Nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Đại La (Trang 49 - 52)

- Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Đại La.

LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠ

1.3.1 Nhân tố chủ quan

- Cơ sở vật chất, mạng lưới hoạt động, chi nhánh

Mạng lưới phân phối rộng, phân bố ở địa bàn càng hợp lý càng tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình giao dịch đồng thời góp phần giảm được chi phí cung ứng dịch vụ cho khách hàng. Mặt khác, mạng lưới hoạt động không chỉ đóng vai trò như một kênh phân phối sản phẩm mà còn đóng vai trò như một kênh phản hồi thông tin về sản phẩm dịch vụ cung ứng, là một kênh tiếp nhận thông tin thị trường. Từ những thông tin phản hồi này giúp ngân hàng hoạch định chiến lược thích hợp cho việc phát triển NHBL.

- Nguồn nhân lực

Sự phát triển của hệ thống dịch vụ ngân hàng gắn liền với năng lực, trình độ của cán bộ ngân hàng. Đội ngũ cán bộ có kiến thức chuyên môn sâu, yếu tố con người luôn được đánh giá là quan trọng nhất của mọi thành công. Để tiếp cận với những công nghệ mới đòi hỏi các cán bộ ngân hàng phải có kiến thức, hiểu biết được những nghiệp vụ đáp ứng nhu cầu công việc. Điều này đòi hỏi các ngân hàng phải có kế hoạch đào tạo cán bộ, chuẩn bị lực lượng cán bộ chuyên môn trước khi triển khai dịch vụ mới.

- Chiến lược kinh doanh

Lĩnh vực nào cũng vậy, việc kinh doanh chỉ có thể thành công nếu có định hướng và chiến lược phát triển đúng đắn, vạch ra những bước đi cần thiết trong từng giai đoạn cũng như đề ra mục tiêu cần đạt đến đối với mỗi loại hình dịch vụ. Chiến lược của ngân hàng cũng phải bắt đầu từ việc nghiên cứu thị trường, nghiên cứu sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường, rồi sau đó mới là giai đoạn tung sản phẩm ra, mở rộng mạng lưới, kèm theo việc tuyển dụng đào tạo nhân sự mới.

- Trình độ ứng dụng khoa học – công nghệ của ngân hàng

Nhờ ứng dụng công nghệ hiện đại mà đã có nhiều sản phẩm bán lẻ mới, tiện ích hơn được cung cấp cho khách hàng như dịch vụ thanh toán điện tử, dịch vụ ngân hàng trực tuyến, dịch vụ chuyển tiền điện tử,.. Công nghệ được ứng dụng vào hoạt động kinh doanh của ngân hàng giúp cải thiện môi trường làm việc, tăng nhanh tốc độ xử lý giao dịch với độ tan toàn hơn do giảm bớt sự can thiệp thủ công, vì vậy cải thiện được chất lượng dịch vụ. Những thay đổi và tiến bộ trong công nghệ ứng dụng vào ngân hàng tạo nên những đổi mới lớn lao trong hoạt động nói chung và trong sự phát triển dịch vụ bán lẻ nói riêng.

- Cơ cấu tổ chức – quản lý của ngân hàng

Cơ cấu tổ chức quản lý của ngân hàng bao gồm hệ thống tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban, mạng lưới hoạt động của ngân hàng. Việc bố trí một cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, hợp lý từ hội sở, chi nhánh đến phòng ban là điều cần thiết cho hoạt động của NHTM. Đảm bảo giải quyết công việc nhanh chóng thông suốt, đảm bảo các mối liên hệ thông tin chặt chẽ từ trên xuống sẽ phát huy tối đa hiệu quả quản lý, hướng tới việc phục vụ khách hàng một cách hiệu quả hơn.

- Hoạt động Marketing của ngân hàng

Marketing của ngân hàng được hiểu là một hệ thống tổ chức quản lý của một ngân hàng để đạt được mục tiêu thỏa mãn tối đa các nhu cầu về vốn cũng như các sản phẩm dịch vụ khác của Ngân hàng đối với một hay nhiều nhóm khách hàng mục tiêu đã được lựa chọn thông qua các chính sách nhằm hướng tới tối đa hóa lợi nhuận. Ngân hàng có thể thu hút khách hàng mới thông qua các chương trình tiếp thị,

khuyến mại. Các chính sách Marketing cũng giúp ngân hàng giữ chân được những khách hàng cũ.

- Tiềm lực tài chính của ngân hàng

Tiềm lực tài chính của một NHTM là khả năng tạo lập nguồn vốn và sử dụng vốn phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh của ngân hàng, thể hiện ở quy mô vốn tự có, chất lượng tài sản, chất lượng nguồn vốn, khả năng sinh lời và khả năng đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh.

Tiềm lực tài chính ảnh hưởng quan trọng đối với sự phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ. Bởi phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ chủ yếu dựa vào việc phát triển các kênh phân phối, phát triển công nghệ thông tin và phát triển nguồn lực. Với sự thuận lợi từ sức mạnh tài chính của mình, các ngân hàng lớn có ưu thế trong việc phát triển các dịch vụ NHBL có quy mô lớn, chất lượng công nghệ cao, đa dạng về dịch vụ cung ứng hơn các ngân hàng có quy mô nhỏ.

Ngoài ra uy tín hay sức mạnh thương hiệu cũng được xem là tiềm lực tài chính của ngân hàng. Ngân hàng có uy tín và thương hiệu mạnh sẽ quyết định việc mở rộng hoạt động NHBL, vì họ có số lượng khách hàng trung thành cũng như khả năng thu hút khách hàng mới cao, tạo cơ sở thuận lợi cho việc triển khai các dịch vụ bán lẻ mới.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Đại La (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(127 trang)
w