Tổng quan về nguồn nhân lực tại Văn phòng UBND tỉnh Quảng Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại văn phòng ủy ban nhân dân tỉnh quảng bình (Trang 44)

5. Nội dung nghiên cứu

2.1. Tổng quan về nguồn nhân lực tại Văn phòng UBND tỉnh Quảng Bình

Tỉnh Quảng Bình nằm ở Bắc Trung Bộ, với diện tích tự nhiên là 8.000 km2

, dân sốnăm 2017 có 882.505 người.

- Vịtrí địa lý: Toạđộđịa lý ở phần đất liền là: + Điểm cực Bắc: 18005’12’’vĩ độ Bắc

+ Điểm cực Nam: 17005’02’’ vĩ độ Bắc

+ Điểm cực Đông: 106059’37’’kinh độĐông + Điểm cực Tây: 105036’55’’ kinh độĐông

Tỉnh có bờ biển dài 116,04 km ở phía Đông và có chung biên giới với Lào 201,87 km ở phía Tây, có cảng Hòn La, cảng Hàng không Đồng Hới, Quốc lộ 1A và đường Hồ Chí Minh, đường sắt Bắc Nam, quốc lộ 12 và tỉnh lộ 20, 16 chạy từ Đông sang Tây qua cửa khẩu Quốc tếCha Lo và một số cửa khẩu phụkhác nối liền với Nước CHDCND Lào.

- Địa hình:Địa hình Quảng Bình hẹp và dốc từphía Tây sang phía Đông. 85% Tổng diện tích tự nhiên là đồi núi. Toàn bộ diện tích được chia thành vùng sinh thái cơ bản: Vùng núi cao, vùng đồi và trung du, vùng đồng bằng, vùng cát ven biển.

- Khí hậu: Quảng Bình nằm ở vùng nhiệt đới gió mùa và luôn bị tác động bởi khí hậu của phía Bắc và phía Nam và được chia làm hai mùa rõ rệt:

+ Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau. Lượng mưa trung bình hàng năm 1.500 - 2.000mm/năm. Thời gian mưa tập trung vào các tháng 9, 10 và 11.

+ Mùa khô từ tháng 4 đến tháng 8 với nhiệt độ trung bình 24oC - 25oC. Ba tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 6, 7 và 8.

- Tài nguyên đất: Tài nguyên đất được chia thành hai hệ chính: Đất phù sa ở vùng đồng bằng và hệ pheralit ở vùng đồi và núi với 15 loại và các nhóm chính như sau: nhóm đất cát, đất phù sa và nhóm đất đỏ vàng. Trong đó nhóm đất đỏ vàng chiếm hơn 80% diện tích tự nhiên, chủ yếu ở địa hình đồi núi phía Tây, đất cát

chiếm 5,9% và đất phù sa chiếm 2,8% diện tích.

- Tài nguyên động, thực vật: Quảng Bình nằm trong khu vực đa dạng sinh học Bắc Trường Sơn - nơi có khu hệ thực vật, động vật đa dạng, độc đáo với nhiều nguồn gen quý hiếm. Đặc trưng cho đa dạng sinh học ở Quảng Bình là vùng Karst Phong Nha - Kẻ Bàng. Với diện tích rừng 486.688 ha, trong đó rừng tự nhiên 447.837 ha, rừng trồng 38.851 ha, trong đó có 17.397 ha rừng thông, diện tích không có rừng 146.386 ha. Thực vật ở Quảng Bình đa dạng về giống loài: có 138 họ, 401 chi, 640 loài khác nhau. Rừng Quảng Bình có nhiều loại gỗ quý như lim, gụ, mun, huỵnh, thông và nhiều loại mây tre, lâm sản quý khác. Quảng Bình là một trong những tỉnh có trữlượng gỗcao trong toàn quốc. Hiện nay trữ lượng gỗ là 31 triệu m3.

- Tài nguyên biển và ven biển: Quảng Bình có bờ biển dài 116,04 km với 5 cửa sông, trong đó có hai cửa sông lớn, có cảng Nhật Lệ, cảng Gianh, cảng Hòn La, Vịnh Hòn La có diện tích mặt nước 4 km2, có độsâu trên 15 mét và xung quanh có các đảo che chắn: Hòn La, Hòn Cọ, Hòn Chùa có thểcho phép tàu 3-5 vạn tấn vào cảng mà không cần nạo vét. Trên đất liền có diện tích khá rộng (trên 400 ha) thuận lợi cho việc xây dựng khu công nghiệp gắn với cảng biển nước sâu.

Bờ biển có nhiều thắng cảnh đẹp, cùng với thềm lục địa rộng gấp 2,6 lần diện tích đất liền tạo cho Quảng Bình có một ngư trường rộng lớn với trữlượng khoảng 10 vạn tấn và phong phú về loài (1650 loài), trong đó có những loại quý hiếm như tôm hùm, tôm sú, mực ống, mực nang, san hô. Phía Bắc Quảng Bình có bãi san hô trắng với diện tích hàng chục ha, đó là nguồn nguyên liệu quý cho sản xuất hàng mỹ nghệvà tạo ra vùng sinh thái của hệsan hô. Điều đó cho phép phát triển nền kinh tế tổng hợp vùng ven biển.

- Tài nguyên nước: Quảng Bình có hệ thống sông suối khá lớn với mật độ 0,8 - 1,1 km/km2. Có năm sông chính là sông Roòn, sông Gianh, sông Lý Hoà, sông Dinh và sông Nhật Lệ. Có khoảng 160 hồ tự nhiên và nhân tạo với dung tích ước tính 243,3 triệu m3.

titan, pyrit, chì, kẽm... và một số khoáng sản phi kim loại như cao lanh, cát thạch anh, đá vôi, đá mable, đá granit... Trong đó, đá vôi và cao lanh có trữ lượng lớn, đủ điều kiện để phát triển công nghiệp xi măng và vật liệu xây dựng với quy mô lớn. Có suối nước khoáng nóng 105o

C. Trữlượng vàng tại Quảng Bình có khả năng để phát triển công nghiệp khai thác và chếtác vàng.

- Dân sốvà lao động: Dân số Quảng Bình năm 2017 có 882.505 người. Phần lớn cư dân địa phương là người Kinh. Dân tộc ít người thuộc hai nhóm chính là Chứt và Bru-Vân Kiều gồm những tộc người chính là: Khùa, Mã Liềng, Rục, Sách, Vân Kiều, Mày, Arem, v.v... sống tập trung ở hai huyện miền núi Tuyên Hoá và Minh Hoá và một sốxã miền Tây Bố Trạch, Quảng Ninh, Lệ Thuỷ. Dân cư phân bố không đều, 80,31% sống ởvùng nông thôn và 19,69% sống ở thành thị.

- Văn hoá và tiềm năng du lịch: Dãi đất Quảng Bình như một bức tranh hoành tráng, có rừng, có biển với nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp, thắng cảnh nổi tiếng: đèo Ngang, đèo Lý Hoà, cửa biển Nhật Lệ, phá Hạc Hải, Cổng Trời… và Vườn quốc gia Phong Nha - KẻBàng được công nhận là Di sản Thiên nhiên thế giới.

Quảng Bình là vùng đất văn vật, có di chỉ văn hoá Bàu Tró, các di chỉ thuộc nền văn hoá Hoà Bình và Đông Sơn, nhiều di tích lịch sử như: Quảng Bình Quan, Luỹ Thầy, Rào Sen, Thành Nhà Ngo, thành quách của thời Trịnh - Nguyễn, nhiều địa danh nổi tiếng trong hai cuộc kháng chiến chống xâm lược của dân tộc như Cự Nẫm, Cảnh Dương, Cha Lo, Cổng Trời, Xuân Sơn, Long Đại, đường HồChí Minh v.v... Trong quá trình lịch sử, đã hình thành nhiều làng văn hoá nổi tiếng và được truyền tụng từđời này sang đời khác như “Bát danh hương”: “Sơn- Hà- Cảnh - Thổ- Văn- Võ- Cổ - Kim”. Nhiều danh nhân tiền bối học rộng, đỗcao và nổi tiếng xưa và nay trên nhiều lĩnh vực quân sự, văn hoă - xã hội như Dương Văn An, Nguyễn Hữu Cảnh, Nguyễn Hàm Ninh, Hoàng KếViêm, Võ Nguyên Giáp...

Tại Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Quảng Bình diễn ra vào ngày ngày 27/8/2018, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc khẳng định “Quảng Bình không đơn giản là một Việt Nam thu nhỏhay là sự phản ánh sắc nét về vẻđẹp tiềm

xanh” của châu Á với những giá trị huyền bí cần được khám phá”. Bên cạnh đó, Thủ tướng bày tỏ với các nhà đầu tư “nếu quý vị muốn tìm kiếm một ý tưởng về du lịch rất độc đáo, khác biệt, còn nguyên bản và kỳvĩ thì Quảng Bình là một lựa chọn hiếm có. Có thể gọi đây là nơi không còn sót lại nhiều trên trái đất này…”. Với sự hội tụ các giá trị tài nguyên du lịch và văn hóa nổi trội, khác biệt, sứ mệnh của Quảng Bình là trở thành dấu ấn đầu tiên lan tỏa về hình ảnh của Việt Nam, là làn “Gió đại phong” mới cho ngành du lịch quốc gia.

2.1.2. Tổng quan vềVăn phòng UBND tỉnh Quảng Bình2.1.2.1. Vị trí, chức năng của Văn phòng UBND tỉnh 2.1.2.1. Vị trí, chức năng của Văn phòng UBND tỉnh

Văn phòng UBND tỉnh là cơ quan thuộc Uỷban nhân dân tỉnh có chức năng tham mưu, giúp Uỷban nhân dân tỉnh về: Chương trình, kế hoạch công tác; tổ chức, quản lý và công bố các thông tin chính thức về hoạt động của Uỷban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh; đầu mối Cổng thông tin điện tử, kết nối hệ thống thông tin hành chính điện tử chỉ đạo điều hành của Uỷban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Uỷban nhân dân tỉnh; quản lý công báo và phục vụcác hoạt động của Uỷ ban nhân dân tỉnh; giúp Chủ tịch Uỷban nhân dân tỉnh (bao gồm cảcác Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh) thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo thẩm quyền; quản lý văn thư - lưu trữvà công tác quản trị nội bộ của Văn phòng.

2.1.2.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng UBND tỉnh

Văn phòng Uỷban nhân dân tỉnh thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo Điều 2, Thông tư liên tịch số 01/2015/TTLT-VPCP-BNV ngày 23/10/2015 của Văn phòng Chính phủ và Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Văn phòng Uỷban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm:

1. Trình Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành:

a) Quy chếlàm việc của Uỷban nhân dân tỉnh;

b) Văn bản quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh;

c) Văn bản hướng dẫn cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng HĐND và UBND huyện, thịxã, thành phố trực thuộc tỉnh (gọi chung là cấp huyện);

d) Văn bản quy định cụ thể điều kiện, tiêu chuẩn chức danh Trưởng, Phó đơn vị trực thuộc Văn phòng Uỷban nhân dân tỉnh; Chánh Văn phòng, Phó Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân và Uỷban nhân dân cấp huyện.

2. Trình Chủ tịch Uỷban nhân dân tỉnh ban hành:

a) Quyết định thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể các đơn vị thuộc Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh;

b) Các văn bản khác theo sựphân công của Chủ tịch Uỷban nhân dân tỉnh.

3. Tham mưu xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch công tác

của Uỷban nhân dân tỉnh:

a) Tổng hợp đề nghị của các Sở, cơ quan ngang Sở, cơ quan thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh (sau đây gọi chung là Sở), Uỷ ban nhân dân cấp huyện, cơ quan, tổ chức liên quan;

b) Kiến nghị với Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh đưa vào chương trình, kế hoạch công tác những vấn đề cần tập trung chỉ đạo, điều hành hoặc giao cơ quan liênquan nghiên cứu, xây dựng đềán, dựán, dự thảo văn bản;

c) Xây dựng, trình Uỷ ban nhân dân, Chủ tịch Uỷban nhân dân tỉnh ban hành hoặc phê duyệt chương trình, kế hoạch công tác;

d) Theo dõi, đôn đốc các Sở, Uỷban nhân dân cấp huyện, các cơ quan, tổ chức liên quan thực hiện chương trình, kế hoạch công tác, đảm bảo đúng tiến độ, chất lượng;

đ) Báo cáo định kỳ hoặc đột xuất kết quả thực hiện; kiến nghị giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quảchương trình, kế hoạch công tác;

e) Kịp thời báo cáo, điều chỉnh chương trình, kế hoạch công tác, đáp ứng yêu cầu quản lý, chỉ đạo, điều hành của Uỷ ban nhân dân, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh.

4. Phục vụ hoạt động của Uỷban nhân dân tỉnh:

a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan chuẩn bị chương trình, nội dung, phục vụcác cuộc họp của Uỷban nhân dân tỉnh;

c) Theo dõi, đôn đốc đánh giá kết quả thực hiện Quy chếlàm việc của Uỷ ban nhân dân tỉnh;

d) Tổ chức công tác tiếp công dân theo quy định của pháp luật.

5. Tham mưu, giúp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau:

a) Triệu tập, chủtrì các cuộc họp;

b) Theo dõi, đôn đốc, chỉ đạo, kiểm tra công tác đối với các Sở; Hội đồng nhân dân và Uỷban nhân dân cấp huyện;

c) Thực hiện nhiệm vụtrước Hội đồng nhân dân tỉnh; tiếp xúc, báo cáo, trả lời kiến nghị của cử tri;

d) Chỉ đạo, áp dụng biện pháp cần thiết giải quyết công việc trong trường hợp đột xuất, khẩn cấp;

đ) Cải tiến lề lối làm việc; duy trì kỷ luật, kỷ cương của bộ máy hành chính nhà nước ởđịa phương.

6. Tiếp nhận, xử lý, trình Uỷ ban nhân dân, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh giải quyết những văn bản, hồ sơ do các cơ quan, tổ chức, cá nhân gửi, trình (văn

bản đến):

a) Đối với đềán, dựán, dự thảo văn bản do các cơ quan trình: Kiểm tra, thẩm định nội dung hồsơ, trình tự, thủ tục soạn thảo, thể thức, kỹ thuật trình bày dự thảo văn bản; tóm tắt nội dung, nêu rõ thẩm quyền quyết định, sựđồng bộ trong chỉ đạo, điều hành của Uỷban nhân dân, Chủ tịch Uỷban nhân dân tỉnh đối với vấn đề liên quan, đề xuất một trong các phương án: Ban hành, phê duyệt; đưa ra phiên họp Uỷ ban nhân dân tỉnh; gửi lấy ý kiến các thành viên Uỷban nhân dân tỉnh; thông báo ý kiến của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh yêu cầu cơ quan soạn thảo hoàn chỉnh lại, lấy thêm ý kiến các cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định và quy chếlàm việc của Uỷban nhân dân tỉnh;

Trong quá trình xử lý, nếu đề án, dự án, dự thảo văn bản có ý kiến khác nhau, chủtrì họp với cơ quan, tổ chức liên quan để trao đổi trước khi trình;

biên tập, hoàn chỉnh theo chỉđạo của Chủ tịch Uỷban nhân dân tỉnh;

c) Đối với văn bản khác: Kiến nghị với Chủ tịch Uỷban nhân dân tỉnh giao cơ quan liên quan triển khai thực hiện; tổ chức các điều kiện cần thiết để Uỷban nhân dân, Chủ tịch Uỷban nhân dân tỉnh xử lý theo quy định của pháp luật và nội dung văn bản đến.

7. Phát hành, quản lý, theo dõi, đôn đốc kiểm tra tình hình, kết quả thực hiện

văn bản của Uỷ ban nhân dân, Chủ tịch Uỷban nhân dân tỉnh:

a) Quản lý, sử dụng con dấu, phát hành văn bản của Uỷ ban nhân dân, Chủ tịch Uỷban nhân dân tỉnh;

b) Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra tình hình, kết quả thực hiện văn bản của Uỷ ban nhân dân, Chủ tịch Uỷban nhân dân tỉnh; định kỳrà soát, báo cáo Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh để bảo đảm sựđồng bộ, thống nhất trong chỉđạo, điều hành;

c) Rà soát nhằm phát hiện vướng mắc, phát sinh về thẩm quyền, hồ sơ, trình tự, thủ tục và nghiệp vụhành chính văn phòng trong quá trình chỉ đạo điều hành của Uỷban nhân dân, Chủ tịch Uỷban nhân dân tỉnh; kịp thời báo cáo Uỷban nhân dân tỉnh sửa đổi, bổsung; hàng năm tổng hợp, báo cáo Văn phòng Chính phủ;

d) Lưu trữvăn bản, hồsơ, tài liệu của Uỷban nhân dân, Chủ tịch Uỷban nhân dân tỉnh.

8. Thực hiện chếđộthông tin:

a) Tổ chức quản lý, cập nhật thông tin phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của Uỷ ban nhân dân, Chủ tịch Uỷban nhân dân tỉnh;

b) Thực hiện chế độ thông tin báo cáo về hoạt động của Cổng Thông tin điện tử và kết nối hệ thống thông tin hành chính điện tử chỉ đạo, điều hành của Uỷ ban nhân dân, Chủ tịch Uỷban nhân dân tỉnh;

c) Xuất bản, phát hành Công báo tỉnh;

d) Thiết lập, quản lý và duy trì hoạt động mạng tin học của Uỷ ban nhân dân tỉnh.

9. Bảo đảm các điều kiện vật chất, kỹ thuật:

dân, Chủ tịch Uỷban nhân dân tỉnh;

b) Phục vụ các chuyến công tác, làm việc, tiếp khách của Uỷ ban nhân dân, Chủ tịch Uỷban nhân dân tỉnh.

10. Hướng dẫn nghiệp vụhành chính văn phòng:

Chủtrì, phối hợp với Văn phòng Hội đồng nhân dân tỉnh tổng kết, hướng dẫn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại văn phòng ủy ban nhân dân tỉnh quảng bình (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)