2.6.3.Quản lý việc giảng dạy của thầy và việc học của trò :

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng công tác quản lý việc giảng dạy tin học ở các khoa không chuyên trường cao đẳng sư phạm bình dương và một số giải pháp​ (Trang 32 - 34)

Đây là hoạt động chính của q trình dạy học. Q trình đào tạo có thành cơng hay khơng chính là do hoạt động chủ đạo của người thầy và tính chủ động của người học. Sự tương tác của hoạt động này, nhằm tạo mọi điều kiện tốt nhất để người học nắm vững tri thức, hình thành các kỹ năng, kỹ xảo, phát huy hết mọi tiềm năng, thông minh sáng tạo để nhận thức và giải quyết các vấn đề

được đặt ra. Tuy hai hoạt động này có mối quan hệ tương tác nhau, hỗ trợ lẫn nhau để đạt được mục tiêu giáo dục. Song, khơng thể đánh giá hoặc có cái nhìn về mặt quản lý giống nhau.

- Quản lý hoạt động giảng dạy của người thầy giáo :

+ Quản lý hoạt động của người thầy thông qua việc thực hiện qui chế chuyên môn, kế hoạch giảng dạy và việc thực hiện chương trình dạy học. Đây là nhiệm vụ tiên quyết của một giảng viên, bởi vì kế hoạch đào tạo của nhà trường có khả thi hay khơng chính phụ thuộc vào việc thực hiện kế hoạch của từng giáo viên. Điều này mang tính chất bắt buộc và mang tính chất pháp lệnh của nhà nước. Và như vậy trong quá trình dạy học, giáo viên phải tuân thủ đúng theo kế hoạch đã đề ra, không được tự tiện thay đổi, cắt xén hoặc thêm bớt nội dung chương trình khi chưa có cơ sở khoa học, chưa được sự đồng ý của thủ trưởng hay hội đồng chuyên môn.

Việc nắm vững nội dung kế hoạch, chương trình dạy học của giáo viên là một trong những tiền đề cho việc quản lý tốt hoạt động dạy và học. Do đó, để thực hiện tốt cơng tác quản lý này, hiệu trưởng, cán bộ quản lý đơn vị đào tạo cũng phải đề ra kế hoạch và các yêu cầu đối với người giáo viên về các mặt sau:

- Lập kế hoạch giảng dạy môn học thông qua cán bộ quản lý - Các phân bổ thời gian theo qui chế chuyên môn do Bộ qui định - Các phương pháp, phương tiện hỗ trợ cho giảng dạy

- Các loại hồ sơ sổ sách liên quan đến hoạt động chuyên môn của giáo viên.

- Quản lý việc chuẩn bị bài giảng của giáo viên.

- Quản lý việc kiểm tra, đánh giá của thầy đối với học sinh. Hiệu trưởng hay cán bộ quản lý đào tạo phải có kế hoạch theo dõi, kiểm tra việc thực hiện qui chế chuyên môn của giáo viên để ngăn chặn và kịp thời nhắc nhở những sai phạm của giáo viên trong việc thực hiện qui chế chun mơn do Bộ đề ra. Bên cạnh đó, hiệu trưởng hay cán bộ quản lý cần nắm tình hình thực hiện kiểm tra,

đánh giá của giáo viên đối với học sinh, xem xét việc chấm, trả bài, cho điểm theo qui định của Bộ giáo dục và đào tạo. Quản lý hoạt động học tập của học sinh.

Môi trường hoạt động của học sinh bao gồm: nhà trường, gia đình và xã hội. Để quản lý tốt việc học của học sinh, người quản lý cần phải phối hợp với các lực lượng xã hội và gia đình, trong đó chú ý đến vai trị của chủ nhiệm lớp và tập thê, đoàn thể; nắm bắt tâm sinh lý, tình cảm của học sinh thơng qua giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm lớp, xây dựng tinh thần thái độ, động cơ, nề nếp học tập đúng đắn cho học sinh.

Quản lý việc dạy và học tin học ở các khoa không chuyên trường cao đẳng phải tuân thủ theo qui chế quản lý chung của hoạt động dạy học. Song, do tính đặc thù của bộ mơn, dạy lý thuyết, dạy thực hành, dạy kỹ năng kỹ xảo kết hợp cơng nghệ máy tính, q trình dạy và học tương đối phức tạp hơn các bộ mơn khác, địi hỏi phải có sự đầu tư và sự hợp tác giữa dạy, học với môi trường một cách hợp lý thì cơng đoạn dạy học mới thành cơng tốt.

Do đó, để đánh giá kết quả dạy học bộ mơn, người quản lý phải theo dõi sâu sát quy trình dạy của giáo viên và học của sinh viên, không thể đánh giá ở một mặt riêng biệt nào đó để qui kết cho một kết quả của quy trình dạy học tin học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng công tác quản lý việc giảng dạy tin học ở các khoa không chuyên trường cao đẳng sư phạm bình dương và một số giải pháp​ (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)