Khái niệm Giữ gìn trật tự an toàn xã hộ

Một phần của tài liệu Luận án TS Bùi Anh Tuấn. (Trang 32 - 34)

Theo Từ điển Tiếng Việt (2004) của Viện Ngôn ngữ học, trật tự với tư cách danh từ có nghĩa là "tình trạng ổn định, có tổ chức, có kỷ luật", còn an toàn có nghĩa là "yên ổn, tránh được tai nạn, tránh được thiệt hại" [151, tr.1031]. Theo Từ điển Từ và Ngữ Hán - Việt (Nguyễn Lân chủ biên), thì trật tự “là tình trạng ổn định, có thứ bậc trên dưới, trước sau", và an toàn là "yên ổn trọn vẹn, yên ổn hẳn, không sợ tai nạn” [83, tr.16, 704]. Như vậy, trật tự, an toàn xã hội là trạng thái xã hội ổn định, có có trật tự, kỷ cương, tránh được tai nạn, thiệt hại. Giữ gìn trật tự, an toàn xã hội chính là bảo đảm cho trạng thái xã hội trật tự an toàn được nguyên vẹn, không bị làm cho biến đổi. Giữ gìn trật tự an, toàn xã hội có nghĩa tương đương với bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.

Điều 3 Luật Công an nhân dân của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định: bảo đảm trật tự, an toàn xã hội “là phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn

xã hội”. Đây là tổng thể các hoạt động phòng, chống tội phạm, phòng chống tệ nạn xã hội, quản lý hành chính về trật tự xã hội, quản lý và bảo đảm trật tự an toàn giao thông, trật tự công cộng, phòng cháy chữa cháy, giáo dục cải tạo phạm nhân.

Có thể thấy, trật tự, an toàn xã hội luôn gắn liền với an ninh quốc gia. Bảo vệ an ninh quốc gia là bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ, bảo vệ thành quả của cách mạng xã hội chủ nghĩa, giữ vững ổn định chính trị, tạo ra một trong những điều kiện cơ bản nhất để xây dựng, phát triển đất nước vững mạnh về mọi mặt. Bảo vệ tốt trật tự, an toàn xã hội sẽ tạo điều kiện cho an ninh quốc gia được củng cố vững chắc, hiệu lực quản lý của Nhà nước được tăng cường, quyền làm chủ của nhân dân được bảo đảm, cuộc sống của mọi người được yên vui, hạnh phúc.

Chủ tịch Hồ Chí Minh không sử dụng các khái niệm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội như chúng ta hiện nay. Người sử dụng những khái niệm khác, nhưng có nội hàm cơ bản tương đương. Cụ thể là, khái niệm bảo vệ “an toàn quốc gia” và giữ gìn “trị an, trật tự” lần đầu tiên được Hồ Chí Minh nhắc đến trong Sắc lệnh số 23 ngày 21- 02 - 1946 về thành lập Việt Nam Công an vụ, và sau đó, cùng với quá trình lãnh đạo cách mạng, quan niệm của Người về các vấn đề trên dần dần được bổ sung, hoàn chỉnh. Đặc biệt, trong bài“Giữ gìn trật tự an ninh” đăng trên Báo Nhân dân số 236 (ngày 9 - 10/10/1954), Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Mọi người công dân, bất kỳ già trẻ, gái trai, bất kỳ làm việc gì đều có nhiệm vụ giúp chính quyền giữ gìn trật tự an ninh, vì trật tự an ninh trực tiếp quan hệ đến lợi ích bản thân của mọi người” [97, tr.77]. Với Hồ Chí Minh, an ninh, trật tự là nhu cầu tối cao, tối thượng của con người, một trong những giá trị cao nhất thuộc hệ giá trị con người. Người chỉ ra nhân dân ta từ lâu đã đặt “an ninh” lên một vị trí cao nhất trong bảng giá trị xã hội.

Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng nhìn nhận đúng đắn vấn đề an ninh con người trong mối quan hệ với an ninh quốc gia, an ninh quốc tế. Bảo vệ an ninh quốc gia là để hướng đến bảo vệ an ninh con người và ngược lại, bảo vệ an ninh con người chỉ có thể thực hiện được khi mà an ninh quốc gia không bị xâm phạm. Hồ Chí Minh đưa việc giữ vững trật tự, an ninh là yêu cầu bắt buộc để thực hiện mọi mục tiêu độc lập, tự do và hạnh phúc cho nhân dân, cho con người. Người xem an ninh quốc gia là điều kiện cho sự phát triển con người. “Có giữ vững trật tự an ninh, thì nhân dân... mới an cư lạc nghiệp” [97, tr.77], dân có yên ổn làm ăn thì sản xuất mới phát

triển, kinh tế mới tăng trưởng. An ninh, quốc phòng ổn định tạo điều kiện cho sự phát triển tiến bộ trên tất cả các mặt của đời sống xã hội, từ chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục. Có không ngừng cải thiện và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân thì mới có thể thực hiện được sự nghiệp “trăm năm” là phát triển con người toàn diện trên các phương diện về thể lực, trí lực, tâm lực.

Một phần của tài liệu Luận án TS Bùi Anh Tuấn. (Trang 32 - 34)