Tóm lại, tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác vận động quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự của Công an nhân dân có giá trị đặc sắc, bởi trong đó kết

Một phần của tài liệu Luận án TS Bùi Anh Tuấn. (Trang 77 - 78)

- đó là lực lượng quyết định sự thắng lợi của cuộc đấu tranh bảo vệ an ninh, trật tự Có thể nói rằng “mạng lưới công an nhân dân” của Hồ Chí

Tóm lại, tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác vận động quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự của Công an nhân dân có giá trị đặc sắc, bởi trong đó kết

vệ an ninh, trật tự của Công an nhân dân có giá trị đặc sắc, bởi trong đó kết tinh, hội tụ nhiều giá trị tiêu biểu trong tư tưởng, văn hóa của nhân loại. Hồ Chí Minh không chỉ tiếp biến nhiều giá trị tư tưởng, văn hóa nhân loại, mà còn phát triển, làm phong phú chúng trên cơ sở tổng kết thực tiễn Việt Nam và thế giới, khảm nhập vào trong đó những dấu ấn đậm chất đạo đức, nhân cách Hồ Chí Minh. Chính vì thế, việc nhận thức và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác vận động quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự của Công an nhân dân trong bối cảnh hiện nay là vô cùng cần thiết.

2.3.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng, định hướng choĐảng, Nhà nước và lực lượng Công an nhân dân trong công tác vận Đảng, Nhà nước và lực lượng Công an nhân dân trong công tác vận động quần chúng nhân dân bảo vệ an ninh, trật tự

Về Công tác vận động quần chúng, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam ngay từ đầu đã thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh. Trong thời kỳ đổi mới, tư tưởng Hồ Chí Minh về vận động quần chúng càng được Đảng Cộng sản Việt Nam nhận thức và vận dụng một cách sáng tạo. Đảng đã ban hành nhiều chỉ thị, nghị quyết về công tác vận động nhân dân, trong đó đặc biệt quan trọng là Nghị quyết 8B-NQ/TW “Về đổi mới công tác quần chúng của Đảng, tăng cường mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân” được Hội nghị Trung ương 8 (khóa VI) ban hành ngày 27/3/1990. Theo tinh thần đổi mới, nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật, Nghị quyết 8B đã chỉ rõ những hạn chế, khuyết điểm trong công tác vận động quần chúng, đồng thời chỉ rõ những nguyên nhân, chủ yếu là nguyên nhân

chủ quan, dẫn đến những hạn chế khuyết điểm này. Từ đó, Nghị quyết nêu lên các quan điểm chỉ đạo quan trọng: Một là, cách mạng là sự nghiệp của dân, do dân và vì dân. Chúng ta cần tiếp tục phát huy khả năng to lớn của các giai cấp, các tầng lớp nhân dân, tạo nên sức mạnh của cộng đồng dân tộc, phấn đấu xây dựng nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa giàu mạnh, vì hạnh phúc của nhân dân; Hai là, động lực thúc đẩy phong trào quần chúng là đáp ứng lợi ích thiết thực của nhân dân và kết hợp hài hoà các lợi ích, thống nhất quyền lợi với nghĩa vụ công dân; Ba là, các hình thức tập hợp nhân dân phải đa dạng; Bốn là, công tác quần chúng là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước và các đoàn thể.

Đặc biệt, Nghị quyết 8B đã dành hẳn một mục trong Phần thứ ba để nói đến vấn đề Toàn dân chăm lo công tác quốc phòng, an ninh. Quan điểm cụ thể như sau:

(1) Trong tình hình mới, nhân dân ta càng phải tích cực tham gia chăm lo công tác quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân, bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trong mọi tình huống. (2) Quân đội, công an thường xuyên nâng cao ý chí cách mạng, tinh thần sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu tốt, tiến hành cuộc đấu tranh chống tiêu cực, làm trong sạch nội bộ, thi hành nghiêm pháp luật của Nhà nước; phát huy truyền thống tốt đẹp quan hệ "cá nước" giữa quân với dân, tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, giúp đỡ nhân dân trong sản xuất và đời sống, thực hiện nghiêm chỉnh lời dạy của Bác Hồ về kỷ luật trong quan hệ với dân. (3) Toàn dân đề cao trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc, giúp đỡ bộ đội, công an hoàn thành tốt nhiệm vụ mà nhân dân giao phó; thực hiện tốt chính sách hậu phương quân đội [55, tr.12].

Một phần của tài liệu Luận án TS Bùi Anh Tuấn. (Trang 77 - 78)