Ba là, phát động khí thế cách mạng của nhân dân, xây dựng cho được phong trào toàn dân bảo vệ an ninh, trật tự.

Một phần của tài liệu Luận án TS Bùi Anh Tuấn. (Trang 69 - 71)

- đó là lực lượng quyết định sự thắng lợi của cuộc đấu tranh bảo vệ an ninh, trật tự Có thể nói rằng “mạng lưới công an nhân dân” của Hồ Chí

Ba là, phát động khí thế cách mạng của nhân dân, xây dựng cho được phong trào toàn dân bảo vệ an ninh, trật tự.

cho được phong trào toàn dân bảo vệ an ninh, trật tự.

Trên cơ sở nhận thức sâu sắc về vai trò quyết định của quần chúng đối với thắng lợi của sự nghiệp cách mạng, Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Việc gì mà một mình, tuy có tài giỏi mấy cũng không làm được, mà nhiều người chung sức lại, thì việc gì cũng làm được” [98, tr.310]. Nhân dân là chỗ dựa, là hậu thuẫn vững chắc, là nguồn lực vô tận cho lực lượng công an. Trong Bài nói chuyện tại lớp chỉnh huấn khóa 2 của Bộ Công an, ngày 16-5-1959, Người nói “Nhân dân có hàng triệu tai mắt thì kẻ địch khó mà che giấu được. Nếu trong công tác, các cô các chú được dân ủng hộ, làm cho dân tin, dân phục, dân yêu thì nhất định các cô các chú thành công” [100, tr.223]. Theo Hồ Chí Minh, một khi các yếu tố tích cực trong nhân dân được nhân rộng nảy nở như hoa mùa xuân thì cái xấu, tức các yếu tố làm mất trật tự, an ninh sẽ tự mất dần. Hơn nữa khi “Mấy mươi vạn con mắt soi sáng, mấy mươi vạn lỗ tai nghe ngóng, thì bọn gian phi, côn đồ sẽ lòi ra và sẽ phải cải tà quy chính dưới lực lượng to lớn của quần chúng” [97, tr.77].

Bằng các dẫn chứng cụ thể trên các lĩnh vực của công tác công an, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ năng lực tiềm tàng của nhân dân. Người dạy cán bộ, chiến sĩ công an phải học hỏi nhân dân và phê phán những biểu hiện lệch lạc như: “Khinh nhân dân, cho là “dân ngu khu đen”; “bảo sao làm vậy, không hiểu được chính trị, lý luận cao xa như mình” [95, tr.176]. Bởi theo Người: “Dân rất thông minh. Quần chúng kinh nghiệm, sáng kiến rất nhiều. Chỉ cần mình có biết học hay lợi dụng mà thôi” [96, tr.101]. Tuy nhiên, để trở thành động lực thúc đẩy sự phát triển thắng lợi của cuộc đấu tranh, nếu chỉ số lượng và sức mạnh không thôi thì chưa đủ mà nhân dân

phải được giác ngộ, nhận thức đầy đủ và tự giác tham gia vào cuộc đấu tranh.

Sự bền vững của chế độ, sự ổn định và phát triển của đất nước, cuộc sống bình yên, hạnh phúc của nhân dân phụ thuộc vào sự nhận thức và tự giác thực hiện nghĩa vụ công dân của mỗi người với tư cách là chủ thể của sự nghiệp bảo vệ an ninh, trật tự. Vì lẽ đó, vấn đề an ninh, trật tự được đặt ra không chỉ là nhiệm vụ của Nhà nước, của công an mà trước hết phải coi đó là quyền lợi và nghĩa vụ của nhân dân.

Trong sự nghiệp bảo vệ an ninh, trật tự, nếu không được lòng dân, dân không ủng hộ mà chỉ đơn thuần sử dụng nghiệp vụ công an thì khó đảm bảo thắng lợi. Vậy nên Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Công an nhân dân hoàn toàn khác công an đế quốc. Công an đế quốc là nanh vuốt của đế quốc để hà hiếp áp bức đa số nhân dân. Công an nhân dân phải là kiểu mẫu, phải là người chuyên trách thi hành chính sách phương châm của Đảng và Chính phủ cho tốt. Công an nhân dân phải thực sự phục vụ nhân dân” [95, tr.269]. Hồ Chí Minh cho rằng bảo vệ an ninh, trật tự liên quan trực tiếp đến lợi ích của mỗi người dân, có giữ vững an ninh, trật tự tốt thì nhân dân mới an cư, lạc nghiệp. An ninh là nhu cầu cốt yếu của mỗi người dân, an ninh tốt thì đời sống được yên vui, tính mạng và tài sản được bảo đảm.

Đồng thời, theo Hồ Chí Minh, giữ gìn trật tự, an ninh tốt còn là một tiêu chí để khẳng định bản chất ưu việt của chế độ mới, của Nhà nước xã hội chủ nghĩa, khác biệt hoàn toàn với bản chất áp bức, bóc lột, hiếp đáp của thực dân, đế quốc. Vì vậy việc giữ gìn an ninh, trật tự của ta phải bảo đảm tốt, để cho thế giới nhìn vào và nể trọng. Muốn vậy, không ai khác mà chính là toàn thể nhân dân, phải làm tròn trách nhiệm của mình, thể hiện tốt vai trò là chủ thể, vai trò làm chủ, là chủ trong sự nghiệp bảo vệ an ninh, trật tự.

Trong bài viết Công an và Nhân dân, ngày 18-8-1955, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Nhiệm vụ của công an là bảo vệ nhân dân, giữ gìn trật tự trị an, tẩy trừ những kẻ gian tế. Muốn làm tròn nhiệm vụ nặng nề mà vẻ vang ấy, công an cần phải đoàn kết nhân dân, tổ chức và giáo dục nhân dân, dựa vào lực lượng rộng lớn của nhân dân. Như vậy nhân dân sẽ ra sức giúp công an làm tròn nhiệm vụ” [98, tr.83].

Thực tế cho thấy với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và nghiệp vụ công an, đã có biểu hiện cán bộ chiến sĩ công an coi trọng công tác nghiệp vụ đơn thuần,

trông cậy nhiều vào biện pháp kỹ thuật, coi nhẹ công tác phát huy sức mạnh toàn dân tham gia bảo vệ an ninh, trật tự. Vì vậy, phải luôn ghi nhớ lời Hồ Chí Minh đã dạy: “Nếu biết dựa vào nhân dân thì việc gì cũng xong” [93, tr.498]. Người căn dặn rất cụ thể: “Công an phải hết sức cảnh giác, không được chủ quan, khinh địch, phải dựa vào lực lượng của nhân dân, phải làm cho mỗi người dân hiểu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, thì sẽ có hàng triệu người làm tai mắt giúp công an, giúp bộ đội. Bọn phá hoại không sao lọt vào cái lưới tai mắt của nhân dân” [97, tr.503]. Đây chính là một phương châm chiến lược của công tác công an. Huy động lực lượng nhân dân bằng cách tuyên truyền giáo dục và tổ chức, cộng với năng lực của cơ quan chuyên môn tạo thành mạng lưới an ninh nhân dân là bí quyết cho mọi thắng lợi của cuộc đấu tranh bảo vệ an ninh, trật tự.

Từ thực tiễn hoạt động cách mạng phong phú, Hồ Chí Minh rút ra rằng: “Giữ gìn trật tự, an ninh trước hết là việc của công an, bộ đội, cảnh sát. Nhưng chính quyền ta là chính quyền dân chủ, bất kỳ việc to việc nhỏ đều phải dựa vào lực lượng của nhân dân để phụng sự lợi ích của nhân dân. Việc giữ gìn an ninh, trật tự càng phải dựa vào sáng kiến và lực lượng của nhân dân” [97, tr.77].

Một phần của tài liệu Luận án TS Bùi Anh Tuấn. (Trang 69 - 71)