Chí Minh; Nghị quyết liên tịch số 01/TW giữa Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và Bộ Công an về “Quản lý, giáo dục ngườ

Một phần của tài liệu Luận án TS Bùi Anh Tuấn. (Trang 94 - 97)

- đó là lực lượng quyết định sự thắng lợi của cuộc đấu tranh bảo vệ an ninh, trật tự Có thể nói rằng “mạng lưới công an nhân dân” của Hồ Chí

Chí Minh; Nghị quyết liên tịch số 01/TW giữa Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và Bộ Công an về “Quản lý, giáo dục ngườ

hiệp Phụ nữ Việt Nam và Bộ Công an về “Quản lý, giáo dục người thân trong gia đình không phạm tội và tệ nạn xã hội”...

Nội dung các nghị quyết, chương trình, kế hoạch liên tịch, liên ngànhgiữa Bộ Công an với các ban, bộ, ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội gồm các giữa Bộ Công an với các ban, bộ, ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội gồm các nội dung chủ yếu là phối hợp trong thực hiện một số nội dung cơ bản sau:

(1) Phối hợp tuyên truyền giáo dục, vận động thực hiện các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác đảm bảo an ninh, trật tự. Chỉ đạo các cơ quan truyền thông do mình phụ trách tuyên truyền. Phối hợp tổ chức các hoạt động về “Ngày hội toàn dân bảo vệ ANTQ”. Thường xuyên tăng cường lực lượng xuống cơ sở để tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Tham mưu cho cấp ủy, chính quyền và phối hợp với các ngành, đoàn thể cơ sở tuyên truyền phòng, chống tội phạm, phòng, chống ma tuý và tệ nạn xã hội, nâng cao nhận thức cho nhân dân, không để kẻ địch lợi dụng kích động gây phức tạp tình hình.

(2) Phối hợp nắm bắt tình hình, tâm tư, nguyện vọng của nhân dân; vận động quần chúng nâng cao cảnh giác, tích cực tham gia đấu tranh chống lại các luận điệu tuyên truyền phản cách mạng và phòng, chống tội phạm. Tham mưu cho cấp ủy, chính quyền chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể tập trung giải quyết kịp thời các mâu thuẫn tranh chấp, khiếu kiện ở cơ sở, nhất là các vấn đề có liên quan đến tôn giáo, dân tộc; các vấn đề phức tạp về an ninh, trật tự. Tập hợp vận động người cao tuổi, các nhân sĩ trí thức, người có uy tín tiêu biểu trong các dân tộc, các chức sắc trong tôn giáo tham gia vào công tác mặt trận và các tổ chức quần chúng làm công tác an ninh, trật tự.

(3) Phối hợp xây dựng, nhân rộng các mô hình điển hình tiên tiến; hướng dẫn xây dựng các quy ước, hương ước, tự nguyện ký cam kết không vi phạm pháp luật. Các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc đã gắn việc đẩy mạnh phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc với thực hiện nhiệm vụ chính trị, các phong trào thi đua, các cuộc vận động của mình như: “Cựu Chiến binh tham gia bảo vệ đường biên cột mốc”; “Chi đoàn thanh niên không có tội phạm”, “Tổ phụ nữ không có

chồng, con phạm tội, vi phạm pháp luật, nghiện ma túy”, “Nông dân với pháp luật”, “Tổ công nhân tự quản”, “Ông, bà, cha, mẹ mẫu mực, con cháu thảo hiền”...

(4) Phối hợp xây dựng lực lượng Công an nhân dân, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên trong sạch, vững mạnh, gắn bó mật thiết với nhân dân, có năng lực chuyên môn, sáng tạo làm nòng cốt cho phong trào. Công an, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên đã tổ chức nhiều lớp tập huấn, hội thảo, bồi dưỡng nghiệp vụ về công tác xây dựng phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc và phòng, chống tội phạm nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực công tác và sức chiến đấu cho cán bộ, đoàn viên, hội viên; lực lượng Công an đã phối hợp tổ chức hàng nghìn hội nghị, diễn đàn để tiếp xúc, lắng nghe ý kiến nhân dân, cùng với việc duy trì, thực hiện phong trào “Học tập, thực hiện 6 điều Bác Hồ dạy”, việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, siết chặt kỷ luật, kỷ cương, điều lệnh; xây dựng nếp sống văn hóa vì nhân dân phục vụ. Qua đó tác phong, lề lối làm việc của cán bộ, chiến sĩ Công an đã có nhiều chuyển biến tốt, chủ động hơn trong công tác phối hợp thực hiện nhiệm vụ đảm bảo an ninh, trật tự; chống các biểu hiện tiêu cực, tham nhũng, quan liêu, hách dịch, gây phiền hà cho nhân dân. Trong công tác và chiến đấu đã có nhiều tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc được các cấp khen thưởng; nhiều tấm gương dũng cảm chiến đấu, hy sinh vì sự bình yên và hạnh phúc cho nhân dân.

Thực hiện các nghị quyết, chương trình, kế hoạch liên tịch, liên ngành nêu trên, hằng năm, Bộ Công an phối hợp với Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên thành lập các đoàn liên ngành kiểm tra, hướng dẫn thực hiện ở các địa phương trọng điểm, qua đó rút ra những kinh nghiệm hay, cách làm tốt, sáng tạo, có hiệu quả để nhân rộng; kịp thời phát hiện thiếu sót, tồn tại để chấn chỉnh, khắc phục. Việc thực các Nghị quyết, chương trình, kế hoạch liên tịch, liên ngành đã tăng cường mối quan hệ phối hợp, gắn bó chặt chẽ giữa lực lượng Công an với các ban, ngành, đoàn thể, đem lại hiệu quả thiết thực trong phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.

Nhằm rút ra những bài học kinh nghiệm để làm tốt hơn công tác vận động quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự, Bộ Công an đã phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên chỉ đạo, tổ chức sơ kết toàn quốc 05 năm (2006); tổng kết toàn quốc 10 năm (2012) thực hiện Nghị quyết liên tịch số

01/2001/NQLT và ký Chương trình phối hợp số 09/CTr-BCA-MTTW ngày 01/8/2013 về “Đẩy mạnh phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình mới”. Chỉ đạo kiện toàn các Ban Chỉ đạo liên tịch, liên ngành giữa Bộ Công an với Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên thống nhất thành một Ban Chỉ đạo “Thực hiện phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” Trung ương; kiện toàn, thống nhất “Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội” và Ban Chỉ đạo “Thực hiện phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” thành một Ban Chỉ đạo “Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội” và xây dựng phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” từ cấp tỉnh tới cơ sở.

Đến nay, 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã xây dựng Chương trình phối hợp, kiện toàn Ban Chỉ đạo từ cấp tỉnh đến cấp cơ sở do Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân làm Trưởng ban, Giám đốc Công an làm Phó Trưởng ban Thường trực, Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc làm Phó trưởng ban, lãnh đạo một số ban, ngành làm Ủy viên Ban Chỉ đạo. Các Ban Chỉ đạo các cấp ở địa phương đã thường xuyên duy trì chế độ giao ban, thông tin trao đổi tình hình, thống nhất đánh giá kết quả, đề ra phương hướng để tiếp tục thực hiện; tập trung tham mưu cấp ủy Đảng, chính quyền xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động, xác định nội dung, địa bàn trọng điểm, tăng cường công tác kiểm tra, hướng dẫn. Cấp huyện tập trung xác định vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng, chính quyền; trách nhiệm của lực lượng Công an; vai trò, nhiệm vụ của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị xã hội trong việc xây dựng nội dung, lựa chọn các nhiệm vụ, địa bàn trọng tâm phân công phối hợp thực hiện. Đối với cấp xã tập trung nhân rộng các mô hình tự quản về an ninh, trật tự tại địa bàn cơ sở; mỗi đoàn thể đảm nhận một mô hình phù hợp với đặc điểm, nhiệm vụ của tổ chức mình.

Thực hiện nghiêm túc các nghị quyết liên tịch giữa Bộ Công an với Mặt trận Tổ quốc và các bộ, ban ngành trung ương, lực lượng Công an đã chủ động phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các ban, ngành, đoàn thể nắm bắt tình hình, tâm tư nguyện vọng của nhân dân; tổ chức nhiều hoạt động thiết thực để tập hợp vận động người cao tuổi, các nhân sĩ trí thức, người có uy tín tiêu biểu trong các dân tộc, các chức sắc trong tôn giáo tham gia các tổ chức quần chúng làm công tác an ninh, trật tự; động viên khơi dậy truyền thống cách mạng, vận động quần chúng tham gia các hoạt động nâng cao dân trí, phát triển sản xuất, cải thiện dân sinh, nâng cao cảnh

Một phần của tài liệu Luận án TS Bùi Anh Tuấn. (Trang 94 - 97)