Nguồn cung cấp

Một phần của tài liệu Các Loại Thực Phẩm. Bs Nguyễn Ý Đức (Trang 69 - 70)

Khi mức calci trong máu xuống thấp (dưới 10 mg/ ml), thì xương sẽ nhả ra một số calci đủ để cân bằng; khi calci trong máu quá cao (trên 10mg/ml) thì xương và ruột hấp thụ số thừa Phần calci khơng hấp thụ sẽ được bài tiết qua nước tiểu.

Điều hịa sự hấp thụ này là một việc phức tạp, cần sự hiện diện của sinh tố D, kích thích tố parathormone của tuyến cận giáp (parathyroid) và kích thích tố calcitonin của tuyến giáp (thyroid ).

Khi calci trong máu xuống thấp, tuyến cận giáp tiết ra parathormone để nâng cao sự hấp thụ calci, rút một ít calci ở xương và làm cho thận giảm bài tiết calci.

Khi mức calci trong máu lên cao thì calcitonin tiết ra để chặn calci thốt ra từ xương, đồng thời tuyến cận giáp cũng giảm lượng parathormone.

Mỗi ngày cĩ khoảng 700 mg calci ra vào xương..

Nguồn cung cấp

Hầu hết calci trong cơ thể là do thực phẩm cung cấp.

Calci cĩ nhiều trong sữa, sữa chua, pho mát, cá, tơm, trứng, đậu nành, rau cĩ lá xanh đậm, hạt ngũ cốc, nước uống. Cá sardine, cá hồi đĩng hộp ăn cả xương là nguồn calci rất phong phú.

Một ly sữa, sữa chua hay sữa đậu nành cĩ chừng 300mg calci. Người lớn uống hai ly sữa (480 ml) là cĩ đủ lượng calci cần thiết; trẻ em uống ba ly, tuổi đang lớn nhanh uống 4 ly.

Để sữa hấp dẫn dễ uống, cĩ thể pha thêm một chút chocolate, vanilla, vài thìa nước cam, nước dâu. Sữa cừu cĩ nhiều calci hơn sữa bị. Calci trong sữa dễ được ruột hấp thụ vì cĩ sinh tố D.

Khi cần dùng thêm calci, ta nên chia ra làm nhiều lần trong ngày, uống vào các bữa ăn để tránh tác dụng khơng tốt cho bao tử và dễ hấp thụ. Cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng.

Calci bổ sung thường ở hai dạng hợp chất là carbonate (Tum, Caltrate) và Citrate (Cicatral, Solgar).

Các dạng khác như calci phosphat, lactat, gluconat chứa lượng calci thấp nên phải dùng với phân lượng cao hơn và rất bất tiện.

Với tuổi già, cơ thể mất dần khả năng hấp thụ calci từ thực phẩm, nên người cao tuổi dễ mắc bệnh lỗng xương (osteoporosis) và mềm xương (osteomalacia). Đặc biệt, các cụ bà thường bị bệnh này vì sau khi tắt kinh, kích thích tố nữ estrogene giảm khiến cho khả năng hấp thụ calci giảm theo.

Nhiều nghiên cứu cho thấy những nguy cơ về gãy xương chậu cĩ thể giảm từ 50 đến 60 % nếu cơ thể hấp thụ đầy đủ chất calci. Nghiên cứu cũng cho thấy khi lượng calci trong cơ thể quá ít thì người ta dễ bị nguy cơ cao huyết áp.

Cũng nên ghi nhớ là chỉ dùng nhiều calci bổ sung chưa đủ để ngừa bệnh lỗng xương, mà cịn cần các yếu tố khác như lượng estrogen đầy đủ, vận động cơ thể đều đặn, hạn chế uống rượu và hút thuốc lá.

Ngồi ra, việc dùng quá lâu và quá nhiều calci bổ sung cĩ thể đưa đến sạn thận, rối loạn chức năng của thận cũng như gây ra các triệu chứng như ăn khơng ngon, buồn nơn, suy nhược, mệt mỏi...Nếu chỉ dùng calci cĩ trong thực phẩm thì khơng bao giờ gặp phải các vấn đề này.

Calci khĩ bị nhiệt phân hủy nên các phương thức khử trùng sữa khơng làm mất calci. Tuy nhiên khi hâm sữa nĩng, calci sẽ lắng xuống đáy và cần khuấy đều trước khi uống.

Để tránh thất thốt calci, khi nấu rau nên cho ít nước và cắt rau to bản. Nếu phải gọt vỏ thì khơng nên gọt quá sâu vì calci cĩ nhiều ở phần vỏ ngồi.

Nhu cầu

Nhu cầu mỗi ngày cho người lớn là 1000mg; thiếu niên trong thời kỳ tăng trưởng và người cao tuổi cần từ 1200-1300mg; phụ nữ mang thai hoặc cho con bú sữa mẹ cũng cần tăng thêm calci trong phần ăn hàng ngày.

Điều đáng ngạc nhiên là, chỉ vì thiếu hiểu biết và trong điều kiện dư thừa thực phẩm, mà nhiều người, nhất là phụ nữ, vẫn khơng cung cấp đủ calci cho cơ thể.

Thiếu calcium tạo ra những triệu chứng như sau: bắp thịt co rút (vọp bẻ), mất ngủ, tính tình nĩng nẩy, đau nhức khớp xương, phong khớp, răng hư, huyết áp lên cao...

Thường thì ruột non điều hịa sự hấp thụ calci tùy theo nhu cầu của cơ thể, nên khơng cĩ hiện tượng thừa calci. Tuy nhiên, đơi khi cơ chế này bị rối loạn, calci trong máu cĩ thể lên quá cao dẫn tới sạn thận hoặc xương quá đặc (Osteopetrosis), nhất là ở trẻ em ăn nhiều thực phẩm được bổ sung sinh tố D và calci.

Bác sĩ Nguyễn Ý Đức www.bsnguyenyduc.com

Một phần của tài liệu Các Loại Thực Phẩm. Bs Nguyễn Ý Đức (Trang 69 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)