- Hoàn thiện các quy trình, quy chế trong việc tuyển dụng, bổ nhiểm, phân công và quản lý lao động.
3.3.2 Đối với Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Hội sở chính cần có những giải pháp cụ thể hỗ trợ cho Chi nhánh Đại La và các chi nhánh khác phát triển dịch vụ NHBL cụ thể như sau:
- BIDV cần đưa ra biểu phí dịch vụ hoàn chỉnh và có sức cạnh tranh với các NHTM khác để áp dụng thống nhất cho tất cả các chi nhánh trong toàn hệ thống nhằm không tạo sự khác biệt trong quá trình thu phí của các chi nhánh, đồng thời có khả năng cạnh trạnh với các NHTMCP khác trong quá trình phát triển dịch vụ.
- Muốn tạo hình ảnh BIDV trong lòng công chúng, cần có chương trình Marketing được áp dụng thống nhất cho tất cả các chi nhánh trong khu vực.
- BIDV cần có kế hoạch xây dựng công nghệ thông tin đảm bảo nền tảng để phát triển dịch vụ, bởi vì công nghệ thông tin cần phải được đầu tư đồng bộ đảm bảo sự kết nối hòa mạng trong toàn hệ thống và kết nối với ngân hàng thương mại khác nên cần phải có sự hỗ trợ của BIDV.
- BIDV cần đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ nhất là các sản phẩm dịch vụ mang tính chất đặc trưng của ngành. Bản thân mỗi chi nhánh của BIDV không tự tạo ra sản phẩm dịch vụ mà phải thực hiện kinh doanh những sản phẩm dịch vụ mà BIDV Hội sở nghiên cứu và đưa ra khai thác trên thị trường.
đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp trong hệ thống vì hiện tại các chi nhánh của BIDV đang thiếu nguồn nhân lực này.
- Chính sách phân phối thu nhập nên linh hoạt hơn để đãi ngộ những người có năng lực thật sự ở lại làm việc với Chi nhánh và thu hút được nhân tài từ bên ngoài về làm việc tại Chi nhánh.
- Tăng cường hoạt động thanh tra kiểm soát nội bộ hơn nữa nhằm chấn chỉnh những sai sót, phòng ngừa rủi ro, lành mạnh hóa hoạt động ngân hàng.
- BIDV cần hỗ trợ thêm về vốn để Chi nhánh có thể mở rộng mạng lưới hoạt động và các kênh phân phối sản phẩm dịch vụ bán lẻ.
KẾT LUẬN
Các NHTM Việt Nam đã và đang phát triển dịch vụ NHBL như là một xu thế tất yếu phù hợp với xu hướng phát triển chung của các ngân hàng trong khu vực và trên thế giới.
Dịch vụ NHBL góp phần rút ngắn thời gian giao dịch giữa các ngân hàng và khách hàng; góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành, cơ cấu kinh tế vùng và các thành phần kinh tế theo hướng tiến bộ và hiện đại; góp phần tích cực trong việc khơi thông nguồn vốn trong xã hội phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế, tạo việc làm và nâng cao đời sống người dân.
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Đại La cũng nhận thức được tầm quan trọng của thị trường bán lẻ và đặc biệt chú trọng đến việc phát triển DVNHBL. Để giữ vững mục tiêu trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam thì Chi nhánh cần phải xây dựng một chiến lược phát triển toàn diện về dịch vụ ngân hàng bán lẻ.
Với mong muốn góp phần phát triển DVNHBL tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Đại La tác giả đã nghiên cứu để hoàn thành luận văn với nội dung sau:
Thứ nhất, hệ thống lại cơ sở lý luận phát triển DVNHBL thông qua các sản phẩm DVNHBL, các nội dung về phát triển DVPTD và xây dựng các tiêu chí đánh giá.
Thứ hai, phân tích thực trạng phát triển DVNHBL tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Đại La từ năm theo những tiêu chí đánh giá. Ngoài ra, tác giả đã tiến hành khảo sát thực tế về chất lượng phục vụ tại BIDV. Từ đó đưa ra những đánh giá về phát triển DVNHBL.
Cuối cùng, dựa vào những mục tiêu phát triển của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Đại La và trên cơ sở thực trạng tác giả đã đề xuất giải pháp và một số kiến nghị nhằm phát triển DVNHBL trong thời gian tới.
1. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2000), Nghị định số 49/2000/NĐ-CP ngày 12/09/2000 về tổ chức và hoạt động của NHTM. 2. Lê Đình Hạc (2009), “Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của cácngân
hàng thương mại Việt Nam”, Luận án tiến sỹ kinh tế
3. Mạc Quang Huy (2010), Ngân hàng đầu tư, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội 4. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Đại La (2017-2019),
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
5. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (2017 – 2019), Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh
6. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (2018), Tài liệu giới thiệu các dịch vụ ngân hàng bán lẻ và định hướng phát triển dịch vụ.
7. Nguyễn Đăng Dờn (2007), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội
8. Nguyễn Minh Kiều (2007), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội
9. Nguyễn Thanh Hằng (2014), Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Nam Hà Nội
10. Nguyễn Văn Tiến (2011), Giáo trình ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội
11. Nhung Nguyễn (2020), Thời của ngân hàng số, http://tapchitaichinh.vn/ngan- hang/thoi-cua-ngan-hang-so-323801.html
12. P.V (2020), BIDV và “cuộc cách mạng” chuyển đổi số trong hoạt động ngân hàng,https://dangcongsan.vn/thong-tin-kinh-te/bidv-va-cuoc-cach-mang- chuyen-doi-so-trong-hoat-dong-ngan-hang-561502.html
13. Phan Thị Thu Hà (2013), Giáo trình ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Đại học Kinh Tế Quốc Dân, Hà Nội.
14. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2010), Luật các Tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12.
ngân hàng, Hà Nội.
16. Vietnam+ (2019), Những dấu ấn quan trọng của ngành ngân hàng năm 2019,
http://vnba.org.vn/index.php?option=com_k2&view=item&id=12864:nhung- dau-an-quan-trong-cua-nganh-ngan-hang-nam2019&Itemid=241&lang=vi 17. Vũ Hồng Thanh (2019), Xu hướng nào cho hoạt động ngân hàng bán lẻ
trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0, http://tapchinganhang.gov.vn/xu- huong-nao-cho-hoat-dong-ngan-hang-ban-le-trong-thoi-ky-cach-mang-cong- nghiep-4-0.htm.
NHBL
Kính chào các anh (chị)!
Tôi là Trần Trà My. Hiện nay, Tôi đang nghiên cứu đánh giá sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ ngân hàng bán lẻ, tại BIDV, chi nhánh Đại La. Sự trả lời khách quan của anh/chị sẽ góp phần quyết định sự thành công của công trình nghiên cứu này. Toàn bộ thông tin thu được sẽ được bảo mật và chỉ dùng cho mục đích nghiên cứu. Rất mong sự giúp đỡ của quý anh/chị. Sau đây là những phát biểu liên quan đến cảm nhận của anh/chị. Xin anh/chị vui lòng trả lời bằng cách chọn 1 trong 5 giá trị bằng cách đánh dấu X vào ô thích hợp. Những con số này thể hiện mức độ anh/chị đồng ý hay không đồng ý đối với các phát biểu theo qui ước.
1: Hoàn toàn không đồng ý; 2: Không đồng ý; 3: Tạm đồng ý; 4: Đồng ý; 5: Hoàn toàn đồng ý
Phần 1: Thông tin cá nhân:
Giới tính NamNữ Độ tuổi 18-22 23-35 36-55 Trên 55
Thời gian giao dịch
Dưới 1 năm
Từ 1 năm đến dưới 3 năm Từ 3 năm đến dưới 5 năm Từ 5 năm Số ngân hàng giao dịch Một ngân hàng 2-3 ngân hàng 4-5 ngân hàng Trên 5 ngân hàng
Dịch vụ cung cấp Dịch vụ tiền gửi tiết kiệm Dịch vụ tín dụng
Dịch vụ thanh toán Dịch vụ thẻ
TT Nội dung Mức độ hài lòng
1 2 3 4 5