Bốn là, trong công tác vận động quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự, người cán bộ công an phải tự mình làm gương cho quần chúng.

Một phần của tài liệu Luận án TS Bùi Anh Tuấn. (Trang 71 - 74)

- đó là lực lượng quyết định sự thắng lợi của cuộc đấu tranh bảo vệ an ninh, trật tự Có thể nói rằng “mạng lưới công an nhân dân” của Hồ Chí

Bốn là, trong công tác vận động quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự, người cán bộ công an phải tự mình làm gương cho quần chúng.

tự, người cán bộ công an phải tự mình làm gương cho quần chúng.

Tự mình nêu gương là điểm đặc sắc trong phong cách dân vận Hồ Chí Minh. Thực tế cho thấy, các dân tộc phương Đông vốn giàu tình cảm và đối với họ, một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền. Sự “nêu gương” có sức lan tỏa, thuyết phục, hướng dẫn rất lớn và lâu dài. Theo đó, Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh, cán bộ, đảng viên phải gương mẫu, phải thiết thực, miệng nói, tay làm để làm gương cho nhân dân. Nói hay mà không làm thì nói vô ích. “Họ phải thật thà nhúng tay vào việc” [94, tr.234].

Theo đó, Hồ Chí Minh cho rằng, việc phát huy cao độ vai trò tiền phong, gương mẫu của chính đội ngũ cán bộ, chiến sĩ công an về ý thức tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng, đạo đức nghề nghiệp, thường xuyên tự học nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ và sáng tạo trong các hoạt động để cho quần chúng noi theo là một trong những biện pháp có ý nghĩa quan trọng, quyết định đến hiệu quả của công tác vận động quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự.

Người động viên “Mỗi cán bộ công an phải cố gắng, gương mẫu tronghọc tập, trong công tác, gương mẫu về đạo đức cách mạng” [99, tr.250]. học tập, trong công tác, gương mẫu về đạo đức cách mạng” [99, tr.250].

Ngay từ khi chính quyền cách mạng mới ra đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định rõ bản chất cách mạng của Công an nhân dân: “Công an nhân dân phải là kiểu mẫu, phải là người chuyên trách thi hành chính sách, phương châm của Đảng, Chính phủ cho tốt. Công an nhân dân phải thực sự phục vụ nhân dân” [95, tr.269]. Người nhấn mạnh: “Mỗi người công an phải là một chiến sĩ... Tôi mong rằng toàn thể công an sẽ cố gắng thi đua để lập công trong cuộc thắng lợi chung”[94, tr.313]. Bức thư Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi đồng chí Hoàng Mai, Giám đốc Công an Khu XII về “Tư cách người Công an cách mệnh” chính là lời huấn thị chung cho toàn lực lượng Công an nhân dân. “Tư cách người Công an cách mệnh” đã trở thành chuẩn mực đạo đức, lối sống, mục tiêu phấn đấu, rèn luyện, phương châm hành động, biện pháp công tác của các thế hệ cán bộ, chiến sĩ công an; là nguồn gốc, động lực, cội nguồn sức mạnh để lực lượng Công an nhân dân vượt qua mọi khó khăn, thử thách, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh, quần chúng chỉ quý mến những người có tư cách, đạo đức, chứ không phải ta cứ viết lên trán chữ “cộng sản” mà ta được họ yêu mến. Cho nên cán bộ, đảng viên, trong đó có cán bộ, chiến sĩ công an phải tự mình làm gương cho quần chúng. Người nhắc nhở cán bộ đảng viên, chiến sĩ công an là dù cho có công tác ở đâu và bất cứ địa vị nào cũng phải làm gương cho quần chúng noi theo. Bởi, muốn lãnh đạo vững thì trước hết bản thân họ phải có tư tưởng, lập trường vững chắc để lãnh đạo, xung phong làm gương mẫu. Chính việc làm gương mẫu của cán bộ, chiến sĩ công an là lực hút mạnh mẽ để nhân dân tin và làm theo trong bảo vệ an ninh, trật tự.

Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng để quần chúng theo gương mình thì mỗi cán bộ, chiến sĩ công an phải là một tấm gương sáng về “nói đi đôi với làm”. Đó chính là sự thống nhất biện chứng giữa lời nói và việc làm đòi hỏi mỗi cán bộ, chiến sĩ công an phải vừa nói hay, vừa làm giỏi. Tuy nhiên, sự thống nhất biện chứng ấy không có nghĩa là lời nói và việc làm lúc nào cũng phải cân bằng tuyệt đối với nhau mà luôn luôn tuỳ thuộc vào từng môi trường, lĩnh vực, công việc cụ thể. Trong đó, đối với lời nói, Người nhấn mạnh: “Mỗi tư tưởng, mỗi câu nói, mỗi chữ viết, phải tỏ rõ cái tư tưởng và lòng ước ao của quần chúng” [93, tr.345]. Theo lời dạy của Chủ

tịch Hồ Chí Minh, việc nói, viết của cán bộ, chiến sĩ công an phải phản ánh đúng tâm tư, nguyện vọng, lợi ích của quần chúng nhân dân, đúng với thực tế khách quan, phải ngắn gọn, rõ ràng, rõ mục đích, dễ nhớ, dễ hiểu và dễ vận dụng.

Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng chỉ rõ, để làm gương cho quần chúng, người cán bộ, chiến sĩ công an còn cần phải có tinh thần tự chỉ trích, cần phải nhận thức và tự giáo dục không ngừng. Người viết: “Tuy công an là của nhân dân, nhưng đồng thời cũng phải biết phê bình người phạm sai lầm. Trong nội bộ, công an cũng phải phê bình nhau”, và cương quyết “Đối với người không sửa được thì phải tẩy trừ ra khỏi ngành kẻo để lại thì con sâu làm rầu nồi canh” [95, tr.270]. Người cho rằng phê bình là để đoàn kết. “Trong nội bộ phải thực hành dân chủ, phải luôn luôn tự kiểm thảo để đi đến đoàn kết. Phê bình và tự phê bình phải từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên. Phê bình trên công tác cách mạng, phê bình để tiến bộ, không phải để soi mói” [95, tr.270].

Tại Lớp chỉnh huấn khóa 2 của Bộ Công an, ngày 16 - 5 - 1959, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ thị: “Làm công an thì phải làm cho dân tin yêu, dân ủng hộ. Có dựa vào dân thì công an mới hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình… nếu trong công tác, các cô các chú được dân ủng hộ, làm cho dân tin, dân phục, dân yêu thì nhất định các cô các chú thành công. Muốn được như vậy cũng phải trau dồi đạo đức cách mạng, cũng phải chống chủ nghĩa cá nhân” [100, tr.223]. Vì vậy, Người thường nhắc nhở cán bộ, chiến sĩ công an phải lấy gương người tốt, việc tốt để hằng ngày giáo dục lẫn nhau là một trong những cách tốt nhất để xây dựng Đảng, xây dựng các tổ chức cách mạng, xây dựng con người mới, cuộc sống mới và coi đó là một trong những nguyên tắc cơ bản của đạo đức cách mạng, là dũng khí của những cán bộ hết lòng phụng sự Tổ quốc, vì Đảng, vì dân, vì nước.

2.3. GIÁ TRỊ CỦA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÔNG TÁC VẬN ĐỘNGQUẦN CHÚNG BẢO VỆ AN NINH TRẬT TỰ CỦA CÔNG AN NHÂN DÂN QUẦN CHÚNG BẢO VỆ AN NINH TRẬT TỰ CỦA CÔNG AN NHÂN DÂN

2.3.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác vận động quầnchúng nhân dân bảo vệ an ninh, trật tự của Công an nhân dân kết chúng nhân dân bảo vệ an ninh, trật tự của Công an nhân dân kết tinh giá trị tư tưởng, văn hóa của dân tộc và nhân loại

Tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung, tư tưởng của Người về công tác vận động quần chúng nhân dân bảo vệ an ninh, trật tự của Công an nhân dân nói riêng được hình thành trên một cơ sở quan trọng là kết tinh các giá trị tư tưởng, văn hóa của

Một phần của tài liệu Luận án TS Bùi Anh Tuấn. (Trang 71 - 74)