- Súc miệng với nước trái chanh hịa trong nước lạnh; Nhai vỏ cam hay vỏ chanh;
Các loại cam
Cĩ loại cam ăn trái và loại vắt lấy nước.
Cam vắt nước Parson Browns, Hamlin ở Florida cĩ nhiều vào tháng 10. Tháng 2, cam Valencia
Cam ăn trái navel trồng ở California rất ngon lại khơng cĩ hột.
Mùa cam là từ tháng 10 tới tháng 6 năm sau. Việt Nam ta cĩ cam Bố Hạ, cam Vinh, cam sành.. rất nổi tiếng.
Giá trị dinh dưỡng
Cam cĩ nhiều đường, chất xơ hịa tan pectin trong màng bọc múi cam; nhiều sinh tố C trong phần cùi ngay dưới vỏ cam và sinh tố B.
Một ly nước cam tươi (240ml) cĩ 125mg sinh tố C, 75mcg folate, 1g chất xơ. Một trái cam cĩ 70mg sinh tố C, 40mcg folate, 3g chất xơ và 60 calori.
Cam cịn cĩ chứa rutin, hesperidin, bioflavonoids, một ít các sinh tố và khống chất khác như
beta carotene, thiamine, kali.
Mua-Giữ cam.
Khi mua, nên lựa trái cam cầm thấy chắc nịch và hơi nặng vì cam càng nặng càng nhiều nước ngọt. Vỏ cam vắt nước phải mỏng, nhẵn, cịn vỏ cam ăn trái navel phải dầy, dễ trĩc khi bĩc.
Mang về nhà, cất cam trái vào tủ lạnh, nếu muốn để dành dùng dần trong vài tuần lễ.
Nước cam chứa trong chai thủy tinh giữ được sinh tố C ít bị hư hao hơn là trong bình nhựa, bình giấy cứng. Tại một số quốc gia, như Hoa Kỳ, hầu hết nước cam đều đã được khử trùng bằng sức nĩng.
Cam tươi là mĩn tráng miệng hay mĩn ăn giữa bữa rất ngon lành mà khi dùng lẫn với rau như xà lách cũng cĩ nhiều hương vị.
Tác dụng y học
Nhờ cĩ nhiều chất dinh dưỡng khác nhau, cam cĩ một số cơng dụng y học.
Theo kinh nghiệm dân gian thì cam cĩ tính chất bổ tim, thơng máu, ngăn ngừa nhiễm trùng, chống táo bĩn và làm thuyên giảm các bệnh suyễn, đau cuống phổi. Nghiên cứu khoa học cho thấy cam cĩ khả năng chống ung thư, giảm cholesterol.
Theo kết quả nghiên cứu của viện Ung thư Hoa Kỳ thì ăn nhiều cam cĩ thể làm giảm nguy cơ ung thư bao tử cịn nghiên cứu ở Thụy Điển cho thấy cam làm giảm ung thư tụy tạng ( pancreas ). Đĩ là nhờ sinh tố C là một chất chống oxy hĩa và một chất thơm là D-limonene cĩ trong tinh dầu vỏ cam.
Kết quả nghiên cứu của Đại học Y Tế Cơng cộng Harvard cơng bố năm 1998 cho biết nhờ cĩ nhiều kali, cam hạ thấp nguy cơ tai biến mạch máu não, nhất là với người bị cao huyết áp. Người ăn chín khẩu phần thực phẩm cĩ nhiều kali sẽ ít bị tai biến não hơn người ăn 4 khẩu phần cùng loại tới 38%. Một khẩu phần cháu lượng kali tương đương với một quả cam cỡ trung bình.
Sinh tố C trong cam giúp cơ thể tránh bệnh scurvy, một bệnh kinh niên với các triệu chứng sơ khởi như mệt mỏi, suy nhược, biếng ăn, đau nhức khớp xương, nớu răng sưng, chảy máu. Chỉ cần thiếu sinh tố này trong mười ngày là bệnh xuất hiện ngay. Uống một ly cam vắt là ta đã cĩ gấp đơi lượng sinh tố C cần dùng mỗi ngày. Nhờ cĩ nhiều sinh tố C, cam cũng giúp cơ thể thêm sức đề kháng với cảm cúm.
Cam với nhiều folate làm giảm nguy cơ khuyết tật ở trẻ sơ sinh như chẻ mơi, ống não tủy khơng phát triển (neural tube defect).
Cam thường rất an tồn khi tiêu thụ, ngoại trừ khi uống thuốc aspirin hoặc ibuprofen mà ăn nhiều cam, acid chua trong cam cĩ thể làm kích thích niêm mạc bao tử.
NHO
Nho là loại quả mọng xanh hoặc tím mọc thành chùm trên cây leo. Nho cĩ thể ăn tươi hoặc dùng làm rượu vang.
Cũng như nhiều loại trái cây khác, nho cĩ nguồn gốc ở vùng Trung Á, nhưng ngày nay nho được trồng ở khắp mọi nơi.
Loại nho
Nho gồm cĩ hai loại chính: nho Âu châu để ăn và làm rượu; nho Mỹ để lấy nước, làm mứt. Theo nhiều người, nho Âu châu ngon hơn và cĩ nhiều chất dinh dưỡng hơn nho Mỹ. Cĩ nho trắng và nho đỏ, nho cĩ hột và khơng cĩ hột.
Các loại nho thường dùng là: nho vỏ xanh Thompson khơng hột, Calmeria, Almeria,Perlette; nho vỏ đỏ tươi như Tokay và Red malaga; nho đỏ Emperor; nho đen Ribier; nho xanh đen Concord.
Giá trị dinh dưỡng
Nho cĩ nhiều đường, sinh tố C và một ít chất xơ.
Khi mua nên lựa nho mập chắc, mầu tươi, dính vào cuống cịn xanh và dễ uốn. Nho cĩ vỏ nhăn, thịt nhũn là đã hư.
Mang nho về, nếu chưa ăn ngay thì gĩi trong túi nylon, cất trong tủ lạnh. Khơng nên rửa nho trước khi cất vì nước đọng lại làm nho mau hư.
Nho rất dễ ăn và vẫn được coi như một thực phẩm lành mạnh, bổ dưỡng.
Tác dụng y học
Nho đỏ cĩ hĩa chất Resveratrol, được coi như cĩ cơng dụng làm giảm nguy cơ bệnh động mạch vành.
Một nhĩm nghiên cứu gia tại Đại học Illinois thấy là Resveratrol cịn cĩ đặc tính chống viêm tế bào và chống ung thư.
Năm 1927, bác sĩ A.M. Liebstein ở Nữu Ước tuyên bố với các đồng nghiệp rằng nho rất tốt cho mọi chứng khĩ chịu bao tử, cảm sốt, bệnh gan, thận và nhiều bệnh khác nữa. Năm sau đĩ, một kiều dân Nam Phi nĩi là nho chữa khỏi bệnh ung thư bụng của bà ta.
Các nha nghiền cứu tại Canada lại nĩi là nho cĩ thể tiêu diệt một số virus cấy trong phịng thí nghiệm.
Ăn nho
Nho cĩ thể ăn nguyên trái, làm xà lách hoặc xay thành nước nho. Nho là trái cây lý tưởng để làm rượu vang.
Nho khơ cũng rất phổ biến và cĩ nhiều đường. Một cốc nho khơ khoảng ( 200mg) cĩ khoảng 400 calori, với 3g sắt, 10g chất xơ, 1090 mg kali.
Để cĩ 1kg nho khơ cần cĩ 4kg nho tươi. Nho khơ là mĩn trái cây khơ được nhiều người ưa thích. Hiện nay, tiểu bang California của Hoa Kỳ sản xuất nho khơ nhiều nhất trên thế giới, rồi đến Thổ Nhĩ Kỳ, Ý.
Xin lưu ý những ai bị dị ứng với aspirin là trong nho cĩ acid salycylates, hoạt chất chính của aspirin.
DƯA
Theo các nhà thực vật học thì dưa cĩ nguồn gốc từ châu Phi rồi lan tràn sang các nước châu Á, châu Âu.
Vào thế kỷ thứ 15, dưa xâm nhập Pháp quốc và làm nhiều người ưa thích đền nỗi một văn nhân thời ấy đã viết bài ca tụng, liệt kê hơn năm mươi cách ăn dưa gồm cả nấu súp, rán ăn với muối và hạt tiêu... Các truởng giả nước Anh cịn kiêu hãnh trồng dưa trong nhà lồng kính của mình để làm cây cảnh.
Từ Anh, dưa được đưa sang châu Mỹ.
Ngày nay dưa được trồng khắp nơi, nhất là các quốc gia cĩ diện tích trải rộng theo nhiều miền khí hậu khác nhau như Hoa Kỳ, Úc Châu.