- Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Đại La.
VIỆT NAM – CHI NHÁNH ĐẠI LA
3.2.2 Mở rộng mạng lưới phân phố
Lý do đề xuất: Mạng lưới phân phối của BIDV Đại La hiện nay vẫn còn hạn chế, mật độ PGD tập trung không đồng đều tại các quận thuộc khu vực Hà Nội. Hệ thống ATM, máy POS hoạt động còn ít khiến việc tiếp cận khách hàng gặp khó khăn, thị phần hoạt động bán lẻ thấp.
Mục đích giải pháp: Tạo thuận tiện cho khách hàng, tăng lượng khách hàng và qua đó mở rộng thị phần, tạo lập hình ảnh thương hiệu của Chi nhánh đến với công chúng. Điều chỉnh mật độ kênh phân phối cho phù hợp, tránh tình trạng tập trung quá nhiều kênh phân phối trên cùng một địa bàn.
Nội dung giải pháp: Xây dựng phương án mở rộng cả hai kênh phân phối truyền thống và kênh phân phối hiện đại:
- Nghiên cứu thành lập các phòng giao dịch tại các khu vực có lượng khách hàng tiềm năng lớn.
- Nâng cấp hệ thống ATM thành những “ngân hàng thu nhỏ” trải đều khắp các quận của thành phố.
- Phát triển mạng lưới các điểm chấp nhận thẻ (POS) và tăng cường liên kết giữa các NHTM để nâng cao hiệu quả và mở rộng khả năng sử dụng thẻ ATM và POS. - Chú trọng đẩy mạnh ngân hàng số, hệ thống tự phục vụ để nâng cao hiệu suất phục vụ, giảm thời gian và chi phí vận hành.
Phương pháp thực hiện giải pháp:
- Xây dựng thêm hoặc di chuyển phòng giao dịch tới các khu vực ngoại thành nhưng đang trong quá trình đô thị hóa. Chẳng hạn như, trên địa bàn quận Long Biên và Tây Hồ xuất hiện rất nhiều các khu đô thị mới, tòa chung cư hay các trung tâm thương mại với mật độ dân cư đông đúc, Chi nhánh cần tập trung khai thác mảng thị trường tiềm năng này. Ví dụ như: Khu đô thị Tây Hồ Tây – Star Lake, Rivera Premier Long Biên, Vinhomes Symphony – Việt Hưng – Long Biên, Le Grand Jardin – Sài Đồng – Long Biên, HC Golden City – Bồ Đề – Long Biên,...
- Tiến hành rà soát lại mạng lưới ATM, POS hiện tại để điều chỉnh mật độ phân phối cũng như lợi nhuận thu về. Mở rộng hệ thống các cây ATM, POS đến các khu vực có mật độ dân cư đông đúc như các trung tâm giáo dục, các trung tâm thương mại, trường đại học, bệnh viện,...
- Tập trung tăng hiệu quả phục vụ của máy ATM, POS với khả năng cung cấp nhiều dịch vụ khác nhau. Hệ thống ATM luôn được bảo dưỡng và vận hành 24/7 nhằm tạo lòng tin cho khách hàng.
- Nhanh chóng triển khai kênh tự phục vụ (e-zone) tại các phòng giao dịch mang đến nhiều trải nghiệm công nghệ cho khách hàng giao dịch.
- Chuyển đổi quy trình thủ công tại quầy lên quy trình tự động vận hành trên các kênh ngân hàng số đối với hoạt động chuyển khoản, thanh toán, trả nợ vay, gửi tiền online, quản lý và trả nợ thẻ tín dụng.
- Tiến hành áp dụng thí điểm mô hình Ngân hàng đại lý – xu thế đang rất được các NHTM trên thế giới quan tâm. Trên thực tế, Việt Nam đã có ba mô hình
đại lý ngân hàng được triển khai và đi vào hoạt động. Cụ thể là, MB và Tập đoàn Viễn thông Quân đội ( Viettel), PGBank và Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), Vietcombank và Công ty M- Service ( Ví điện tử Momo).