Bốn là, phải phát huy tinh thần đoàn kết trong vận động quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự.

Một phần của tài liệu Luận án TS Bùi Anh Tuấn. (Trang 62 - 64)

- đó là lực lượng quyết định sự thắng lợi của cuộc đấu tranh bảo vệ an ninh, trật tự Có thể nói rằng “mạng lưới công an nhân dân” của Hồ Chí

Bốn là, phải phát huy tinh thần đoàn kết trong vận động quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự.

quần chúng có thể và tích cực thực hiện được quyền phê bình của mình thì phải có cơ chế để những kẻ ngăn cản phê bình sẽ bị trừng trị và những người phê bình đúng cần phải được khen thưởng. Người nhấn mạnh: “Ai kiểm thảo đúng những người khác, sẽ được khen thưởng… Ai ngăn cản, đe dọa những người kiểm thảo mình, sẽ bị kỷ luật” [95, tr.361].

Bốn là, phải phát huy tinh thần đoàn kết trong vận động quầnchúng bảo vệ an ninh, trật tự. chúng bảo vệ an ninh, trật tự.

Theo Hồ Chí Minh, đoàn kết là thành công, “lịch sử trong những năm qua đã tỏ rõ lực lượng đoàn kết của nhân dân ta là vô địch” [98, tr.131]. Bởi vậy, dân vận phải hướng tới mục tiêu đoàn kết dân tộc trên cơ sở có sự “đồng tâm”, “đồng sức”, “đồng lòng”, “đồng thuận’, “đồng hưởng” của toàn dân. Từ nhiệm vụ và mục tiêu đoàn kết, công tác vận động quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự phải hướng toàn dân tộc vào thực hiện mục tiêu lý tưởng: Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

Theo đó, về phương pháp, cách thức vận động nhân dân bảo vệ an ninh, trật tự, Hồ Chí Minh luôn chú ý nhắc nhở, chỉ đạo cả hệ thống chính trị nói chung và lực lượng công an nói riêng, một nguyên tắc nhất quán là phải giữ gìn và phát huy tinh thần đoàn kết và coi đó là sức mạnh quyết định thắng lợi sự nghiệp bảo vệ an ninh, trật tự. Tháng 7 năm 1956, trong Thư gửi đồng bào cả nước, Người khẳng định: “Đại đoàn kết là một lực lượng tất thắng” [98, tr.360]. Theo Hồ Chí Minh, dù

có nhiều phương pháp tốt mà không giữ được nguyên tắc đoàn kết thì không bao giờ thành công. Đại đoàn kết toàn dân tộc là tư tưởng lớn và là thành công vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong sự nghiệp vận động quần chúng làm cách mạng. Tại Đại hội thi đua toàn lực lượng Công an nhân dân năm 1966, Người nhấn mạnh: “Ở các đơn vị và cơ quan, nội bộ phải thật thà đoàn kết, phải xoá sạch chủ nghĩa cá nhân. Phải triệt để sửa đổi tác phong mệnh lệnh, quan liêu, hống hách; phải gây quan hệ thật tốt giữa công an với nhân dân… Phải thật sự đoàn kết giữa công an với nhân dân… Đạo đức cách mạng, cần, kiệm, liêm chính, chí công, vô tư, liên hệ chặt chẽ với quần chúng, một lòng một dạ phục vụ nhân dân” [97, tr.454].

Người cũng yêu cầu, lực lượng công an phải tăng cường xây dựng mối đoàn kết, gắn bó công tác với các cơ quan, ban ngành khác để phát huy vai trò, sức mạnh tổng hợp nhằm động viên tối đa sức dân, tuyên truyền nhân dân, củng cố các tổ chức của nhân dân tham gia sự nghiệp bảo vệ an ninh, trật tự. “Thế mà đoàn kết là rất cần thiết, đoàn kết nội bộ ngành công an, đoàn kết với các ngành khác, đoàn kết với nhân dân. Có thế thì công tác mới làm được” [99, tr.249]. Người nhắc nhở lực lượng công an: “Đồng thời phải dựa vào các đoàn thể mà tổ chức và giáo dục nhân dân trong công việc phòng gian, trừ gian, để nhân dân thiết thực giúp đỡ công an” [94, tr.312]. Nghĩa là, công an phải tăng cường xây dựng mối quan hệ đoàn kết, gắn bó với các cơ quan, đơn vị, đoàn thể trong hệ thống chính trị để thông qua đó, phát huy, giáo dục, tuyên truyền, tổ chức quần chúng làm tốt công tác phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh, bảo vệ, giáo dục người lầm lỗi, giúp công an luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ giữ gìn trật tự, an ninh.

2.2.6. Phương pháp tiến hành công tác

Với những lý lẽ về khái niệm “nhân dân” và vai trò của họ, Hồ Chí Minh nhận định rằng, “quần chúng không nhất luật như nhau”, trong dân chúng có nhiều tầng lớp khác nhau, trình độ khác nhau, ý thức khác nhau, ý kiến khác nhau, có lớp tiền tiến, có lớp lừng chừng, có lớp lạc hậu, nên Người đã đưa ra những nhận định đầu tiên cho công tác dân vận: “Người lãnh đạo phải dùng hạng hăng hái trung kiên cho sự lãnh đạo, do trung kiên đó mà kéo hạng vừa vừa và hạng kém lên”[93, tr.329, 330]. Hồ Chí Minh nhấn mạnh, làm công tác vận động quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự, trước hết cần phải lựa chọn và sử dụng phương pháp cụ thể cho từng đối tượng quần chúng nhân dân. Chỉ như vậy mới có thể khai thác được hết tiềm

Một phần của tài liệu Luận án TS Bùi Anh Tuấn. (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(172 trang)
w