Nhóm giải pháp nâng cao phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại văn phòng ủy ban nhân dân tỉnh quảng bình (Trang 103 - 106)

PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ

PHẦN II : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

3.2. Các giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Văn phòng

3.2.1. Nhóm giải pháp nâng cao phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp

- Tăng cường kỷ luật và kỷ cương cơng vụ trong Văn phịng UBND Quảng Bình. Thực hiện tốt kỷ luật, kỷ cương công vụ sẽ góp phần đạt được các nhiệm vụ và mục tiêu của Văn phịng UBND tỉnh Quảng Bình và đặc biệt là để thực hiện triệt để Chỉ thị số 26/CT-TTg ngày 05/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong các cơ quan hành chính Nhà nước các cấp và Cơng văn số 140/UBND-KTTH ngày 25/01/2017 của UBND tỉnh Quảng Bình về việc thực hiện Nghị quyết hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương khóa XII trong tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thối về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Những giải pháp cần thiết đó là: tăng cường thực hiện các biện pháp giáo dục chính trị, tư tưởng, nâng cao tinh thần trách nhiệm trong việc thực hiện quy chế làm việc, đạo đức, nghề nghệp, quy tắc ứng xử; nâng cao vai trò và trách nhiệm của thủ trưởng đơn vị trong việc thực hiện các nhiệm vụchuyên môn được giao; tiếp tục rà

soát, bổ sung sửa đổi các quy định vềquy trình, thủ tục hành chính khơng cịn phù hợp; tăng cường cơ chế phối hợp thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao giữa các đơn vị nội bộ, với các ban, ngành, địa phương; nâng cao chất lượng công việc, xây dựng đồng bộ các văn bản hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ; đẩy mạnh công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm sốt hoạt động cơng vụ.

- Nâng cao ý thức tựgiác trong thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, cơng chức Văn phịng UBND tỉnh Quảng Bình. Đề cao kỷ cương, kỷ luật lao động, quy chế làm việc của cơ quan, giữgìn văn minh, văn hóa cơng sở.

- Quan tâm cơng tác thi đua - khen thưởng bảo đảm thực chất, tạo động lực thực hiện nhiệm vụ chuyên môn; tiếp tục cải tiến phương thức tuyên truyền chủ động về mọi mặt hoạt động của đơn vị, chủđộng đưa tin, phát ngơn chính thống để định hướng dư luận và tạo sựđồng thuận trong xã hội đối với hoạt động của nghiệp vụ của Văn phòng UBND tỉnh Quảng Bình.

- Nâng cao hiệu quả công tác tổ chức cán bộ, đây là giải pháp then chốt để nâng cao tính tích cực lao động của cán bộ, công chức hiện nay. Cần xác định rõ danh mục công việc cho từng vị trí cơng chức trong cơ quan hành chính Nhà nước. Chúng ta thấy hiện tượng có nơi cơng chức rỗi rãi đến mức chơi cờ, chơi game, tán gẫu hàng giờ liền,... nhưng cũng có nơi thì q tải cơng việc. Tại mỗi vị trí cơng tác phải có một “bản mơ tả cơng việc”trong đó nêu rõ vị trí cơng việc là gì, nhiệm vụ chính là gì, chịu trách nhiệm như thế nào. “Con người là nhân tố quyết định...”, “dụng nhân như dụng mộc”. Vì vậy, cần cơng bằng, khách quan, minh bạch trong tuyển chọn, đánh giá, đề bạt cán bộ, cơng chức; cần xem xét, xây dựng lại quy trình tuyển dụng, phát hiện, đào tạo, quy hoạch và bổ nhiệm, bố trí cán bộđể khắc phục những “lỗ hổng” có thể dẫn đến những sai lầm về cơng tác nhân sự. Việc bổ nhiệm cán bộ phải được thực hiện một cách chặt chẽ, khoa học, dân chủvà nhất thiết phải dựa trên các tiêu chuẩn về năng lực, trình độ, đạo đức và uy tín. Cần đổi mới khâu thăm dị uy tín đạo đức và thực hiện phương pháp thi tuyển khách quan. Sử dụng kết hợp phương pháp đánh giá định tính và định lượng, đồng thời công khai kết quả đánh giá cán bộ, công chức..

- Xây dựng một đội ngũ cán bộ nhân lực có nhiều kinh nghiệm về đánh giá năng lực, phẩm chất nhân viên. Từ đó có sự tham mưu chính xác cho lãnh đạo trong việc triển khai nhân lực. Ngoài ra cán bộ nhân sự phải lên được kế hoạch sử dụng nhân lực trong các quá trình phát triển của đơn vị, ứng với mỗi giai đoạn phát triển cần sử dụng bao nhiêu, sử dụng nhóm nhân viên thuộc bộ phận nào, đều phải lên kế hoạch một cách chặt chẽ. Có kế hoạch rà sốt tình hình nhân sự hiện tại ởcác phịng ban cũng như khối lượng cơng việc của mỗi bộ phận, từ đó phân bổ cán bộ với số lượng và chất lượng phù hợp bằng cách khảo sát ý kiến của cán bộ công chức về tình hình làm việc hiện tại cũng như sự hứng thú với công việc của mỗi người. Từ khâu tuyển dụng, chú trọng hơn đến năng lực của mỗi cán bộ về trình độ chun mơn, khả năng cá nhân... để có thể phân công công việc hợp lý nhất, vừa đúng chuyên môn, vừa tạo được hứng thú làm việc cho nhân viên.

- Giáo dục, nâng cao giá trị nghề nghiệp của cán bộ, cơng chức trong các cơ quan hành chính Nhà nước. Cán bộ, cơng chức sẽ làm việc tích cực hơn khi nghề nghiệp của họđược xã hội tơn vinh, coi trọng, khi mà chính họcó được niềm tựhào mình là cán bộ, công chức Nhà nước. Muốn vậy, ít nhất việc tuyển dụng cán bộ, công chức vào các cơ quan hành chính Nhà nước phải thật sự nghiêm túc, công bằng để cán bộ, công chức và người dân không cịn có cảm giác “vào cơ quan hành chính Nhà nước chủ yếu nhờ ô dù, quen thân, chạy tiền”. Bên cạnh đó, mức lương của cán bộ, cơng chức phải bảo đảm ở mức sống trung bình của xã hội. Cần giáo dục định hướng giá trị nghề nghiệp cho các cán bộ, công chức, giúp họ hướng đến các giá trị như: trách nhiệm, liêm chính, khách quan, cơng bằng, sáng tạo, uy tín, tuân thủ luật pháp, xây dựng tầm nhìn nền cơng vụ hướng đến mục tiêu phục vụ chuyên nghiệp, hiệu quả. Giáo dục, khơi dậy và phát huy truyền thống yêu nước và cần cù lao động của cán bộ, công chức Việt Nam là một giải pháp cơ bản đáp ứng yêu cầu giáo dục, kích thích tính tích cực lao động cho đội ngũ cán bộ, cơng chức. Đólà, tiếp thu, phát triển những giá trị truyền thống còn phù hợp, như: truyền thống tương thân, tương ái, đồng cam, cộng khổ, đoàn kết, giúp đỡ nhau trong lao động... Bên cạnh đó cần loại bỏ triệt để những truyền thống khơng cịn phù hợp hoặc đã trở

nên lạc hậu, cản trở sức lao động của đội ngũ cán bộ, công chức hiện tại, như: bình quân chủ nghĩa, “xấu đều hơn tốt lỏi”.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại văn phòng ủy ban nhân dân tỉnh quảng bình (Trang 103 - 106)