Truyền, cổ vũ, động viên đông đảo nhân dân hành động nhằm đạt tới mục tiêu hoặc thực hiện nhiệm vụ chung nào đó.

Một phần của tài liệu Luận án TS Bùi Anh Tuấn. (Trang 30 - 31)

tới mục tiêu hoặc thực hiện nhiệm vụ chung nào đó.

Trong nghiên cứu khoa học, hầu hết các nhà khoa học cũng đều thống nhất quan điểm cho rằng, công tác dân vận, hay công tác vận động quần chúng là công việc của Đảng, Nhà nước hoặc của các đoàn thể nhằm tuyên truyền, giải thích, động viên, làm cho đông đảo nhân dân ủng hộ hoặc tự nguyện tham gia những công việc mang lại lợi ích chung. Chẳng hạn, tác giả Nguyễn Bá Quang trong công trình “Học tập và làm theo phong cách “Dân vận khéo” Hồ Chí Minh” nêu quan niệm: “Dân vận là công tác khoa học, nhưng cũng là nghệ thuật, nhằm giải quyết mối quan hệ giữa Đảng và dân. Muốn làm tốt công tác dân vận, cán bộ phải có tâm trong sáng, có trách nhiệm, có tri thức khoa học, tóm lại phải có tâm và có tài” [120, tr.80].

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, dân vận hay vận động quần chúng là những từ đồng nghĩa. Ở Hồ Chí Minh, nói đến dân vận là nói đến vận động quần chúng, và ngược lại, nói đến vận động quần chúng cũng chính là nói đến dân vận. Trong thực tiễn, ngay từ rất sớm Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng công tác này. Năm 1923, trong bức thư để lại cho các bạn cùng hoạt động ở Pháp, Người đã viết: “Đối với tôi, câu trả lời đã rõ ràng: trở về nước, đi vào quần chúng, thức tỉnh họ, tổ chức họ, đoàn kết họ, huấn luyện họ, đưa họ ra đấu tranh giành tự do độc lập” [89, tr.209]. Theo Hồ Chí Minh, chính vì nhân dân là lực lượng có sức mạnh to lớn nhất trong xã hội, có vai trò quyết định đối với thắng lợi của nghiệp cách mạng, nên cần thiết phải thực hiện công tác vận động quần chúng. Người chỉ rõ: “lực lượng của dân rất to. Việc dân vận rất quan trọng. Dân vận kém thì việc gì cũng kém. Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công” [94, tr.234]. Dân vận chính là cái gốc, là khâu khởi động cho mọi phong trào cách mạng của quần chúng, là mấu chốt của mọi thành công. Muốn sự nghiệp cách mạng thành công, trước hết phải biết tuyên truyền và vận động nhân dân, hay nói cách khác, chính là phải làm tốt công tác vận động quần chúng.

Hồ Chí Minh đã nêu lên một hệ thống quan niệm toàn diện và sâu sắc về dân vận (vận động quần chúng) ở tất cả các chiều cạnh của nó. Người cho rằng, dân vận tức là “vận động tất cả lực lượng của mỗi một người dân không để sót một người dân nào, góp thành lực lượng toàn dân, để thực hành những công việc nên làm, những công việc Chính phủ và Đoàn thể đã giao cho” [94, tr.232].

Một phần của tài liệu Luận án TS Bùi Anh Tuấn. (Trang 30 - 31)