Pháp luật, mà thực chất là sự thể hiện quyền lực của nhân dân, dưới hình thức luật pháp Luật pháp là vũ khí bảo vệ người dân, là khung khổ để

Một phần của tài liệu Luận án TS Bùi Anh Tuấn. (Trang 76 - 77)

- đó là lực lượng quyết định sự thắng lợi của cuộc đấu tranh bảo vệ an ninh, trật tự Có thể nói rằng “mạng lưới công an nhân dân” của Hồ Chí

pháp luật, mà thực chất là sự thể hiện quyền lực của nhân dân, dưới hình thức luật pháp Luật pháp là vũ khí bảo vệ người dân, là khung khổ để

thức luật pháp. Luật pháp là vũ khí bảo vệ người dân, là khung khổ để người dân tham gia một cách tích cực, chủ động và hiệu quả vào đời sống chính trị - xã hội, trong đó có các hoạt động bảo vệ an ninh, trật tự.

Cũng trong quá trình tìm tòi, khảo nghiệm ở phương Tây, Hồ Chí Minh không chỉ phát hiện ra những giá trị riêng, mà còn tìm ra những điểm cộng hưởng giữa phương Đông và phương Tây, đặc biệt là về văn hóa chính trị, văn hóa công dân. Không phải ngẫu nhiên mà Hồ Chí Minh là một trong những người sớm nói và nói nhiều đến vấn đề đạo đức công dân, và trong đạo đức công dân có vấn đề người dân phải tích cực bảo vệ an ninh, trật tự. Người mong muốn thông qua giáo dục và nhiều biện pháp khác để xây dựng nên những công dân đầy trách nhiệm đối với đất nước và xã hội, Người mong muốn hình thành nên trong xã hội một hệ thống giá trị định hướng nhận thức và hành vi, để khi có bất cứ tình huồng nào xuất hiện, người dân sẽ thực sự là thiên la địa võng, là tấm lá chắn vững chắc bảo vệ an ninh, trật tự. Tinh hoa văn hóa Đông - Tây thực sự đã hòa quyện để hình thành nên hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh với nhiều nội dung phong phú, đặc sắc, trong đó có tư tưởng về công tác vận động quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự của Công an nhân dân.

Xuất phát từ quan điểm quần chúng là người làm nên lịch sử, cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác - Lênin, ngay từ khi xây dựng học thuyết cách mạng, đã đặt trọng tâm vào công tác nghiên cứu, xây dựng, phát triển lý luận về công tác vận động quần chúng. Theo các ông, vận động quần chúng tức là Đảng lãnh đạo, chính quyền giáo dục, tuyên truyền, động viên để thu hút một cách toàn diện, rộng rãi các tầng lớp nhân dân, đưa họ tham gia vào các công việc, hoạt động xã hội một cách tự giác và với tinh thần cách mạng cao nhất: “Nhất thiết phải công tác ở bất cứ nơi nào có quần chúng. Phải biết tự nguyện chịu mọi sự hy sinh, vượt những trở ngại lớn nhất để tiến hành một công tác tuyên truyền và cổ động có hệ thống, bền bỉ, dẻo dai và nhẫn nại, chính ngay trong các cơ quan, các hội, các tổ chức - thậm chí phản động nhất - nghĩa là bất cứ ở nơi nào có quần chúng vô sản hay nửa vô sản” [155, tr.47].

Thậm chí, theo Lê nin, vận động quần chúng còn là công việc giáo dục, tuyên truyền không chỉ đối với quần chúng trong một nước, mà còn đối với quần chúng lao động quốc tế, để tạo nên một lực lượng mang tính toàn thế giới cùng đấu tranh thực hiện lý tưởng cộng sản chủ nghĩa: “Phải làm cho học thuyết cộng sản

chân chính dành cho những người cộng sản ở các nước tiên tiến hơn, dịch ra tiếng nói của mỗi dân tộc; phải hoàn thành những nhiệm vụ thực tế cần hoàn thành tức khắc và phải liên hiệp với vô sản ở tất cả các nước để cùng nhau đấu tranh… Nên mở đường đi vào quần chúng lao động và bị bóc lột của các nước, và nói làm sao cho họ hiểu được rằng, mối hy vọng duy nhất của họ muốn được giải phóng, là thắng lợi của cách mạng thế giới, rằng giai cấp vô sản quốc tế là người bạn đồng minh duy nhất của hàng trăm triệu người lao động và bị bóc lột thuộc các dân tộc phương Đông” [154, tr.373-374, 346]. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về vận động quần chúng trong sự nghiệp cách mạng là nền tảng khoa học để hình thành nên tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác vận động quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự của Công an nhân dân.

Một phần của tài liệu Luận án TS Bùi Anh Tuấn. (Trang 76 - 77)