CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG QUẦN CHÚNG BẢO VỆ

Một phần của tài liệu Luận án TS Bùi Anh Tuấn. (Trang 121)

- đó là lực lượng quyết định sự thắng lợi của cuộc đấu tranh bảo vệ an ninh, trật tự Có thể nói rằng “mạng lưới công an nhân dân” của Hồ Chí

CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG QUẦN CHÚNG BẢO VỆ

QUẦN CHÚNG BẢO VỆ AN NINH, TRẬT TỰ

4.1.1. Những yếu tố tác động từ bên ngoài

Nhận định về cục diện thế giới trong thời gian tới, Đại hội XII của Đảng xác định: “Cục diện thế giới theo xu hướng đa cực, đa trung tâm diễn ra nhanh hơn. Các nước lớn điều chỉnh chiến lược, vừa hợp tác, thỏa hiệp, vừa cạnh tranh, đấu tranh, kiềm chế lẫn nhau, tác động mạnh đến cục diện thế giới và các khu vực. Những biểu hiện của chủ nghĩa dân tộc cực đoan, chủ nghĩa cường quyền áp đặt, chủ nghĩa thực dụng ngày càng nổi lên trong quan hệ quốc tế. Các thể chế đa phương đứng trước những thách thức lớn. Các nước đang phát triển, nhất là những nước vừa và nhỏ đang đứng trước những cơ hội và khó khăn, thách thức lớn trên con đường phát triển. Trong bối cảnh đó, tập hợp lực lượng, liên kết, cạnh tranh, đấu tranh giữa các nước trên thế giới và khu vực vì lợi ích của từng quốc gia tiếp tục diễn ra phức tạp” [54, tr.72,73].

Trong vài thập kỷ tới, dự báo ít có khả năng xảy ra chiến tranh thế giới, hòa bình hợp tác vẫn là cơ bản, xu thế hình thành thế giới đa cực ngày càng rõ hơn. Song chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang, xung đột sắc tộc, tôn giáo, chạy đua vũ trang, can thiệp, lật đổ, khủng bố, ly khai, tranh chấp biên giới, biển đảo, tài nguyên thiên nhiên với tính chất ngày càng phức tạp. Cộng đồng quốc tế phải đối phó ngày càng quyết liệt hơn với các thách thức an ninh truyền thống, đặc biệt là an ninh mạng và các hình thái chiến tranh kiểu mới.

Toàn cầu hóa đang và sẽ là vấn đề lớn, mang lại nhiều cơ hội cho các quốc gia đang phát triển. Tuy nhiên toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế cũng tác động tiêu cực, tạo nên những thách thức mới đe dọa đến đảm bảo chủ quyền, an ninh quốc gia cho mỗi đất nước trong đó có Việt Nam. Thể hiện trên những mặt sau:

Thứ nhất, là ngày càng tạo nên sự phân hóa giàu nghèo, sự bất bình đẳng trong quan hệ quốc tế. Các nước lớn đã tạo ra một trật tự kinh tế thế giới không bình

Một phần của tài liệu Luận án TS Bùi Anh Tuấn. (Trang 121)