- Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Đại La.
b. Mức độ tăng trưởng thị phần:
2.3.1 Những kết quả đạt được
Thứ nhất, danh mục sản phẩm ngày càng hoàn thiện
Danh mục các dịch vụ NHBL giai đoạn 2017 – 2019 phát triển nhanh cả về số lượng cũng như chất lượng và luôn “hướng tới khách hàng”. Các dịch vụ NHBL truyền thống vẫn duy trì (trên 70 sản phẩm thuộc 7 dòng sản phẩm khác nhau) và phát huy được tốc độ tăng trưởng bền vững. Các sản phẩm sáng tạo mới dựa trên
nền tảng công nghệ hiện đại như: Samsung Pay, QR Pay, Chat-bot trên ứng dụng Mobile banking, Swift GPI, rút tiền ATM trên điện thoại; Ứng dụng Blockchain, công nghệ mới về Robotics và trí tuệ nhân tạo có bước phát triển nhanh chóng tạo ra thu nhập và tiềm năng phát triển trong tương lai.
Việc mở rộng các dịch vụ NHBL ngân hàng đã góp phần quan trọng vào việc thực hiện chính sách khách hàng có hệ thống, đồng bộ và mang tính cạnh tranh của BIDV. Đồng thời, thông qua đó, hình ảnh thương hiệu và uy tín của BIDV cũng được quảng bá, nhân rộng trước công chúng, đối tác trong và ngoài nước.
Thứ hai, Số lượng khách hàng và thị phần tăng
Cùng với việc phát triển nền tảng khách hàng bán lẻ, BIDV đã chú trọng việc khuyến khích khách hàng sử dụng nhiều sản phẩm dịch vụ. Bước đầu khuyến khích khách hàng mở tài khoản sau đó tiến hành các chính sách bán chéo, bán kèm sản phẩm phù hợp cho hai nhóm đối tượng KHCN và KHDN để gia tăng tính hiệu quả trên từng dịch vụ cũng như đem lại nguồn lợi nhuận cho ngân hàng đồng thời thu hút thêm lượng khách hàng và tăng thị phần khách hàng sử dụng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ.
Thứ ba, đạt kết quả cao về tốc độ tăng trưởng và góp phần gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng
Giai đoạn 2017 -2019, huy động vốn bán lẻ liên tục tăng. Huy động vốn bán lẻ năm 2018 tăng 335 tỷ đồng tương ứng 25,1% so với năm 2017 đạt 1.670 tỷ đồng và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng huy động vốn. Năm 2019, HĐV bán lẻ chiếm 20,92% tổng HĐV. Các sản phẩm huy động vốn bán lẻ liên tục được phát triển, cơ cấu tiền gửi cải thiện đã góp phần quan trọng làm ổn định và gia tăng nền vốn cho Chi nhánh.
Hoạt động tín dụng bán lẻ cũng có bước tăng trưởng khá. Trong năm 2019, dư nợ tín dụng bán lẻ chiếm tỷ trọng 30,1% tổng dư nợ của Chi nhánh. Cơ cấu dư nợ tín dụng bán lẻ được cải thiện đáng kể so với năm 2015 chỉ chiếm 27% tổng dư nợ Chi nhánh. Chất lượng tín dụng bán lẻ ngày càng được kiểm soát tốt hơn và tỷ lệ nợ xấu luôn ở mức thấp hơn mức chung toàn ngân hàng.
Các hoạt động dịch vụ NHBL có bước phát triển khá nhờ được chú trọng quan tâm phát triển, tăng tiện ích và nâng cao chất lượng phục vụ, góp phần đa dạng hóa danh mục sản phẩm NHBL của Chi nhánh và cải thiện cơ cấu thu nhập cho Chi nhánh.
Kết quả của hoạt động phát triển DVNHBL hôm nay là minh chứng cho thành công của Chi nhánh trong việc chuyển hướng chiến lược kinh doanh từ một ngân hàng bán buôn thuần túy thành một ngân hàng đa năng trên cơ sở vừa phát huy lợi thế, vừa củng cố, giữ vững vị thế của ngân hàng bán buôn đồng thời phát triển mạnh mẽ toàn diện, đồng bộ các hoạt động NHBL.
Thứ tư, chất lượng cơ sở vật chất được cải thiện
Sau khi sát nhập thành lập Chi nhánh Đại La, cơ sở vật chất cũng như các trang thiết bị ở Chi nhánh và PGD đã được bổ sung, thay mới bằng những thiết bị hiện đại để có thể phục vụ khách hàng một cách nhanh chóng và chuyên nghiệp nhất. Năm 2018, Chi nhánh đổi trụ sở chính từ 56 Nguyễn Du sang 1B Yết Kiêu với diện tích rộng, vị trí giao thông thuận lợi, nhiều văn phòng công ty dễ tiếp cận và phục vụ các đối tượng KHCN. Trong năm 2018, Chi nhánh cũng mở thêm 1 máy ATM. Số lượng ĐVCNT mỗi năm cũng ngày càng được mở rộng từ 125 đơn vị năm 2017 lên tới 261 đơn vị vào năm 2019 tăng gấp 2 lần so với cùng kỳ năm 2017.