Thức bảo vệ an ninh, trật tự của một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân chưa được nâng cao Nhận thức về công tác vận động quần

Một phần của tài liệu Luận án TS Bùi Anh Tuấn. (Trang 108 - 110)

- đó là lực lượng quyết định sự thắng lợi của cuộc đấu tranh bảo vệ an ninh, trật tự Có thể nói rằng “mạng lưới công an nhân dân” của Hồ Chí

thức bảo vệ an ninh, trật tự của một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân chưa được nâng cao Nhận thức về công tác vận động quần

và nhân dân chưa được nâng cao. Nhận thức về công tác vận động quần chúng có nơi, có lúc chưa đầy đủ. Trong công tác phòng ngừa, đấu tranh với các loại đối tượng xâm phạm an ninh, trật tự có nơi, có lúc chưa chú trọng đúng mức đến việc giáo dục, thuyết phục mà còn tình trạng nặng về sử dụng biện pháp hành chính, pháp luật, nghiệp vụ đơn thuần.

Công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức, trách nhiệm và năng lực bảo vệ an ninh, trật tự cho nhân dân chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra. Một bộ phận nhân dân chưa nhận thức được đầy đủ quyền và nghĩa vụ trong tham gia công tác bảo vệ an ninh, trật tự; chưa nhận thức đầy đủ về âm mưu, phương thức, thủ đoạn hoạt động của các thế lực thù địch và bọn tội phạm nên chưa biết cách phòng ngừa, đấu

tranh có hiệu quả. Do vậy công tác dân vận chưa đáp ứng tình hình đang ngày càng biến đổi sâu sắc và diễn biến nhanh chóng trong nhân dân. Các vụ khiếu kiện đông người vẫn còn nhiều, có lúc, có nơi gay gắt hơn. Tình hình đó một phần quan trọng là do những bất cập trong một số chủ trương, chính sách và việc tổ chức thực hiện chủ trương, chính sách (60-70% các vụ khiếu kiện là vấn đề đất đai và quan hệ giữa nhân dân với các cơ quan nhà nước…), mặt khác do một bộ phận không nhỏ cán bộ quan liêu, mất dân chủ, tham nhũng” [12, tr.120].

Yếu tố vô cùng quan trọng dẫn đến những hạn chế đó là “yếu tố lòng dân”, nhất là lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và cấp ủy, chính quyền các cấp trong một bộ phận đáng kể các tầng lớp nhân dân bị giảm sút. “Còn không ít cán bộ phai nhạt lý tưởng cách mạng, suy thoái về tư tưởng, chính trị, yếu kém về năng lực dân vận, thoái hoá biến chất về đạo đức, lối sống dẫn đến “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; một số chính quyền cơ sở hoạt động yếu kém, xa dân, thậm chí còn sai phạm… làm cho quần chúng mất tín nhiệm, mất lòng tin” [27, tr.16].

Lực lượng Công an nhân dân chưa phát huy tốt vai trò nòng cốt xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; còn một bộ phận cán bộ, đảng viên, chiến sĩ, kể cả lãnh đạo, chỉ huy chưa nắm vững quan điểm, đường lối quần chúng của Đảng; chưa nhận thức sâu sắc ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác vận động quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự. Mặt khác còn một bộ phận không nhỏ cán bộ chiến sĩ Công an có biểu hiện quan liêu, hách dịch, hành chính, nghiệp vụ đơn thuần cộng với tiêu cực, thoái hoá, lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nhũng nhiễu, ức hiếp quần chúng, làm giảm sút lòng tin của nhân dân với lực lượng Công an.

Vai trò tham mưu, phối hợp của các ngành, các cấp, đoàn thể và lực lượng Công an nhân dân về công tác vận động quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự có những hạn chế, thiếu chủ động sáng tạo; tổ chức, chỉ đạo xây dựng các mô hình, điển hình tiên tiến còn chậm được tổng kết và nhân rộng. Có trường hợp tham mưu, hướng dẫn của các ban, ngành trung ương chưa thống nhất dẫn tới lúng túng trong việc triển khai thực hiện ở địa phương, cơ sở.

Trong quá trình thực hiện, lực lượng Công an còn chậm bổ sung hoàn thiện quy định về cơ chế phối hợp giữa các đơn vị, các cấp Công an về công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; chưa có quy định về cơ chế và mối

Một phần của tài liệu Luận án TS Bùi Anh Tuấn. (Trang 108 - 110)