Một là, trong công tác vận động quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự cần giải thích cho dân hiểu, bàn với dân, tổ chức để dân th

Một phần của tài liệu Luận án TS Bùi Anh Tuấn. (Trang 64 - 67)

- đó là lực lượng quyết định sự thắng lợi của cuộc đấu tranh bảo vệ an ninh, trật tự Có thể nói rằng “mạng lưới công an nhân dân” của Hồ Chí

Một là, trong công tác vận động quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự cần giải thích cho dân hiểu, bàn với dân, tổ chức để dân th

trật tự cần giải thích cho dân hiểu, bàn với dân, tổ chức để dân thi hành, cùng dân kiểm thảo lại công việc.

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, công tác vận động quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự cần của Công an nhân dân phải bắt đầu bằng việc giải thích cho nhân dân hiểu được rằng việc đó là cần thiết, là có lợi cho họ. Nếu chỉ có sách vở, chỉ thị… thì dân vận khó có thể đi vào thực tiễn, điều này đồng nghĩa với việc Đảng và nhà nước ta không bao giờ có thể phát huy hết được sức mạnh to lớn từ nhân dân.

Vì thế, Người yêu cầu nội dung, cách thức tuyên truyền, giải thích phải đơn giản, dễ hiểu. Nghĩa là người cán bộ dân vận nói chung, cán bộ công an nói riêng phải phải truyền tải được đường lối, chủ trương, chính sách, biện pháp, nhiệm vụ, quyền hạn của nhân dân trong công tác giữ gìn an ninh, trật tự một cách ngắn gọn, súc tích, đơn giản, biến những lý luận cao siêu thành những vấn đề đời thường mà ai nghe cũng hiểu. Có như vậy, công tác vận động quần chúng mới thật sự có hiệu quả. Trên tinh thần sâu sắc mà hết sức thực tế, Chủ tịch Hồ Chí Minh dạy lực lượng Công an: “Tuyên truyền không cần phải nói tràng giang đại hải. Mà nói ngắn gọn, nói những vấn đề thiết thực, chắc chắn làm được, để mọi người hiểu rõ và quyết tâm làm bằng được” [102, tr.169]. Người lấy ví dụ: “Mỗi công an viên đóng chỗ nào thì cần dạy cho dân quân, tự vệ nơi đó cách điều tra, xét giấy, phòng gian,v.v.. Dạy cho dân nơi đó giữ bí mật” [93, tr.499]; “mỗi dân tộc có một tiếng nói riêng, có khi hai dân tộc một tiếng nói. Cán bộ đi làm việc chỗ nào phải học tiếng ở đấy” [102, tr.168].

Qua tuyên truyền, giác ngộ, giải thích sẽ giúp quần chúng hiểu rõ hơn quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mình trong sự nghiệp bảo vệ an ninh, trật tự; hiểu rõ vị thế làm chủ của mình. Đồng thời thông qua giải thích, thuyết phục, quần chúng mới hiểu rõ âm mưu, phương thức thủ đoạn của kẻ địch và tội phạm, Người lý giải: “Kinh nghiệm quốc tế chứng tỏ rằng: chống bọn phá hoại cũng như chống mật thám Mỹ, cách tốt nhất là tổ chức và giáo dục nhân dân đến nơi đến chốn. Lòng nồng nàn yêu nước và tinh thần cảnh giác của nhân dân, cộng với sự cố gắng của bộ

đội và công an - là cái lưới (thiên la địa võng), bất kỳ bọn phá hoại nào, bọn mật thám nào cũng không lọt được cái lưới ấy của nhân dân” [98, tr.246, 247]. Người còn cụ thể chỉ ra những kinh nghiệm đúc rút từ thực tế ở các địa phương cho các tổ chức, cán bộ làm công tác dân vận: “Kinh nghiệm các địa phương cho biết: nơi nào công việc kém là vì cán bộ xa dân chúng, không cùng dân chúng bàn bạc, không giải thích, biết cùng dân chúng bàn bạc, nhưng chưa hoàn toàn. Nơi nào khá lắm là vì việc gì to nhỏ, cán bộ cũng biết giải thích, biết cùng dân chúng bàn bạc đến nơi đến chốn, dựa vào dân chúng” [93, tr.335].

Công tác dân vận trong lực lượng Công an nhân dân không chỉ dừng lại ở việc làm cho dân nghe, dân hiểu mà phải tôn trọng, lắng nghe ý kiến của nhân dân, bàn bạc với nhân dân. Hồ Chí Minh cho rằng, mỗi khẩu hiệu, mỗi công tác, mỗi chính sách đều phải dựa vào ý kiến và kinh nghiệm của dân chúng, phải nghe theo nguyên vọng của dân chúng. Người cán bộ công an làm công tác vận động quần chúng phải giữ vững nguyên tắc: “1. Việc gì cũng phải học hỏi và bàn bạc với dân chúng, giải thích cho dân chúng. 2. Tin vào dân chúng. Đưa mỗi vấn đề cho dân chúng thảo luận và giải quyết. Chúng ta có khuyết điểm, thì thật thà thừa nhận trước mặt dân chúng. Nghị quyết gì mà dân chúng cho là không hợp thì để họ đề nghị sửa chữa. Dựa vào ý kiến của dân chúng mà sửa chữa cán bộ và tổ chức của ta” [93, tr.337, 338].

Theo Hồ Chí Minh, nhân dân muốn thể hiện nguyện vọng của mình, muốn được tôn trọng, được bày tỏ ý kiến. Vì vậy, “mỗi một khẩu hiệu, mỗi một công tác, mỗi một chính sách của chúng ta, phải dựa vào ý kiến và kinh nghiệm của dân chúng, phải nghe theo nguyện vọng của dân chúng” [93, tr.333]. Xuất phát từ cảm nhận sâu sắc về nhân dân, Hồ Chí Minh khẳng định, lắng nghe, tôn trọng ý kiến của nhân dân nhưng “chúng ta tuyệt đối không theo đuôi quần chúng” [93, tr.338]. Người chỉ ra rằng, biết giúp đỡ nhân dân cũng là biết trọng dân. Người cán bộ công an làm công tác vận động quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự phải giữ mối liên hệ chặt chẽ với nhân dân, làm việc gì cũng phải giữ nguyên tắc bàn bạc cùng dân và quan trọng là để giải thích cho dân hiểu, để qua đó khơi dậy tinh thần dân chủ và sự hăng hái ở họ. Phải thực sự tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân.

Cùng với việc tuyên truyền, giải thích cho dân hiểu, bàn bạc với nhân dân, người cán bộ công an còn phải biết vận động và tổ chức nhân dân tham gia bảo vệ

an ninh, trật tự. “Phải làm thế nào cho được lòng dân, phải thật sự giúp đỡ nhân dân trong công việc chứ không phải là lối ngoại giao qua loa. Có như thế thì người dân mới tích cực trở lại giúp đỡ công an” [95, tr.270]. Hồ Chí Minh đề cập đến nhiều vấn đề, từ cách thức huy động nhân dân tham gia cho đến từng việc cụ thể trong quá trình nhận thức công tác của cán bộ chiến sĩ công an. Người dạy: “Cán bộ và chiến sĩ không những làm gương mẫu trong việc giữ bí mật mà còn phải tuyên truyền giáo dục cho nhân dân giữ bí mật, nhân dân hiểu biết thì chẳng những giữ được bí mật của ta mà còn dò được bí mật của địch” [95, tr.280]. Người luôn nhấn mạnh, công tác công an phải dựa vào quần chúng và “vấn đề quan trọng nhất là giáo dục tuyên truyền cho dân, để quản lý tốt tai, mắt, miệng của nhân dân, làm thế nào dân giúp công an để phát hiện địch và giấu địch những điều của ta. Nói cho địch là phải nói dối, nói cho ta thì phải nói thật…” [103, tr.140]. Đi sâu vào cách thức vận động và tổ chức quần chúng, Hồ Chí Minh dạy công an: “Đối với nhân dân, không thể lý luận suông” [95, tr.176] mà phải vận động nhân dân để nhân dân tự nguyện, tự giác. Vì vậy, khi trao đổi với cán bộ chiến sĩ công an về biện pháp vận động và tổ chức nhân dân tham gia đấu tranh bảo vệ an ninh, trật tự, Người nói: “Giáo dục không phải là đưa sách vở bắt buộc dân học, làm thế tức là phản lại lợi ích của dân, của cách mạng, là quan liêu, mệnh lệnh. Phải vận động nhân dân, để nhân dân tự nguyện, tự giác, nếu bắt buộc thì chỉ có thể có kết quả ngay lúc đó thôi, còn sau thì không thấm” [95, tr.448].

Cuối cùng, sau khi giải thích cho dân hiểu, bàn với dân, tổ chức để dân thi hành, Hồ Chí Minh yêu cầu cần phải cùng dân kiểm thảo lại công việc. Người viết: “Khi thi hành xong phải cùng với nhân dân kiểm thảo lại công việc, rút kinh nghiệm, phê bình, khen thưởng” [94, tr.233]. Trong công tác vận động quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự thì tổng kết thực tiễn là kiểm nghiệm những chủ trương, kế hoạch, biện pháp thực hiện được có hiệu quả cao hay thấp, đúng hay chưa đúng. Chính qua tổng kết thực tiễn để phát hiện những sáng kiến, những điểm sáng, những điển hình để nhân rộng, đồng thời để phát hiện ra những khoảng trống, kẽ hở, những tồn tại yếu kém nhằm bổ sung, điều chỉnh, khắc phục, tránh được những sai lầm trong thực tiễn công tác, Hồ Chí Minh dạy “Phải tăng cường công tác điều tra, nghiên cứu tỏng kết và trao đổi kinh nghiệm giữa các ngành công an” [103, tr.170]. Đồng thời qua đó để tổ chức khen thưởng, kỷ luật kịp thời. Từ đó động viên

được những tấm gương điển hình, nhắc nhở những tổ chức, cá nhân làm chưa tốt, chưa thực sự hết mình. Đây là nội dung góp phần thi đua không những trong quần chúng nhân dân mà trong cả lực lượng Công an nhằm thực hiện ngày càng tốt hơn sự nghiệp bảo vệ an ninh, trật tự. Chính vì vậy, tổng kết, rút kinh nghiệm thực tiễn là cơ sở để đổi mới nội dung, phương pháp và một trong những nội dung quan trọng, không thể thiếu trong quá trình vận động quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự.

Thực tiễn cho thấy, do có sự vận dụng tốt quan điểm của Hồ Chí Minh về phương pháp phát huy vai trò của nhân dân qua công tác vận động, thuyết phục, giáo dục mà trong suốt tiến trình cách mạng, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã luôn tin, hiểu rõ trách nhiệm và quyền lợi của mình, nhận rõ âm mưu và thủ đoạn hoạt động của kẻ địch. Từ đó tuyệt đại đa số nhân dân đã có những đóng góp to lớn, phát huy được vai trò và sức mạnh vô địch, là lực lượng quyết định sự thắng lợi của sự nghiệp bảo vệ an ninh, trật tự.

Một phần của tài liệu Luận án TS Bùi Anh Tuấn. (Trang 64 - 67)