- Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Đại La.
c. Dịch vụ thanh toán và chuyển khoản
Dịch vụ thanh toán (bao gồm cả thanh toán trong nước và quốc tế), đây là dòng sản phẩm chủ lực đem lại nguồn thu lớn nhất trong tổng thu nhập từ hoạt động dịch vụ bán lẻ của BIDV Đại La chiếm 35,8%/ năm, qua 3 năm 2017 – 2019 tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 28%/năm. Với ưu thế về mạng lưới chi nhánh rộng khắp
trên toàn quốc hơn 1.000 điểm giao dịch, danh mục sản phẩm đa dạng, phong phú với chi phí thấp, tốc độ nhanh và an toàn cao, ngày càng có nhiều khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán của BIDV như là: Thanh toán hóa đơn (tiền điện, cước viễn thông, vé máy bay, vé tàu, đặt phòng khách sạn, thanh toán học phí, truyền hình cáp…); Nạp tiền (điện thoại, mua thẻ game, nạp ví điện tử…), Thanh toán QrPay (với khoảng 500 merchants online và 20.000 điểm chấp nhận offline).... Với lợi thế sẵn có và danh tiếng của BIDV, thu nhập từ hoạt động thanh toán của chi nhánh Đại La cũng có sự tăng trưởng ổn định.
Đơn vị tính: triệu đồng
Hình 2.2: Thu nhập từ hoạt động thanh toán của BIDV Đại La giai đoạn 2017 - 2019
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Đại La năm 2017 -2019
Giai đoạn 2017 – 2018, BIDV và Công ty điện tử Samsung Vina đã hợp tác cho ra mắt tính năng thanh toán thẻ ghi nợ nội địa của BIDV qua ứng dụng Samsung Pay. Ngoài ra, BIDV còn phát triển kênh thanh toán mới sử dụng công nghệ QRcode - BIDV Pay+. Bằng việc tích cực ra tăng các tiện ích về công nghệ đã mang về cho BIDV một lượng lợi nhuận không nhỏ từ những ứng dụng ngân hàng hiện đại. Thu nhập từ hoạt động thanh toán năm 2017 của Đại La là 1.852 triệu
đồng, sang năm 2018 tăng 28% và năm 2019 tiếp tục tăng 29% so với năm 2018 nâng tổng mức thu nhập từ hoạt động thanh toán lên 3.067 triệu đồng, gấp 4 lần so với năm 2015 (758 triệu đồng)
Dịch vụ chuyển khoản trong và ngoài nước cũng có sự phát triển nhanh chóng cả về số lượng lẫn giá trị giao dịch. Bên cạnh hình thức chuyển khoản truyền thống tại quầy như trước đây, với ứng dụng ngân hàng hiện đại ngày một tiện ích, KH có thể dễ dàng chuyển khoản liên ngân hàng 24/7 một cách linh hoạt, an toàn và nhanh chóng như: BIDV SmartBanking, BIDV Smartkeyboard - phiên bản BIDV SmartBanking trên bàn phím, cho phép khách hàng giao dịch ngay cả khi đang trò truyện trên các ứng dụng chat, tin nhắn như messenger/viber/zalo…mà không cần chuyển qua lại giữa các ứng dụng,...
Với hoạt động chuyển tiền quốc tế, bên cạnh các hình thức giao dịch phổ biền như qua Western Union và qua hệ thống thông thường thì năm 2018 BIDV là ngân hàng đầu tiên chính thức triển khai SWIFT GPI (Sáng kiến đổi mới thanh toán toàn cầu) nhằm mang lại những lợi ích vượt trội cho khách hàng sử dụng dịch vụ chuyển tiền quốc tế qua Swift tại BIDV.
Bảng 2.5: Hoạt động chuyển khoản của BIDV Đại La giai đoạn 2017 – 2019 Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Tăng trưởng 2018 so với 2017 (%) Tăng trưởng 2019 so với 2018 (%) Số lượng giao dịch
Nội địa Triệu
lượt 2,6 3,4 4,5 30,8 32,4
Quốc tế Triệu
lượt 2,3 2,9 4,1 26,1 41,4
Doanh thu từ chuyển khoản
Nội địa Triệu
đồng 758 1.236 1.529 63 23,7
Quốc tế Triệu
đồng 556 833 1.425 49,82 71,06
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Đại La năm 2017-2019
Ngày nay, hình thức giao dịch không dùng tiền mặt đã ngày càng trở nên phổ biến và tiện dụng đối với người tiêu dùng. Số lượng giao dịch chuyển khoản nội địa và quốc tế năm 2019 gia tăng đáng kể lần lượt là 32,4% và 41,4% so với năm 2018. Doanh thu từ hoạt động dịch vụ này là: đối với dịch vụ chuyển khoản trong nước doanh số năm 2018 là 1.236 triệu đồng tăng 63% so với năm 2017, năm 2019 tăng 23,7% so với năm 2018. Doanh thu dịch vụ chuyển tiền quốc tế có tốc độ tăng trưởng là 49,82% năm 2018 và 71,06% năm 2019.
Năm 2020 theo nghị định của Chính phủ nhằm khuyến khích các giao dịch không dùng tiền mặt, BIDV liên tục tiến hành giảm phí đối với dịch vụ chuyển tiền ngoài hệ thống trên kênh ngân hàng điện tử. Cụ thể là với các giao dịch <= 500,000 đồng mức phí sau điều chỉnh là 2,000đ/giao dịch (chưa VAT), với giao dịch >500,000 đồng và <= 2,000,000 đồng mức phí là 5,000đ/ giao dịch (chưa VAT). Dự đoán là doanh thu từ dịch vụ chuyển tiền năm 2020 của BIDV nói chung và chi nhánh Đại La nói riêng sẽ có bước tăng trưởng vượt bậc trong thời kỳ dịch bênh Covid.
d. Dịch vụ ngân hàng điện tử
Trong những năm qua, BIDV đã chú trọng ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ vào hoạt động kinh doanh của ngân hàng, góp phần quan trọng trong việc ra đời các sản phẩm dịch vụ mới chứa hàm lượng công nghệ cao. Trong năm 2019, tổng lượt khách hàng đăng ký mới dịch vụ ngân hàng điện tử đạt trên 4 triệu lượt, có mức tăng trưởng hàng năm hơn 35%, dự kiến đến hết năm 2020 mức độ tăng trưởng sẽ tiếp tục có bước gia tăng mạnh mẽ do tình hình dịch bệnh giãn cách xã hội khiến giao dịch online ngày càng được đẩy mạnh. Số lượng giao dịch qua kênh Ngân hàng điện tử đạt 60 triệu giao dịch. Số lượng giao dịch chuyển tiền liên ngân hàng qua kênh ngân hàng điện tử chiếm 45% tổng giao dịch chuyển tiền đi toàn hệ thống BIDV. BIDV xếp thứ 1 về số lượng và giá trị giao dịch, chiếm 22,25% tổng số lượng giao dịch toàn thị trường qua kênh NAPAS. Tính đến hết tháng 12/2019, BIDV có hơn 17 triệu giao dịch thanh toán hóa đơn trên các kênh ngân hàng điện tử.
Bên cạnh các sản phẩm ngân hàng điện tử thông thường như BIDV online, BIDV Home, BIDV Bank Plus thì có các sản phẩm dịch vụ NHBL nổi bật như:
- BIDV Smartbanking là sản phẩm cốt lõi trong hệ sinh thái hoạt động ngân hàng số của BIDV được vinh danh sản phẩm xuất sắc tại hàng mục Ngân hàng số của chương trình “Tin và dùng Việt Nam 2018”.
- SMS Banking BIDV (BSMS): SMS Banking BIDV là dịch vụ gửi-nhận tin nhắn qua điện thoại di động, cho phép vấn tin và/hoặc nhận các tin nhắn tự động liên quan đến tài khoản của khách hàng và thông tin khác qua tin nhắn.
- Samsung Pay: Năm 2017, Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) và Công ty điện tử Samsung Vina đã hợp tác cho ra mắt tính năng thanh toán thẻ ghi nợ nội địa của BIDV qua ứng dụng Samsung Pay.
- BIDV Pay+: Tháng 9 năm 2018 BIDV đã chính thức ra mắt dịch vụ thanh toán sử dụng công nghệ QRcode - BIDV Pay - thanh toán, rút tiền tại ATM mà không cần sử dụng tới tấm thẻ nhựa vật lý quen thuộc. Để ghi nhận những đột phá và sáng tạo của dịch vụ BIDV Pay +, ngày 28.11.2018, BIDV đã vinh dự nhận Giải
thưởng “Sản phẩm dịch vụ sáng tạo độc đáo 2018” do Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) và Tổ chức Dữ liệu Quốc tế (IDG) trao tặng.
Bảng 2.6: Dịch vụ ngân hàng điện tử của BIDV Đại La giai đoạn 2017 - 2019
Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Tăng trưởng 2018 so với 2017 (%) Tăng trưởng 2019 so với 2018 (%) Số KH sử dụng dịch vụ NHĐT Khách hàng 4.596 5.239 6.593 13,99 25,84 Doanh thu từ DV NHĐT Triệu
đồng 1.356 2.355 2.663 73,67 13,08
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Đại La năm 2017 – 2019
Qua bảng 2.6 có thể thấy lượng khách hàng đăng ký sử dụng dịch vụ NHĐT ngày càng gia tăng qua các năm. Năm 2018 lượng KH sử dụng dịch vụ NHĐT là 5.239 KH tăng 13,99% so với năm 2017, năm 2019 tăng 25,84% so với năm 2018.. Cùng với đó, tổng mức phí thu được từ dịch vụ NHĐT cũng có tốc độ tăng trưởng tương xứng. Năm 2018, tổng mức phí dịch vụ NHĐT thu được là 2.355 triệu đồng tăng 999 triệu (tức tăng 73,67%) so với năm 2017. Năm 2019, tăng 13,08% so với năm 2018, tổng mức phí thu được là 2.663 triệu đồng.
Dịch vụ ngân hàng điện tử của BIDV không chỉ đa dạng nhiều tiện ích mà còn thường xuyên có nhiều chính sách ưu đãi dài hạn nhằm hỗ trợ tối đa cho khách hàng trải nghiệm và sử dụng các dịch vụ của E-banking tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động ngân hàng điện ngày một phát triển. Ví dụ như: Miễn phí thường niên năm đầu tiên cho tất cả các dịch vụ: BIDV Online, BIDV Business Online, BIDV bankplus, BIDV Smartbanking; Ưu đãi cộng thêm đến 0,2% lãi suất khi gửi tiền Online (Áp dụng cho một số kỳ hạn, lãi suất sau ưu đãi không vượt trần của Ngân hàng nhà nước); Miễn phí 2 tháng đầu sử dụng BSMS,...