- Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Đại La.
Cơ cấu sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ: a Dịch vụ huy động vốn
a. Dịch vụ huy động vốn
vốn của Chi nhánh nói riêng và của toàn hệ thống tài chính ngân hàng nói chung. Sự sáp nhập, tái cơ cấu đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới niềm tin của khách hàng với hệ thống ngân hàng.
Bảng 2.3: Tình hình huy động vốn bán lẻ tại BIDV Chi nhánh Đại La giai đoạn 2017 - 2019 Chỉ tiêu Đơnvị tính Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Tăng trưởng 2018 so với 2017 Tăng trưởng 2019 so với 2018 +/- % +/- % Huy động vốn cuối kỳ đồngTỷ 5.020 5.697 8.340 677 13,5 2.643 46,4 Huy động vốn bán lẻ cuối kỳ Tỷ đồng 1.335 1.670 1.745 335 25,1 75 4,5 Tỷ trọng HĐVBL/Tổng HĐV % 26,6 29,31 20,92 - - - -
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Đại La năm 2017- 2019
Trong giai đoạn 2017 – 2019, tình hình huy động vốn bán lẻ của Chi nhánh có xu hướng tăng. Năm 2017, huy động vốn bán lẻ là 1.335 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 26,6% tổng huy động vốn. Đến năm 2018, nguồn vốn huy động bán lẻ của Chi nhánh tăng 25,1% so với năm 2017 đạt 1.670 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 29,31% tổng huy động vốn . Năm 2019, tổng vốn huy động bán lẻ của chi nhánh đạt 1.745 tỷ đồng tăng 75 tỷ đồng tương ứng với tốc độ tăng 4,5 % chiếm 20,92% tổng huy động vốn.
Để đạt được mức độ tăng trưởng này BIDV Đại La đã tập trung nguồn lực đẩy mạnh HĐV với các biện pháp sau: Chi nhánh liên tục đưa ra những chính sách lãi suất huy động cạnh tranh, phù hợp với mặt bằng chung và đảm bảo quyền lợi của khách hàng; ban hành cơ chế động lực khuyến khích phù hợp với tính chất đặc thù đối với từng đối tượng KH; đổi mới cơ chế điều hành vốn nội bộ tiệm cận với thông lệ chung, phù hợp với điều kiện kinh doanh. Bên cạnh đó, Chi nhánh đã đưa vào những sản phẩm huy động mới nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng và triển khai nhiều tiện ích như chuyển gốc, lãi tự động từ tài khoản tiết
kiệm có kỳ hạn sang tài khoản thanh toán không kỳ hạn, hay định kỳ chuyển tiền từ tài khoản thanh toán không kỳ hạn sang tài khoản tiết kiệm,… Chi nhánh cũng tăng cường tổ chức các chương trình khuyến mại hấp dẫn như cộng thêm lãi suất cho khách hàng trung thành của ngân hàng, bốc thăm trúng thưởng, tặng quà tương ứng với số tiền khách hàng gửi,… gia tăng lợi ích thiết thực cho khách hàng gửi tiền tại Chi nhánh. Ví dụ như các chương trình: Tiết kiệm dự thưởng, Khách hàng mới ưu đãi mới, Online gửi tiền trúng liền bộ Táo,...
Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng các năm chưa cao và càng ngày càng có xu hướng giảm. Nguyên nhân chủ yếu do tác động căng thẳng Mỹ - Trung khiến nền kinh tế thế giới có nhiều biến động và chính sách giảm lãi suất của NHNN trong năm 2019 cũng gây ra nhiều ảnh hưởng không nhỏ tới việc huy động vốn của Chi nhánh. Mặc dù thị trường hầu như đóng băng về lãi suất do trần lãi suất huy động, cam kết đồng thuận với chính sách của NHNN. Tuy nhiên trên thực tế cuộc chạy đua cạnh tranh lãi suất diễn ra âm thầm và khốc liệt. Các NHTMCP rất linh hoạt trong việc áp dụng lãi suất nhằm giữ và lôi kéo khách hàng. BIDV là NHTMCP có vốn của Nhà nước thực thi và tuân thủ nghiêm chính sách lãi suất của NHNN nên trong một thời gian dài lãi suất huy động thực tế của BIDV thường thấp hơn các Ngân hàng khác. BIDV đã chỉ đạo toàn hệ thống thực hiện trần lãi suất tiền gửi VND không kỳ hạn và kỳ hạn dưới 1 tháng tối đa 0,8%/năm, kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng tối đa 5,0%/năm, BIDV tiếp tục giảm lãi suất huy động vốn thêm 0,2%/năm đối với tất cả các kỳ hạn, thấp so với trần lãi suất quy định của NHNN. Vì vậy, NH đã chịu áp lực rất lớn trong việc duy trì nền khách hàng và giữ vững thị phần. Thêm vào đó, mạng lưới và mật độ ngân hàng trên địa bàn càng ngày càng dày đặc thị phần thường xuyên thị chia sẻ nhất là với một Chi nhánh mới thành lập như Đại La.
Ngoài ra, trong giai đoạn 2018 – 2019, giá vàng có xu hướng tăng liên tục nên một lượng tiền gửi tiết kiệm từ dân cư được KH rút ra để đầu tư vào thị trường đang trở nên hấp dẫn này. Nhưng, ở BIDV Đại La không có sản phẩm HĐV bằng
vàng như một số NH khác (Eximbank, ACB). Dẫn đến, có một lượng tiền gửi không nhỏ của BIDV được chuyển qua các NH khác thông qua kênh này.