Trong 7 nhiệm vụ và giải pháp, Nghị quyết số 25 dành nhiệm vụ và giải pháp thứ 4 để đề cập đến vấn đề: Đẩy mạnh phong trào thi đua

Một phần của tài liệu Luận án TS Bùi Anh Tuấn. (Trang 79 - 80)

- đó là lực lượng quyết định sự thắng lợi của cuộc đấu tranh bảo vệ an ninh, trật tự Có thể nói rằng “mạng lưới công an nhân dân” của Hồ Chí

Trong 7 nhiệm vụ và giải pháp, Nghị quyết số 25 dành nhiệm vụ và giải pháp thứ 4 để đề cập đến vấn đề: Đẩy mạnh phong trào thi đua

và giải pháp thứ 4 để đề cập đến vấn đề: Đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập quốc tế, giữ vững độc lập chủ quyền, an ninh chính trị.

Cũng như ở Nghị quyết 8B, Nghị quyết 25 càng thể hiện rõ nét hơn sựtiếp thu và vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với tư tưởng Hồ Chí tiếp thu và vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với tư tưởng Hồ Chí Minh về vận động quần chúng. Như vậy, điểm qua 2 Nghị quyết quan trọng của Đảng trong thời kỳ đổi mới, có thể thấy rõ giá trị to lớn của tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác vận động quần chúng. Chính sự ra đời của các văn kiện quan trọng của Đảng và Nhà nước trong đó in đậm dấu ấn tư tưởng Hồ Chí Minh cùng với nhưng chuyển biến tích cực trong thực tiễn mà đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước tạo nên là minh chứng thuyết phục nhất cho giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh về dân vận nói chung, về công tác vận động quần chúng bảo vệ an ninh trật tự nói riêng.

Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh, những quan điểm, đường lối chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Đảng ủy Công an trung ương và lãnh đạo Bộ Công an đã luôn khẳng định sức mạnh của Công an nhân dân bắt nguồn từ sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân. Làm tốt công tác vận động quần chúng là điều kiện cơ bản để nhân dân thực hiện quyền làm chủ trên lĩnh vực bảo vệ an ninh, trật tự; để tập hợp, thu hút, hướng dẫn, nâng cao năng lực trong việc giải quyết những yêu cầu, nhiệm

vụ bảo vệ an ninh, trật tự… tạo thế trận phòng ngừa xã hội, làm nền tảng và tạo điều kiện cho lực lượng công an tập trung triển khai sâu rộng phòng ngừa nghiệp vụ, phòng, chống tội phạm, xây dựng lực lượng Công an trong sạch, vững mạnh.

Trên nền tảng tư tưởng Hồ Chí Minh và các văn bản chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, có thể khái quát quan điểm, phương châm, nguyên tắc chỉ đạo của Ngành Công an đối với công tác vận động quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự trong giai đoạn hiện nay gồm những vấn đề cơ bản sau: (1). “Dân là gốc của nước”, “Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng” và nhân dân là nền tảng trong sự nghiệp bảo vệ an ninh, trật tự. (2). Công tác vận động quần chúng tiến hành cuộc đấu tranh bảo vệ an ninh, trật tự là vấn đề chiến lược, thực hiện theo cơ chế Đảng lãnh đạo, chính quyền quản lý, điều hành, Mặt trận Tổ quốc tập hợp lực lượng, các ban ngành, đoàn thể và toàn thể nhân dân tích cực tham gia, lực lượng công an làm tham mưu và là lực lượng nòng cốt, xung kích. (3). Mục tiêu, nội dung phải gắn liền và đáp ứng lợi ích thiết thực của nhân dân, kết hợp hài hòa các lợi ích, thống nhất quyền lợi với nghĩa vụ của công dân. (4). Tổ chức thực hiện phải gắn liền và phục vụ nhiệm vụ xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và các địa phương trong từng hoàn cảnh cụ thể. (5). Vận động toàn dân tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc phải đi đối với tấn công trấn áp tội phạm, kết hợp tính tích cực quả quần chúng với các biện pháp nghiệp vụ của cơ quan chuyên môn.

Toàn bộ những giá trị, bao gồm cả giá trị lý luận và giá trị thực tiễn, kết tinh trong tư tưởng Hồ Chí Minh cho thấy rõ, trong bối cảnh hiện nay, để phát huy những thành quả đã đạt được, khắc phục những hạn chế đang tồn tại, giải quyết những vấn đề mới xuất hiện, việc nghiên cứu, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác vận động quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự của lực lượng Công an nhân dân càng trở nên cấp thiết và có ý nghĩa vô cùng to lớn.

Một phần của tài liệu Luận án TS Bùi Anh Tuấn. (Trang 79 - 80)