưỡng và phát triển; hình thức kiểm tra vấn đáp, giáo viên thường không tổ chức riêng mà lồng ghép vào quá trình giảng dạy, hình thức kiểm tra viết là hình thức thường sử dụng cho những môn học khác nhưng đối với tin học thì rất ít sử dụng hình thức này (vì bộ mơn cơng nghệ khơng địi hỏi thuộc lịng theo thứ tự như các lĩnh vực khác mà phải có sự sáng tạo của mỗi cá nhân).
Tuy nhiên, việc kiểm tra, đánh giá ở hai hình thức như trên, chưa thê đánh giá hết tiềm năng của sinh viên trong lĩnh vực vận hành, xử lý tình huống, kỹ năng, kỹ xảo máy tính, dẫn đến những hạn chế của việc sử dụng tin học trong thực tế.
Chúng tôi ghi nhận một số ý kiến của sinh viên đã tốt nghiệp ra trường công tác, hoặc đi làm ở các doanh nghiệp, thường mắc các nhược điểm như sau:
+ Hầu hết sinh viên chỉ biết áp dụng kiến thức đã học theo trình tự, bài bản đã học, thực hiện các thao tác một cách chậm chạp, chưa có sáng tạo trong cách giải quyết cơng việc trên máy tính.
+ Khơng làm chủ được quá trình vận hành và xử lý một số sự cố máy tính đơn giản : Ví dụ như máy treo, máy báo lỗi, máy bị virus phá chương trình làm việc, máy không khởi động được.v.v. Hoặc ngay cả những thông báo của máy bằng tiếng Anh đơn giản, sinh viên cũng khơng biết ý nghĩa để có biện pháp xử lý. Từ những khiếm khuyết trên cho thấy yếu điểm của sinh viên tập trung phần lớn vào các yếu tố kỹ thuật và xử lý máy tính.
+ Do vậy, vấn đề đặt ra hiện nay là cần đề ra các giải pháp kiểm tra, đánh giá sinh viên một cách tồn diện hơn, và cần kết hợp nhiều hình thức kiểm tra, đặc biệt, chú trọng đến công tác kiểm tra đánh giá việc thực hành, kỹ năng, kỹ
xảo máy tính của sinh viên. Việc làm trên góp phần tạo cho sinh viên cao đẳng một năng lực và phẩm chất mới trong qui trình đào tạo: trí tuệ, năng lực, kỹ năng, kỹ xảo. Đáp ứng được nhu cầu của bản thân khi va chạm với thực tế nghề nghiệp và thực hiện đúng nguyên lý giáo dục, học đi đôi với hành; lý thuyết đi đôi với thực tiễn.
Đánh giá chung, trong những năm qua, tổ bộ môn tin học đã làm trịn trách nhiệm của mình trong việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên theo đúng qui chế chuyên môn của Bộ giáo dục - Đào tạo và qui định của nhà trường đề ra. Tuy nhiên, về góc độ quản lý, tổ bộ môn cần theo dõi sát sao hơn việc thực hiện kiểm tra, đánh giá của từng thành viên trong tổ, góp ý thẳng thắn với những trường hợp kiểm tra, đánh giá mang tính hình thức, qua loa, chiếu lệ, thiếu trách nhiệm, thiếu công bằng, làm ảnh hưởng đến phong trào chung của đơn vị.
Để thấy rõ việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên không chuyên. Chúng tôi xin nêu ra một vài số liệu tổng hợp từ năm học 1999-2000 đến năm học 2003-2004 như sau:
Qua khảo sát kết quả học tập của sinh viên ở các khoa không chuyên cho từ năm học 1999-2000 đến 2003-2004, cho chung tôi một số nhận xét như sau:
Trong những năm học từ 1999-2000 và 2001-2002 tỉ lệ sinh viên đạt loại trung bình và yếu tương đối cao, tỉ lệ sinh viên đạt loại khá và giỏi rất ít. Từ năm học 2002 trở đi đến năm 2003, 2004 tỉ lệ sinh viên đạt loại giỏi, khá được nâng lên một cách rõ rệt và giảm bớt tỉ lệ đạt loại trung bình và yếu.
Đạt được kết quả như trên cũng do sự cố gắng, tích cực hoạt động của tổ bộ mơn nói chung và năng lực của từng giảng viên nói riêng. Trước tiên là cơng tác quản lý có nhiều tiến bộ trong việc chỉ đạo công tác chuyến mơn, ln ln góp ý cho nhau qua các buổi dự giờ, thao giảng để rút kinh nghiệm; bên cạnh đó là sự nhiệt tình, tinh thần trách nhiệm của các giảng viên trong việc thực hiện kế hoạch của cá nhân, trong việc tổ chức giảng dạy và học tập cho sinh viên, từng bước thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng giao tiếp tích cực và sử dụng các phương tiện thiết bị dạy học hiện đại, góp
phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn
Tuy nhiên, kết quả trên chỉ là bước đầu, chưa thể hiện một cách sâu sắc và tồn diện, tỉ lệ đạt loại trung bình và loại yếu qua các năm vẫn còn nhiều. Trong những năm tới, tổ bộ môn sẽ cải tiến nhiều hơn nữa về nội dung, chương trình, thời lượng mơn học, phương thức dạy học, cơng tác quản lý, để có thể đạt kết quả khả quan hơn trong việc nâng kết quả dạy học bộ môn.