Chiến sĩ công an Bởi với Hồ Chí Minh, suy cho cùng, vấn đề tư cách là vấn đề ở đời và làm người Ở đời thì phải thân dân, làm người thì phải chính

Một phần của tài liệu Luận án TS Bùi Anh Tuấn. (Trang 55 - 56)

- đó là lực lượng quyết định sự thắng lợi của cuộc đấu tranh bảo vệ an ninh, trật tự Có thể nói rằng “mạng lưới công an nhân dân” của Hồ Chí

chiến sĩ công an Bởi với Hồ Chí Minh, suy cho cùng, vấn đề tư cách là vấn đề ở đời và làm người Ở đời thì phải thân dân, làm người thì phải chính

đề ở đời và làm người. Ở đời thì phải thân dân, làm người thì phải chính tâm. Đó là đạo đức của người cách mạng, là cái gốc, cái căn bản để thực hiện lý tưởng và mục tiêu cách mạng. Hồ Chí Minh nhấn mạnh, người cán bộ công an “phải triệt để sửa tác phong mệnh lệnh, quan liêu, hống hách, phải gây quan hệ thật tốt giữa công an và nhân dân” [103, tr.169].

Để thấm nhuần chuẩn mực đạo đức, cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân phải vượt qua chủ nghĩa cá nhân, vì nó là nguồn gốc của mọi cái tiêu cực, trái với đạo đức cách mạng. Hồ Chí Minh cho rằng: “Chủ nghĩa cá nhân đẻ ra nhiều cái xấu, thiên hình vạn trạng… cho rằng ngành Công an gian khổ vất vả nhiều mà ít được ai biết, ít được huân chương; đòi hỏi đãi ngộ, so bì lương thấp, lương cao” [100, tr.222], Người cũng thấu hiểu rằng, “công an đánh địch bên ngoài đã khó, đánh địch bên trong người còn khó khăn hơn” [99, tr.599].

Trong Bài nói chuyện với bộ đội, công an và cán bộ trước khi vào tiếp quản Thủ đô (9-1954), Người đã căn dặn, có thể những người khi kháng chiến thì rất anh dũng, trước bom đạn không chịu khuất phục, nhưng đến khi về thành thị lại bị tiền bạc quyến rũ, mất lập trường, sa vào tội lỗi. Cho nên bom đạn của địch không nguy hiểm bằng “đạn bọc đường” vì nó làm hại mình mà mình không trông thấy. Vì vậy, “muốn giữ vững nhân cách, tránh khỏi hủ hóa, thì phải luôn thực hành 4 chữ mà Bác thường nói, đó là Cần, Kiệm, Liêm, Chính” [97, tr.47]. Người thẳng thắn phê bình “khuyết điểm của cán bộ nói chung, của công an nói riêng là: sợ khó, sợ khổ, không bền gan, không quyết chí, kém cảnh giác, hữu khuynh” [98, tr.259].

Về tác phong, nghiệp vụ của người cán bộ, chiến sĩ công an, Hồ Chí Minh cho rằng, người cán bộ công an làm công tác vận động quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự phải có phong cách làm việc khoa học, phải có trình độ, năng lực về mọi mặt, nhất là sự hiểu biết về lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin; phải nắm vững đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; phải hiểu rõ đối tượng, điều kiện hoàn cảnh, tìm mọi cách giải thích cho quần chúng hiểu rõ, có như vậy mới tập hợp được đông đảo quần chúng tham gia. Người còn chỉ rõ cho công an muốn làm tốt công tác vận động quần chúng còn “phải triệt để sửa đổi tác phong mệnh lệnh, quan liêu, hống hách; phải gây quan hệ thật tốt giữa công an với nhân dân” [103, tr.169]. Hồ Chí Minh cũng luôn chú ý nhắc nhở, chỉ đạo cả hệ thống chính trị nói

Một phần của tài liệu Luận án TS Bùi Anh Tuấn. (Trang 55 - 56)