- đó là lực lượng quyết định sự thắng lợi của cuộc đấu tranh bảo vệ an ninh, trật tự Có thể nói rằng “mạng lưới công an nhân dân” của Hồ Chí
Hai là, trực tiếp chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện công tác vận động quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự
tác vận động quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự
Đảng ủy Công an trung ương đã ban hành nhiều văn bản chuyên đề chỉ đạo về công tác vận động quần chúng và xây dựng phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc như Nghị quyết số 08-NQ/ĐU(VP) ngày 23- 9 -1997 về “Phát huy quyền làm chủ của nhân dân, cải tiến nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trên lĩnh vực bảo vệ an ninh, trật tư, đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”; Quy chế số 02/QC-ĐUCA-VP ngày 09- 3- 2012 của Đảng ủy Công an trung ương “Về công tác dân vận của lực lượng Công an nhân dân”.
Bộ Công an đã đặc biệt quan tâm chỉ đạo về công tác vận động quần chúng và xây dựng “Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”. Cụ thể, đã ban hành Chỉ thị số 05/CT- BCA-V28 ngày 30- 3- 2011 về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010- 2020; Thông tư số 23/2012/TT- BCA ngày 27- 4- 2012 quy định về khu dân cư, xã, phường, thị trấn, cơ quan doanh nghiệp, nhà trường đạt tiêu chuẩn “an toàn về an ninh, trật tự”; Thông tư số 67/2012/TT-BCA, ngày 01- 11- 2012 quy định trách nhiệm của công an các đơn vị, địa phương trong công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; Hướng dẫn số 07/HD- BCA- V28, ngày 14- 5- 2013 về “công tác tuyên truyền toàn dân bảo vệ an ninh, trật tự”; Chỉ thị số 04/CT- BCA, ngày 21- 4- 2014 “ Về tăng cường xây dựng, củng cố nền an ninh nhân dân, thế trận an ninh nhân dân, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới”; Chỉ thị số 07/CT- BCA-V28 ngày 15- 8 -2014 về “đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự trong tình hình mới”; Chỉ thị số 09/CT- BCA-V28, ngày 01- 11- 2016 về “Tăng cường công tác dân vận của lực lượng Công an nhân dân trong tình hình mới”.
Ngày 27- 4- 2012, Bộ Công an đã ban hành Thông tư số 23/2012/TT-BCA quy định “Khu dân cư, xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, nhà trưởng đạt tiêu chuẩn an toàn về ANTT”; ngày 01-11-2012, đã ban hành Thông tư số 67/2012/TT-BCA quy định “Trách nhiệm của Công an các đơn vị, địa phương trong công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”…
Công anTrung ương và Bộ Công an đã tăng cường công tác liên kết, phối hợp với Ban Dân vận Trung ương, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các ban, ngành, đoàn thể ký kết nhiều nghị quyết, chương trình, kế hoạch liên tịch về đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc và phòng, chống tội phạm, điển hình như 02 Nghị quyết liên tịch (năm 1991, 2001), Chương trình phối hợp số 09/CTr- BCA- MTTQ, ngày 01- 8- 2013 giữa Bộ Công an với Ban thư ký, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong các thời kỳ; ký các Nghị quyết liên tịch số 01, 02, 03 với Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh về “Phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội trong thanh thiếu niên”; Nghị quyết liên tịch số 01 và Chương trình phối hợp số 04/CTr - BCA- HCCB giữa Bộ Công an với Hội Cựu chiến binh Việt Nam về “ Phối hợp xây dựng phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc” và “ Thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự của đất nước trong tình hình hiện nay”; Nghị quyết liên tịch với Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam về “Giáo dục công nhân viên chức không phạm tội và tệ nạn xã hội”; với Hội Nông dân Việt Nam về “vận động nông dân tham gia phòng, chống tội phạm”; với Hội Phụ nữ Việt Nam về “giáo dục chồng con không phạm tội, tệ nạn xã hội”; Chương trình số 38- CTr/BDVTW- BCA ngày 15- 6 - 2016 về việc phối hợp công tác dân vận giữa Ban Dân vận Trung ương và Bộ Công an giai đoạn 2016-2021 và nhiều thông tư, kế hoạch, chương trình phối hợp liên tịch khác với các bộ, ngành, đoàn thể Trung ương về công tác bảo đảm an ninh, trật tự.
Thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Trung ương Đảng, Bộ Công an, các cấp ủy từ tỉnh đến cơ sở đã thường xuyên đưa công tác chỉ đạo, tổ chức vận động quần chúng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự, xây dựng phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc vào nghị quyết dài hạn, trung hạn và ngắn hạn của Đảng bộ, chi bộ; ban hành hàng nghìn chỉ chị, nghị quyết chuyên đề chỉ đạo về công tác vận động quần chúng nói chung và phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc nói riêng và xây dựng các lực lượng bán chuyên trách, các tổ chức quần chúng tự quản làm nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở. Các văn bản chỉ đạo của cấp ủy các cấp là cơ sở để các cơ quan chức năng thể chế thành các văn bản quy phạm pháp luật, các kế hoạch để triển khai thực hiện từ trung ương đến cơ sở.
sức quan tâm chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác vận động quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự. Trong chỉ đạo đặc biệt chú trọng xác định trách nhiệm của hệ thống chính trị trong quá trình tổ chức thực hiện. Các văn bản chỉ đạo của cấp ủy Đảng các cấp sâu sát, kịp thời, toàn diện, cụ thể, đáp ứng yêu cầu, nội dung, hình thức, lực lượng nòng cốt, lực lượng phối hợp, các điều kiện đảm bảo trong công tác dân vận nói chung và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc từng thời kỳ. Đã tạo nên sự thống nhất về nhận thức và hành động đối với toàn Đảng, toàn dân, toàn quân trong thực hiện công tác chiến lược này.
Công tác xây dựng, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về công tác vận động quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự và xây dựng phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc từng bước được quan tâm. Các cơ quan có thẩm quyền dã xây dựng được nhiều văn bản quy phạm pháp luật, tạo hành lang pháp lý cho công tác vận động quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự. Cụ thể là: Đã xác định rõ trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong công tác vận động quần chúng và phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; xác định vị trí, vai trò của công tác vận động quần chúng, công tác xây dựng phong trào và các lực lượng nòng cốt trong công tác; quy định rõ thẩm quyền, trách nhiệm của cơ quan, cán bộ chuyên trách bảo vệ an ninh, trật tự khi áp dụng biện pháp vận động quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự và chế độ, chính sách của lực lượng chuyên trách, nòng cốt trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.
3.1.1.2. Lực lượng Công an nhân dân đổi mới toàn diện côngtác vận động quần chúng nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ tác vận động quần chúng nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Chúng ta phải ghi tạc vào đầu cái chân lý này: dân rất tốt. Lúc họ đã hiểu thì việc gì khó khăn mấy họ cũng làm được, hy sinh mấy họ cũng không sợ. Nhưng trước hết cần phải chịu khó tìm đủ cách giải thích cho họ hiểu rõ ràng rằng: những việc đó là vì lợi ích của họ mà phải làm” [93, tr.286 ]. Vận dụng tư tưởng đó vào thời kỳ đổi mới, lực lượng Công an các cấp đã tập trung tham mưu, phục vụ cấp ủy, chính quyền chỉ đạo đổi mới nội dung, hình thức, biện pháp tuyên truyền, giáo dục, vận động nhân dân nâng cao ý thức cảnh giác, trách nhiệm và năng lực bảo vệ an ninh, trật tự, tích cực tham gia phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; coi đó là nghĩa vụ và quyền lợi để góp phần bảo vệ sự bình yên cho cá nhân, gia đình và cộng đồng xã hội. Chỉ thị số 09- CT/TW