- đó là lực lượng quyết định sự thắng lợi của cuộc đấu tranh bảo vệ an ninh, trật tự Có thể nói rằng “mạng lưới công an nhân dân” của Hồ Chí
nông dân phải tỉnh táo, phải lấy mình làm bức tường để bảo vệ chính quyền công nông; phải nổi dậy chống bọn mật thám, bọn phản động”; “Làm cho
công nông; phải nổi dậy chống bọn mật thám, bọn phản động”; “Làm cho mọi người hiểu rõ phòng gian là nhiệm vụ chung của công dân, là một công việc ái quốc” [95, tr.53]. Quy tụ lại là làm sao để nhân dân nhận thức đúng và tự giác thực hiện nghĩa vụ của mình trong việc bảo vệ an ninh, trật tự.
Đề cập đến nội dung vận động nhân dân bảo vệ an ninh, trật tự, Hồ Chí Minh nhắc nhở: “Phải luôn luôn nâng cao tinh thần cảnh giác của nhân dân, giáo dục cho nhân dân thấm nhuần tinh thần làm chủ và nghĩa vụ giữ gìn trật tự trị an, nghĩa vụ bảo vệ bản làng và Tổ quốc” [101, tr.461]. Trong công tác giáo dục cũng phải làm cho nhân dân hiểu rõ, bảo vệ an ninh, trật tự có liên quan mật thiết đến cuộc sống, quyền lợi, tính mạng và tài sản của nhân dân, Người nói “Phải ra sức phát động quần chúng tham gia phong trào bảo vệ trị an, giáo dục quần chúng nâng cao tinh thần làm chủ đất nước, tinh thần cảnh giác đối với kẻ thù của nhân dân, tích cực phòng và chống gián điệp biệt kích” [102, tr.72].
Lực lượng Công an có trách nhiệm vận động quần chúng thấm nhuần một quan điểm: trong sự nghiệp bảo vệ an ninh, trật tự, nhân dân vừa có quyền, đồng thời có nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc. Đó là trách nhiệm, sứ mệnh lịch sử của nhân dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã yêu cầu: “Giáo dục quần chúng nâng cao tinh thần làm chủ đất nước, tinh thần cảnh giác đối với kẻ thù của nhân dân, tích cực phòng và chống gián điệp biệt kích. Muốn đạt kết quả đó, thì công an phải hết lòng giúp đỡ nhân dân và dựa vào lực lượng hùng mạnh của nhân dân” [102, tr.72].
Theo Hồ Chí Minh, tư tưởng chỉ đạo trong vấn đề này là tạo mọi điều kiện để nhân dân trở thành chủ thể thực sự của sự nghiệp bảo vệ an ninh, trật tự trên cơ sở thông qua tổ chức, để hướng dẫn, lãnh đạo nhân dân tham gia. Làm chủ thông qua tổ chức và chỉ có thông qua tổ chức, con người mới thấy được trách nhiệm và sự đóng góp của mình cho xã hội, được xã hội thừa nhận. Mặt khác, tập hợp nhân dân trong một tổ chức chính là tạo ra lực cộng hưởng của tất cả sức mạnh của từng cá thể riêng biệt. Người viết: “Phải biết động viên, tổ chức, đoàn kết quần chúng. Lấy sức quần chúng mà vượt qua khó khăn; quần chúng tự giúp quần chúng… Đảng và Chính phủ đề ra chính sách, phái cán bộ về hướng dẫn, thế là giúp đỡ. Nhưng đó là phụ, lực lượng nhân dân tổ chức nhau lại là chính. Không nên ỷ lại, mà